Vì sao mua bán bất động sản liền thổ giảm tốc?
Sau cơn nóng sốt, biên độ tăng giá của đất nền, nhà phố, biệt thự rơi vào trạng thái bão hòa, mua đi bán lại thưa dần.
Phó trưởng khoa Kinh doanh quốc tế – Marketing Đại học Kinh tế TP HCM, Huỳnh Phước Nghĩa cho biết nhiều tháng nay, đất nền, nhà phố và biệt tại Sài Gòn đã xuất hiện tình trạng thanh khoản chững lại, giá đi ngang, một số ít nơi có xuất hiện tình trạng giảm giá nhẹ.
Các cơn sốt đất đã chuyển từ trạng thái nóng hổi sang nguội lạnh, thị trường mất dần nhịp độ sôi động vốn có trước đây và vắng bóng nhà đầu tư thứ cấp mua đi bán lại. Điều đáng chú ý là dù thanh khoản trên thị trường thứ cấp giảm tốc, giá bất động sản liền thổ vẫn neo ở mức rất cao, khiến thị trường thứ cấp vận động chậm nhất trong vòng hơn 3 năm qua. Ông Nghĩa cho rằng sự trầm lắng của bất động sản liền thổ trên thị trường thứ cấp đến từ 5 lý do cơ bản.
Thứ nhất, ảnh hưởng tâm lý của tháng 7 âm lịch vẫn còn nặng nề đã làm giảm đáng kể độ sôi động của thị trường đầu tư mua đi bán lại. Thêm vào đó, một bộ phận lớn trong giới đầu tư, đầu cơ đang ôm nhiều đất nền, nhà phố chỉ có nhu cầu thoát ra hơn là mua vào khiến cho vòng quay thanh khoản của thị trường bị giảm tốc đáng kể.
Thứ hai, nguồn cung mới của bất động sản liền thổ đến từ các dự án mới đang ít dần trong vòng 9 tháng qua, kéo theo giảm hưng phấn cho giới đầu tư do họ có ít sản phẩm để cân nhắc chọn mặt gửi vàng.
Đất nền khu Đông TP HCM. Ảnh: T.S
Video đang HOT
Thứ ba, giá bất động sản liền thổ đã đạt đỉnh và trở nên quá cao, dẫn đến dư địa tăng giá trong ngắn hạn bị bão hòa. Các kỳ vọng về biên lợi nhuận lớn đang dần trở nên thách thức hơn so với trước đây. Điều này khiến cho rất nhiều người quyết định để dòng tiền đứng ngoài và chờ đợi các động thái mới của thị trường.
Thứ tư, việc ngân hàng thắt chặt tín dụng bất động sản đã bắt đầu gây áp lực và có tác động tâm lý lên giới đầu tư bất động sản liền thổ.
Thứ năm, bản thân các ngân hàng cũng đang bán ra các tài sản ở dạng thanh lý, trong đó bất động sản liền thổ có tỷ trọng khá lớn. Điều này làm cho nguồn cung trên thị trường sơ cấp tăng lên, nhu cầu bán ra lấn át nhu cầu mua vào, đẩy thị trường thứ cấp rơi vào tình trạng trầm lắng trong thời gian qua.
Ông Nghĩa phân tích, sự giảm tốc của bất động sản liền thổ trên thị trường thứ cấp cho thấy chu kỳ nóng sốt đã chững lại. Các cơn sốt đất và sự sôi nổi giao dịch năm 2015 – 2016 – 2017 kéo dài đến đầu năm 2018 đang gây nên tác dụng phụ cho thị trường trong hiện tại. Đó là đẩy giá trị tài sản lên vùng giá đỉnh, cao ngoài dự báo, khiến cho cơ hội tăng giá trong ngắn hạn dần thu hẹp lại.
Chuyên gia này cho biết thêm, sự hạ nhiệt của bất động sản liền thổ trên thị trường thứ cấp dẫn đến tâm lý thận trọng bao trùm thị trường bất động sản. 2 xu hướng có thể diễn ra trong thời gian tới là tích trữ tiền mặt để chờ đợi cơ hội mới hoặc hoạt động đầu tư sẽ ít nhiều có sự dịch chuyển vào những kênh khác không thuộc ngành bất động sản để tìm kiếm sự ổn định, bền vững.
Theo Vũ Lê – VNExpress
CBRE: Gần 30.000 căn condotel đã được tung ra thị trường
Đơn vị nghiên cứu cho rằng có 90% căn hộ condotel đã được tiêu thụ, tính đến cuối quý III/2018.
CBRE vừa công bố báo cáo về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng và ghi nhận mức tăng trưởng khách du lịch quốc tế của Việt Nam bình quân đạt 27% trong 2 năm qua và thuộc những quốc gia có đà tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Á.
Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng là một kênh đầu tư hấp dẫn và là một sản phẩm thể hiện phong cách sống của tầng lớp khá giả, đơn vị này nhận định.
"Bất chấp việc nguồn cung tăng mạnh tại các phân khúc khác nhau trên cả nước, các dự án bất động sản nghỉ dưỡng vẫn ghi nhận tỷ lệ hấp thụ tốt. So sánh những điểm đến khác trong khu vực Đông Nam Á như Phuket, Thái Lan, tổng số sản phẩm của bất động sản nghỉ dưỡng vẫn còn thấp và tiềm năng tăng trưởng vẫn lớn", đại diện CBRE cho hay.
Đơn vị này cung cấp số liệu cho thấy hiện 4 thị trường lớn gồm Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc lượng cung giới thiệu ra thị trường vào khoảng 30.000 căn hộ khách sạn (condotel), trong đó, khoảng 90% đã tiêu thụ hết.Bên cạnh đó, cũng có khoảng 5.500 căn biệt thự nghỉ dưỡng đã được tung ra thị trường, và tỷ lệ hấp thụ cũng đạt khoảng 90%. Phân khúc nghỉ dưỡng được tung ra rầm rộ và trở thành sản phẩm đầu tư làm nóng thị trường bất động sản trong khoảng 5 năm trở lại đây.
Nguồn cung và tỷ lệ căn hộ khách sạn bán được, tính đến cuối quý III/2018. Nguồn: CBRE
Theo đơn vị nghiên cứu, các chương trình cam kết lợi nhuận gần đây được xem là một trong những công cụ bán hàng hiệu quả để thu hút người mua, song các chủ đầu tư cũng đang thể hiện sự cẩn trọng trong việc áp dụng các chương trình này.
Ông Robert McIntosh, Giám đốc điều hành của CBRE Hotels Châu Á-Thái Bình Dương cho biết một số tranh chấp đã xảy ra giữa chủ đầu tư và nhà đầu tư về hiệu quả lợi nhuận của các chương trình tương tự ở các thị trường phát triển hơn như ở Thái Lan và Australia. Theo ông, các dự án có chất lượng tốt, được xây tại vị trí phù hợp, có tiềm năng du lịch thì khả năng hút khách sẽ vẫn cao, kể cả khi không có các chương trình cam kết lợi nhuận.
Đơn vị nghiên cứu cũng đưa ra những nhận định về những thay đổi trên thị trường khi cho rằng cuộc cách mạng công nghệ số đã thay đổi cơ chế hoạt động của ngành du lịch toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Các chủ đầu tư và đơn vị quản lý khách sạn đang thay đổi cách tiếp cận với các đối tượng khách hàng trẻ - những người dành nhiều thời gian sử dụng điện thoại thông minh và Internet hơn.
CBRE cho biết sức ảnh hưởng của cách mạng công nghệ số tới thị trường du lịch được thể hiện qua việc nhiều khách sạn đang tăng cường ngân sách tiếp thị qua các kênh trực tuyến hoặc sử dụng những nhân vật có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá sản phẩm. Các công nghệ mới như e-concierge, chatbot, robot phục vụ... cũng đang được ứng dụng nhiều hơn nhằm đáp ứng những nhu cầu thay đổi liên tục của người sử dụng khách sạn.
"Cùng với đó, các đại lý đặt phòng trực tuyến (OTA) như Booking, Agoda... đang trở thành kênh đặt chỗ phổ biến cho rất nhiều du khách, trong khi các nền tảng kinh tế chia sẻ cũng đang tạo ra những chuyển biến đáng kể trong ngành du lịch của Việt Nam", báo cáo của CBRE cho hay.
Đơn vị này dẫn chứng trường hợp của Airbnb. Theo CBRE, dù mới xuất hiện trên thị trường 10 năm trở lại đây, nền tảng này đã ghi nhận 5 triệu lượt đăng ký cho thuê trên 191 quốc gia trong khi 10 đơn vị quản lý khách sạn lớn nhất thế giới đang quản lý xấp xỉ 6,1 triệu phòng.
Dữ liệu từ AirDNA (website theo dõi hiệu quả hoạt động của Airbnb) cho thấy tính tới tháng 8/2018, Hà Nội và TP HCM ghi nhận 21.994 đăng ký cho thuê. Tuy nhiên, đơn vị này cũng nhận định,tại thị trường Việt Nam thì nền tảng này hiện chỉ cạnh tranh trực tiếp với khách sạn 3 sao hoặc thấp hơn do có sự tương đồng trong mức giá, và chưa tạo nhiều thách thức cho phân khúc 4-5 sao.
Theo Nguyễn Hà/VnExpress
Đi tìm lời giải cho sức hút của thị trường bất động sản Vĩnh Yên Được xem là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, thành phố Vĩnh Yên đang từng ngày "thay da đổi thịt" với sự hình thành của nhiều khu đô thị mới văn minh hiện đại, cùng các khu công nghiệp phát triển, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân, đồng thời tạo...