Vì sao mâm cỗ Tết miền Bắc thường có 4 bát, 4 đĩa và sự khác biệt trong mâm cỗ truyền thống 3 miền
Không chỉ là món ngon cho gia đình sum họp mà mâm cỗ Tết còn thể hiện sự tưởng nhớ, lòng biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên.
Một trong nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực ngày Tết của người Việt chính là mâm cỗ Tết. Ở mỗi vùng miền do điều kiện địa lý, thói quen ăn uống khác nhau mà lại có những cách bày mâm cỗ Tết khác nhau.
Vậy mâm cỗ Tết truyền thống gồm những gì, bạn đã biết chưa? Cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa các mâm cỗ truyền thống trong ngày Tết ở 3 miền đất nước.
1. Mâm cỗ Tết truyền thống miền Bắc
Mâm cỗ Tết cổ truyền ở miền Bắc theo lệ là 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa… tượng trưng cho phát lộc, phát tài.
Bốn bát gồm có bát chân giò lợn hầm măng lưỡi, bát canh bóng thả nấm, bát miến, bát chim hầm. Bốn đĩa gồm có đĩa xôi gấc, đĩa giò lụa/ đĩa thịt nấu đông, đĩa nem rán, đĩa thịt gà luộc.
Mâm cỗ miền Bắc không thể thiếu thêm đĩa bánh chưng ăn kèm với dưa hành muối.
Với mâm cỗ Tết, việc trình bày cũng không thể qua loa, các món ăn đều được bày biện khéo léo và đẹp mắt.
Ví như, đĩa xôi gấc đỏ tươi được nén gọn gàng, như thể hiện mong ước được nhiều may mắn trong năm mới. Các món nấu, các món canh sẽ được rắc những cọng hành lá xanh để điểm thêm màu sắc.
Thịt gà dùng trong ngày năm mới phải là thịt gà trống thiến được làm sẵn từ chiều 30 (vì người Việt ta kiêng sát sinh vào ngày mồng 1 Tết và năm mới). Cái rét lạnh đặc trưng vào mùa đông của miền Bắc cũng khiến những món ăn như giò xào, thịt nấu đông trở thành những món ăn gắn liền với mâm cỗ ngày Tết.
2. Mâm cỗ Tết truyền thống miền Trung
Miền Trung khí hậu khắc nghiệt nên văn hóa ẩm thực cũng giản dị hơn và đặc biệt chú trọng đến khả năng bảo quản thực phẩm.
Những món mặn gồm có thịt gà tiềm hạt sen, thịt heo hầm, tôm rim, măng khô xào thịt, thịt heo hoặc thịt bò ngâm nước mắm, chả bò…
Ngoài ra phải kể đến các món cuốn, hay món trộn khai vị giúp món ăn bớt ngấy. Và Bánh Tổ được cho là chiếc bánh không thể thiếu của người miền Trung dâng lên ông bà, tổ tiên, những người đã phù hộ cho “khúc ruột” quê hương vượt qua những thiên tai khốn khó nhất.
3. Mâm cỗ Tết truyền thống miền Nam
Đối với miền Nam, mâm cỗ không có bánh chưng mà thay vào đó là những đòn bánh tét được gói kỹ càng, tròn trịa.
Cũng như bản tính dân dã, giản dị của người miền Nam mà mâm cơm cúng nơi đây có phần giản đơn hơn.
Vậy nhưng những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ miền Nam bao gồm thịt kho tàu, canh khổ qua nhồi thịt, lạp xưởng, dưa kiệu, dưa hấu.
Nghe có phần hơi lạ lẫm, nhưng món canh khổ qua nhồi thịt cực được ưa thích. Bởi trong quan niệm của người phương Nam, món ăn này có ý nghĩa giống như cái tên của nó – mong cho cái khổ mau qua đi.
Tạm kết:
Ngày nay, cuộc sống bộn bề khiến nhiều gia đình không còn quá cầu kỳ trong việc chuẩn bị mâm cỗ Tết.
Thế nhưng những mâm cỗ ấy vẫn luôn là biểu tượng của lòng thành kính thiêng liêng dâng lên tổ tiên và hình ảnh đại gia đình quây quần bên nhau quanh mâm cỗ ngày Tết luôn là hình ảnh đẹp và sẽ còn mãi theo thời gian.
Video đang HOT
Theo Helino
Gợi ý các món xôi cho ngày Tết, đơn giản dễ làm mà vẫn ngon tuyệt
Trong mâm cỗ Tết truyền thống của người Việt, ngoài các món ăn đặc trưng như bánh chưng, thịt gà, giò chả thì không thể thiếu được đĩa xôi.
Có rất nhiều món xôi ngon mà bạn có thể nấu trong ngày Tết. Nhưng 5 cách nấu xôi ngon dưới đây là phổ biến, ngon miệng và được nhiều người ưa thích nhất.
1. Xôi gấc đơn giản và "kinh điển"
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Gạo nếp: khoảng 2 kg.
- Gấc chín: 1 quả lớn.
- Dừa xiêm: 1 quả.
- Gia vị: Muối, mắm, bột ngọt, đường, dầu ăn.
- Rượu trắng.
Cách chế biến xôi gấc:
- Gạo nếp vo sạch vừa phải để không làm mất chất dinh dưỡng. Sau đó cho nước ngập phần gạo khoảng 2 đốt ngón tay, ngâm trước khoảng 6 tiếng cho gạo nở mềm rồi vớt ra xả lại, để ráo nước.
- Gấc bổ đôi, dùng muỗng múc hết phần thịt để riêng, phần hột để riêng. Dùng bao tay sạch bóp cho thịt gấc tan ra rồi bỏ phần hạt, sau đó cho phần thịt gấc kia vào trộn chung bóp tan đều. Trộn phần gấc đã lọc với 3 muỗng rượu trắng, muỗng muối ướp khoảng 6 tiếng bằng thời gian ngâm gạo nếp cho đậm đà.
- Bổ dừa lấy nước ra riêng khỏi trái. Phần cùi dừa chia làm 2 phần. Một phần dùng dụng cụ chuyên dụng để nạo thành từng sợi để rắc lên xôi ăn kèm. Phần còn lại cho vài máy xay sinh tố xay nhuyễn, trộn với nước dừa xiêm, nấu cho sôi khoảng 20 phút, lọc lấy tầm 100ml nước cốt dừa rồi trộn đều mới 3 muỗng cà phê dầu ăn.
- Trộn phần gấc đã ướp với phần nếp đã ngâm ráo nước cho đều, thêm vào tí xíu muối. Tiếp tục cho hỗn hợp nước cốt dừa và dầu ăn lên trên và trộn đều. Cho xôi vào xửng hấp khoảng 30-40 phút. Cứ khoảng 20 phút thì mở nắp nồi 1 lần, lau bớt nước đọng trên nắp xới đều để xôi được chín đều, tơi ra và không bị nhão. Tiếp tục cho phần nước cốt dừa còn lại vào xôi, xới đều rồi hấp đến khi xôi mềm dẻo, không bị nhão là được. Tắt bếp và xới xôi ra đĩa, cho phần cùi dừa nạo lên bên trên và thưởng thức.
2. Xôi gấc biến tấu thêm với đậu xanh
Nguyên liệu:
- Nếp cái hoa vàng.
- Đậu xanh.
- Đường.
- Gấc.
- Vừng.
Cách nấu xôi gấc đậu xanh:
- Gạo nếp các bạn ngâm qua đêm cho gạo nở rồi vo sạch, sau đó để gạo thật ráo và xóc gạo với 1 chút muối tinh.
- Bổ đôi quả gấc, dùng thìa nạo lấy phần ruột đỏ ra bát rồi thêm vào 1 thìa rượu trắng, đeo bao tay nilong và bóp đều để lấy phần thịt gấc.
- Trộn thật đều gạo nếp với phần thịt gấc để các hạt gạo có màu đỏ đẹp.
- Đậu xanh ngâm nở, đãi sạch rồi đem hấp hoặc nấu chín, tranh thủ lúc đậu còn nóng các bạn dùng thìa miết cho đậu xanh có độ nhuyễn mịn.
- Thêm 1 lượng đường vừa với khẩu vị của các bạn rồi bắc nồi đậu lên bếp sên nhỏ lửa đến khi đậu quánh đặc lại, tắt bếp, để đậu nguội.
- Cho nước vào chõ, đợi nước sôi các bạn mới rải đều gạo vào chõ, dùng đũa tạo vài lỗ tròn nhỏ trên gạo để nước có chỗ thoát hơi, xôi đồ sẽ mau chín hơn.
- Khi xôi chín, các bạn rắc 1 chút đường vào tạo cho xôi có vị ngọt nhẹ rồi rưới chút dầu ăn, trộn đều để hạt xôi được bóng.
- Tiến hành đóng xôi vào khuôn cho đẹp, đầu tiên các bạn rải 1 lớp xôi, rồi đến 1 lớp đậu xanh ở giữa, cuối cùng lại rải tiếp 1 lớp xôi, nén chặt lại rồi lấy xôi ra khỏi khuôn, rắc chút vừng rang cho đĩa xôi thêm phần hấp dẫn.
3. Xôi vò hạt sen lạ miệng
Nếu trước đây chỉ nấu xôi vò với đậu xanh thì Tết này, bạn hãy thực hiện cách nấu xôi vò hạt sen đổi vị cho cả nhà nhé. Vị thơm của gạo nếp cùng bị béo béo, bùi bùi của hạt sen sẽ rất hấp dẫn đấy.
Nguyên liệu:
- Gạo nếp ngon: 0.5kg.
- Đậu xanh: 0.8kg.
- Hạt sen: 0.2kg.
- Muối, dầu ăn.
Cách nấu xôi vò hạt sen:
- Hạt sen ninh nhỏ lửa đến khi hạt sen chín bở thì vớt ra, đừng ninh quá lâu kẻo hạt sen dễ bị nát các bạn nhé.
- Đậu xanh các bạn cũng ngâm nở rồi đem đồ chín. Nếu các bạn nấu đậu xanh bằng nồi cơm điện thì không cần phải ngâm từ trước. Hạt đậu xanh khi chín phải khô, bở, không bị nát hoặc còn ướt.
- Cho đậu xanh vào cối giã thật nhuyễn.
- Gạo nếp ngâm nở, đãi sạch, xóc qua với chút muối rồi để thật ráo nước. Sau đó trộn gạo thật đều với khoảng 1 thìa canh dầu ăn.
- Tiếp đó là trộn gạo với 1/2 số đậu xanh đã giã.
- Đun nước thật sôi mới cho gạo vào đồ chín như cách đồ xôi thông thường.
- Xôi chín các bạn nhanh tay trút xôi ra một dụng cụ đựng tương đối rộng rồi cho nốt 1/2 số đậu xanh còn lại vào, vừa trộn vừa dùng tay xoa - vò cho các hạt xôi tơi ra. Khi xôi đã tương đối tơi các bạn mới cho đến hạt sen nhé.
4. Xôi cốm sen dừa thơm ngon
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Cốm: 400 gr.
- Đậu xanh xát vỏ: 150 gr.
- Hạt sen: 150 gr.
- Dừa nạo sợi: 100 gr.
- Vừng trắng rang: 50 gr.
- Đường trắng: 100 gr.
- Dầu vừng: 100 ml.
Cách chế biến xôi cốm sen dừa:
- Trộn cốm với 1 thìa to dầu vừng, đảo đều. Ngâm dừa nạo với 50 gr đường sau đó xào dừa đã ngấm đường trên chảo dầu lửa nhỏ để sợi dừa chín thơm, trong veo mà không bị cháy. Hạt sen ninh với 1 chút xíu nước đường, lửa nhỏ, chín vừa là bắc ra, không để hạt bị vỡ, để ráo nước.
- Trộn cốm với 1 thìa to dầu vừng, đảo đều. Ngâm dừa nạo với 50 gr đường sau đó xào dừa đã ngấm đường trên chảo dầu lửa nhỏ để sợi dừa chín thơm, trong veo mà không bị cháy. Hạt sen ninh với 1 chút xíu nước đường, lửa nhỏ, chín vừa là bắc ra, không để hạt bị vỡ, để ráo nước
- Đậu xanh xát vỏ ngâm chừng 2h trước khi đồ, đậu đồ cho 1 xíu muối và đường để đậm đà hơn, khi đậu chín, xay nhuyễn, tơi, để nguội.
- Bắc nồi nước, đun sôi rồi đổ cốm lên vỉ hấp, cho thêm 1 chút đường, đảo đều tay tới khi thấy hạt cốm phồng, căng mọng nước, dẻo và dậy mùi thơm là được. Trộn đều đậu xanh xay nhuyễn, hạt sen, và dừa xào với cốm, rắc thêm vừng rang vàng lên trên là xong.
5. Xôi ngũ sắc cho mâm cỗ thêm đẹp mắt
Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu:
- Màu đỏ: Lá cẩm đỏ rửa sạch luộc 15 phút với lượng nước đủ để ngâm gạo.
- Màu tím: Lá cẩm tím luộc lên như cẩm đỏ. Có thể khi luộc bạn sẽ không thấy nước có màu nhưng sau khi ngâm gạo sẽ thấy lên màu nhé.
- Màu vàng: Nghệ đỏ giã nhuyễn cho vào 500ml nước rồi bỏ bã lấy nước ngâm gạo.
-Màu xanh: Lá rau ngót lá cây riềng hoặc lá dứa xay sống không luộc.
-Màu trắng: Gạo nếp ngâm nước lạnh.
Cách chế biến xôi ngũ sắc:
- Ngâm gạo bằng các nước trên từ 6-8 tiếng để gạo mọng nước và ngấm màu. Có gạo nếp cái hoa vàng là ngon nhất. Vo sạch gạo trước khi ngâm tránh trường hợp ngâm màu xong rồi mới mang vo gạo.
- Trộn từng màu gạo với xíu muối cho xôi đặm. Rồi đem hấp xôi. Để xôi nhanh chín thì có thể chia gạo đều và ngăn bằng lá chuối.Khi xôi hấp được 15 phút dùng đũa xới lên và cho mỡ gà nước cốt dừa vào xôi để xôi thêm căng và bóng. Nấu khoảng 25 phút nữa là xôi chín.
- Để xôi dẻo lâu hơn có thể hấp xôi 2 lần. Khi xôi chín, để nguội rồi nấu tiếp lần 2 sẽ dẻo lâu hơn. Món này có thể ăn chung với ruốc hoặc muối lạc.
Theo Khampha
Thưa thớt tiếng lợn kêu ngày Tết Vì các lý do khác nhau mà Tết năm nay tiếng lợn kêu "eng éc" đã thưa thớt hơn các năm khác. Hinh anh mam co que vang bong thit lon đuoc chia se tren facebook Thông thường, cứ vào dịp Tết, mâm cỗ dù ở thành phố hay nông thôn, thịt lợn vẫn chiếm vai trò chủ đạo với các món giò...