Vì sao mới 18, đôi mươi đã hói?
Sốt ruột với mái đầu lơ thơ tóc, rụng cả nắm ở hai bên trán, đỉnh đầu, nam thanh niên 18 tuổi ở Hà Nội quyết tâm đi khám mong cứu vãn tình trạng hói.
Anh cho biết 1 năm trước đầu có nhiều gầu, tóc khô mảnh, dễ gãy hoặc bóng mỡ, bết. Tóc rụng 2 bên thái dương, lan tới 2 góc trán, lên đỉnh đầu. Tóc rụng thưa dần, sau thành mảng hói, trong khi tóc vùng chẩm (gáy), 2 bên thành đầu lại mọc dài ra.
“Mỗi lần vuốt nhẹ hay gội đầu, tóc rụng tơi tả nên tôi rất sốt ruột”, anh cho biết bố anh cũng bị hói nhưng tuổi 50 mới bị. Vì thế việc bị hói khi mới qua tuổi dậy thì khiến anh rất lo lắng.
Vì sao nhiều người trẻ xuất hiện hói sớm?
Theo TS.BS Trần Thị Huyền, Bệnh viện Da liễu Trung ương, hói là một thể rụng tóc do di truyền và nội tiết, làm tăng hoạt động và tăng số lượng thụ thể của hormone androgen (nội tiết tố sinh dục nam). Người bị hói thường có tiền sử gia đình có người hói.
Mỗi tuần, Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận hàng trăm người đến khám vì rụng tóc, hói đầu. Nhiều người trẻ tuổi (khoảng 18 – 30 tuổi) đã xuất hiện tình trạng rụng tóc kiểu hói.
Theo các bác sĩ, dấu hiệu của rụng tóc kiểu hói ở nam giới có thể xuất hiện từ thời kỳ thanh thiếu niên (14-15 tuổi). Đến 20-25 tuổi, khi hệ nội tiết tố sinh dục nam đạt ngưỡng cao nhất, đàn ông sẽ có các biểu hiện mạnh hơn của rụng tóc, hói đầu.
“Ở giai đoạn dậy thì, các tuyến nội tiết sinh dục tăng cường hoạt động, hormone thuộc nhóm androgen được sản xuất nhiều hơn. Với những người có gene gây hói, hormone càng hoạt động mạnh, làm cho tình trạng rụng tóc xuất hiện nhiều, sớm hơn”, BS Huyền cho hay.
Video đang HOT
Soi nang tóc cho bệnh nhân khám rụng tóc ở Bệnh viện Da liễu Trung ương. Ảnh: Võ Thu
Người rụng tóc kiểu hói khi ở giai đoạn này thường kèm theo da nhờn, bóng, nhiều mụn. Nhiều trường hợp, lượng hormone androgen trong máu bình thường nhưng chính yếu tố gene làm nang tóc tăng nhạy cảm với hormone này nên bị teo nhỏ, mất tóc.
BS Huyền cho rằng cuộc sống hiện đại với nhiều stress, căng thẳng, thức khuya, không điều hoà được cảm xúc, tâm lý cá nhân có thể khiến tóc rụng, hói nhiều hơn và xuất hiện ở độ tuổi sớm hơn. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, các bệnh lý toàn thân (sau các đợt sốt xuất huyết, sốt virus, giảm cân nhiều,…) cũng gây rụng tóc.
Mỗi người có mức độ hói và kiểu hói, có người hói nhiều ở vùng đỉnh đầu hoặc trán thái dương. Điểm chung là tóc rụng thưa mỏng đi từ từ, thường tạo thành chữ M ở phía trước, vùng trán thái dương rồi rụng vùng đỉnh. Nếu rụng tóc nhiều quá, da đầu chỉ còn lại một vành còn tóc ở hai bên và vùng chẩm.
Khó điều trị hói
Người Việt thường có quan niệm “cái răng, cái tóc là góc con người”, vì thế khi bị rụng tóc, hói đầu, thường có xu hướng tìm cách điều trị. Ở mức độ nhẹ, họ tự mua các loại tinh dầu được quảng cáo kích thích mọc tóc; cao hơn là tiêm vi chất, vitamin hay cấy ghép tóc.
Bệnh viện Da liễu Trung ương từng ghi nhận nhiều người đến khám vì da đầu mẩn ngứa, bong tróc, chảy nước… do viêm da tiếp xúc dị ứng với thành phần trong sản phẩm trị rụng tóc, hói đầu. Có những trường hợp tốn đến cả chục triệu đồng cho tiêm, cấy tóc ở spa nhưng không cải thiện được rụng tóc, thậm chí sau cấy tóc còn bị nhiễm trùng, gãy rụng nhiều hơn.
“Điều trị rụng tóc do hói rất khó do liên quan đến gene và hormone. Người tới khám cần được tư vấn kỹ về tình trạng, nguyên nhân; được trấn an về tâm lý, giúp họ cảm thấy thoải mái hơn trong việc chấp nhận khiếm khuyết của cơ thể”, BS Huyền cho hay.
Một số phương pháp điều trị tại chỗ và toàn thân giúp làm chậm quá trình rụng tóc, giúp tóc đỡ rụng, kích thích tóc mọc. Để đạt hiệu quả và an toàn, người bệnh nên được thăm khám và chỉ định điều trị bởi bác sỹ.
Một số bé sơ sinh, vài tháng tuổi có tình trạng rụng tóc nhiều vùng trán, đỉnh đầu, có thể do tình trạng viêm da tiết bã nhờn ở trẻ nhỏ. Ở một số trường hợp gia đình có gene hói, nhìn dáng tóc trẻ có thể dự đoán được khả năng bị hói và kiểu hói trong tương lai. TS Trần Thị Huyền, Bệnh viện Da liễu Trung ương
Bệnh nhân nhiễm nấm đen gia tăng, cần làm gì để phòng bệnh?
Bác sĩ chỉ rõ những phương pháp giúp phòng bệnh nấm đen, loại bệnh nhiễm trùng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm.
Từ đầu năm 2020, đặc biệt sau khi xuất hiện làn sóng COVID-19, lượng bệnh nhân bị nấm đen tăng nhanh. Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đến nay ghi nhận hơn 20 trường hợp phải nhập viện điều trị. Các bệnh nhân nhiễm nấm đen chủ yếu từ các khoa Tai mũi họng, Hồi sức tích cực, Thần kinh, Mắt, Nội tiết - Đái tháo đường...
Đa số họ đều có bệnh nền khi nhập viện và trong tình trạng nhiễm trùng nặng với các tổn thương nhiễm nấm ăn từ xoang lan lên xương hàm, ổ mắt, hệ thần kinh.
PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân nhiễm nấm đen điều trị.
Nấm đen xâm nhập cơ thể thế nào?
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, nấm đen là bệnh nhiễm trùng mới nổi nghiêm trọng do bào tử nấm có tên gọi là Mucormycetes gây ra.
Nhóm nấm Mucor tạo ra hàng triệu bào tử lơ lửng trong không khí và thường phát triển vào mùa hè và mùa thu. Những bào tử này khi tiếp xúc với bề mặt ẩm ướt, có các chất hữu cơ thối rữa như lá cây, gỗ mục nát, phân động vật hoặc đất, chúng bắt đầu nảy mầm và tạo ra sợi nấm.
Nấm xâm nhập vào cơ thể qua 2 con đường: Hít phải bào tử nấm từ không khí, gây nhiễm trùng phổi, não hoặc xoang; xâm nhập qua da bởi vết cắt, vết xước, vết cào, vết bỏng và một số tổn thương da khác.
Những người nguy cơ cao mắc bệnh gồm: Người từng mắc COVID-19; người mắc bệnh đái tháo đường type 2 đặc biệt là có tình trạng nhiễm toan ceton; người mắc bệnh ung thư, cấy ghép tạng, cấy ghép tế bào, sử dụng Corticosteroid kéo dài; người có tình trạng suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV; người bị chấn thương da do phẫu thuật, bỏng, trẻ sinh non, nhẹ cân và suy dinh dưỡng...
Phòng bệnh nấm đen
Hiện không có thuốc hay vacine chủng ngừa để ngăn chặn bệnh nấm đen, nên để phòng bệnh, đặc biệt ở những bệnh nhân bệnh nền đái tháo đường, ung thư, suy giảm miễn dịch, hậu COVID-19, bác sĩ khuyên chúng ta cần chú ý:
Tránh đến khu vực nhiều khói bụi, công trường. Đeo khẩu trang hiệu suất lọc trên 95% có than hoạt tính khi phải đến khu vực nhiều khói bụi.Tránh các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với bụi hoặc đất. Mang găng tay, ủng nếu thực hiện bất kỳ hoạt động nào liên quan đến đất.Vệ sinh vùng da bị thương bằng nước ấm và dung dịch sát khuẩn để tránh nhiễm trùng da.Nếu bạn đã cấy ghép tế bào gốc hoặc cấy ghép nội tạng, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để được dùng thuốc kháng nấm để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng do nấm.Tại các bệnh viện, các cơ sở y tế lưu ý: Khử trùng các thiết bị được sử dụng bởi nhiều bệnh nhân (ống khí quản, máy thở, mặt nạ phun khí dung...); hệ thống thông gió; xử lý vết thương đúng cách...Điều trị và kiểm soát tốt bệnh nền. Khi xuất hiện triệu chứng nghi ngờ nhiễm nấm đen cần đến các cơ sở chuyên khoa để khám và phát hiện, điều trị thuốc chống nấm sớm, đúng phác đồ để hạn chế tỷ lệ tử vong.
Bị mụn trứng cá do nội tiết, nên tránh ăn thực phẩm nào? Mụn trứng cá là tình trạng xuất hiện khá phổ biến ở thanh thiếu niên. Có nhiều nguyên nhân gây mụn trứng cá. Một trong những nguyên nhân khó trị nhất là mụn trứng cá do nội tiết. Khảo sát của Hiệp hội Da liễu Mỹ cho thấy cứ 8 người bị mụn trứng cá thì có 7 người thuộc độ tuổi từ...