Vì sao một tỉnh nghèo lại đứng thứ 2 cả nước về OCOP, hóa ra đây là nguyên nhân
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP), bà Phương Thị Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Kạn khẳng định: “Nếu chúng ta tự hào có 131 sản phẩm được gắn sao OCOP mà thỏa mãn, chúng ta sẽ về sau”.
Sáng 15/12, tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành Hội nghị tổng kết đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2018 – 2020.
Hội nghị đã tổng kết những điểm mạnh, hạn chế của tỉnh Bắc Kạn sau gần 3 năm thực hiện chương trình OCOP cũng như đưa ra định hướng thực hiện chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025.
Sản phẩm OCOP được trưng bày, giới thiệu tại hội nghị.
Theo đó, chỉ trong 3 năm (2018 – 2020), với 50 tỷ đồng để thực hiện, Bắc Kạn đã có 131 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.
Trong đó, có 13 sản phẩm OCOP đạt 4 sao, 118 sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 2 sản phẩm OCOP đạt 4 sao. Đặc biệt, 2 sản phẩm OCOP đạt 4 sao đã hoàn thiện hồ sơ đánh giá sản phẩm OCOP Quốc gia là miến dong Tài Hoan và nano Curcumin Bắc Hà.
Tính đến nay, Bắc Kạn trở thành tỉnh đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm OCOP.
Theo Ban Chỉ đạo chương trình OCOP, nhờ làm OCOP mà tỉnh Bắc Kạn đã thay đổi tư duy, xây dựng được phong trào trong việc sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp.
Bà Phương Thị Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Kạn phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Kạn, để chương trình OCOP của tỉnh không bị tụt hậu, đi trước, về sau, tỉnh Bắc Kạn phải xác định đề án OCOP là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy Đảng, của UBND các thành phố, huyện, xã, phường, thị trấn, của từng sở, ngành.
Video đang HOT
Cần sớm phê duyệt đề án OCOP giai đoạn 2021-2025, cụ thể ngay nhiệm vụ của năm 2021 gắn với thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trong đó có 6 kế hoạch đã được Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Kạn đề xuất để tổ chức triển khai.
Bà Phương Thị Thanh cũng đề nghị Bắc Kạn làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn, lựa chọn người đủ năng lực tổ chức triển khai, thực hiện.
Tại hội nghị, có thêm 29 sản phẩm của các cơ sở sản xuất, HTX được trao chứng nhận OCOP.
3 sản phẩm OCOP vùng đặc biệt khó khăn cũng đã được trao chứng nhận tại hội nghị.
Bà Phương Thị Thanh đánh giá cao sản phẩm Miến dong Tài Hoa của HTX Tài Hoan (sản phẩm đã có mặt tại thị trường châu Âu.
Cũng theo bà Phương Thị Thanh, cần đánh giá sản phẩm Bắc Kạn ở góc độ nhiều nhưng đã lớn về quy mô chưa, cần bàn đến sự liên kết. Liên kết giữa các HTX, tổ hợp tác có chung loại sản phẩm; liên kết doanh nghiệp với HTX để tạo ra sản phẩm có chất lượng, có quy mô đảm bảo đáp ứng thị trường.
Cần tập trung để sản phẩm OCOP của Bắc Kạn đáp ứng được nhu cầu theo thứ bậc, phân loại cao cấp, đại trà… Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại; tư vấn HTX, tổ hợp tác quảng bá sâu rộng sản phẩm trên thị trường.
Ông Nguyễn Long Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn lắng nghe người nông dân giới thiệu về sản phẩm OCOP.
Bà Phương Thị Thanh cũng lưu ý, cần rà soát các chính sách trên địa bàn, chính sách của Trung ương, chính sách của tỉnh đang ban hành, cái gì phù hợp, chưa phù hợp, nhất là chính sách về phát triển HTX, chính sách về hỗ trợ OCOP, chính sách vay vốn, đặc biệt là hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ lãi suất theo chính sách của tỉnh, sao cho ban hành chính sách mới phù hợp để việc thực hiện chương trình OCOP của Bắc Kạn không bị tụt hậu về sau.
Khó khăn chồng chất, nông dân đoàn kết vượt qua
Đó là nhận định của lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) trong hội nghị giao ban công tác Hội và phong trào nông dân 2020 tại cụm thi đua số 2 và số 4, được tổ chức cuối tuần qua.
Hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra
Tại cụm thi đua số 4 - khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, theo đánh giá chung của Ban chỉ đạo cụm năm 2020 công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Hội ND các tỉnh, thành phố có nhiều đổi mới, sáng tạo, tập trung chỉ đạo thực hiện đạt kết quả cao các chỉ tiêu, nhiệm vụ T.Ư Hội giao.
Năm 2020, các cấp Hội trong cụm thi đua số 4 đã tổ chức tuyên truyền, vận động hơn 1 triệu hộ hội viên, nông dân đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, kết quả bình xét có 509.564 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
Các đại biểu tham dự hội nghị cụm thi đua số 2 tại Nghệ An. Ảnh: B.T
Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Đinh Khắc Đính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị cụm thi đua số 4. Ảnh: B.T
Ngoài ra, các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, giới thiệu, quảng bá thương hiệu, tìm đầu ra cho nông sản luôn được các tỉnh, thành hội trong cụm thi đua thực hiện có hiệu quả. Cụ thể, các cấp Hội đã phối hợp tổ chức 663 lớp dạy nghề với 23.833 học viên tham gia; 9.465 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hội thảo đầu bờ cho 757.478 lượt hội viên, nông dân tham gia...
Cũng trong năm 2020, các cấp Hội tập trung củng cố, xây dựng tổ chức Hội, qua đó đã phát triển mới 56.216 hội viên (đạt 105,9%), thành lập mới 482 hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực trồng trọt, chăm sóc cây, chăn nuôi, nông nghiệp (đạt 120,5%)...
Ông Hoàng Đăng Khoa - Chủ tịch Hội ND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng, các phong trào "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu bền vững", phong trào xây dựng nông thôn mới... được hội viên, nông dân các cấp tích cực hưởng ứng, trở thành phong trào thi đua cách mạng sâu rộng trong hội viên, nông dân. Từ các phong trào đã xuất hiện ngày càng nhiều cách làm hay, mô hình, điển hình làm ăn giỏi, làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và xã hội.
Theo ông Hoàng Đăng Khoa, đến nay, trong tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có hàng chục nghìn hộ nông dân đạt tiêu chuẩn sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, hàng nghìn hộ nông dân đã được giúp đỡ và tự mình vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, các cấp Hội đã vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia đóng góp hàng chục tỷ đồng và hàng ngàn ngày công để làm mới và sữa chữa đường giao thông nông thôn; hiến hàng trăm ngàn mét vuông đất để xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi ở nông thôn...
Đề cập đến các kiến nghị, đề xuất, một số ý kiến cho rằng, cần quan tâm tăng thêm nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân để hỗ trợ cho hội viên, nông dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, giảm mức phí cho vay để tạo điều kiện cho nông dân được tiếp cận nguồn vốn vay; tăng mức cho vay và thời hạn cho vay đối với các dự án nông nghiệp.
Nông dân đoàn kết vượt qua khó khăn
Tại hội nghị giao ban công tác Hội và phong trào nông dân 2020 của cụm thi đua số 2, các đại biểu tập trung thảo luận, phản ánh, báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp, đời sống nông dân cũng như kết quả thực hiện công tác Hội và phong trào nông dân.
Theo đó, năm 2020, thời tiết có nhiều bất lợi, mưa lũ xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố, nhất là các địa phương Bắc miền Trung, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nông dân.
Trong bối cảnh đó, Hội ND các cấp trong cụm thi đua số 2 đã nỗ lực, cố gắng tham gia các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ hội viên, nông dân khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, triển khai các giải pháp, phương án khôi phục sản xuất nông nghiệp...
Hội ND các tỉnh, thành phố trong cụm thi đua số 2 đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác Hội và phong trào nông dân có trọng tâm, sát thực tế. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, hội viên, nông dân có nhiều chuyển biến tích cực, tạo dấu ấn trong bối cảnh dịch Covid-19...
Trong năm 2020, các cấp Hội trong cụm thi đua số 2 chú trọng việc hướng dẫn, vận động hội viên, nông dân xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, chi tổ Hội nghề nghiệp, hỗ trợ nông dân sản xuất. Trong năm đã có nhiều gương nông dân điểu hình tiên tiến, mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu...
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Đinh Khắc Đính - Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN ghi nhận và đánh giá cao vai trò Hội ND các tỉnh trong cụm thi đua số 2.
Phó Chủ tịch Đinh Khắc Đính đề nghị trong thời gian tới, các cấp Hội trong cụm thi đua số 2 tiếp tục phát huy vai trò trung tâm, nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới ở các địa phương, góp phần đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chỉ thị, nghị quyết đến với hội viên nông dân.
Các cấp Hội cần tiếp tục tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành địa phương thực hiện có hiệu quả Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội ND trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam vững mạnh; tạo nguồn lực mạnh mẽ để hỗ trợ nông dân. Đồng thời, các cấp Hội cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tích cực tham gia các phong trào thi đua; phát hiện, bồi dưỡng, khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác Hội.
Tại hội nghị giao ban, đại diện lãnh đạo Hội ND 11 tỉnh trong cụm thi đua số đã phân tích làm rõ những kết quả nổi bật trong công tác Hội. Đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp Hội ND và phong trào nông dân trong năm 2021 và các năm tiếp theo.
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết, công tác Hội và phong trào nông dân trên địa bàn tỉnh trong năm 2020 đã hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu do Trung ương Hội NDVN giao. Các cấp Hội trong tỉnh đã thành lập được 13 chi hội nghề nghiệp, 235 tổ nghề nghiệp, xây dựng 15 mô hình kinh tế théo hướng liên kết, hợp tác sản xuất và đảm bảo an toàn. Tăng trưởng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt hơn 8,2 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh quản lý lên hơn 70 tỷ đồng, tăng 12,67% so với cùng kỳ năm 2019... Ngoài ra, các cấp Hội trong tỉnh đã phối hợp vận động, tham gia ủng hộ phòng chống thiên tai, lũ lụt bằng tiền và nhu yếu phẩm với giá trị gần 11 tỷ đồng. Cơ quan Hội ND tỉnh ủng hộ được 125 triệu đồng, đi thăm hỏi, tặng quà nông dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị...
"Lãnh đạo tỉnh Nghệ An luôn quan tâm đến công tác Hội và phong trào nông dân thông qua nhiều nghị quyết, chương trình và kế hoạch cụ thể; ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết trong sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao..."- ông Hiếu khẳng định.
Thăm, chúc mừng các tổ chức, chức sắc tôn giáo nhân dịp Giáng sinh 2020 Nhân dịp lễ Giáng sinh 2020, ngày 16/12, Đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh do bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các tổ chức, chức sắc tôn giáo gồm: Tòa Giám mục Bà Rịa, Chi hội Tin lành Bà Rịa (TP....