Vì sao long bào của Hoàng đế Trung Quốc không bao giờ được giặt?
Long bào của Hoàng đế Trung Quốc là trang phục đặc biệt, thể hiện quyền uy của người đứng đầu nên không thể làm sạch theo cách thông thường.
Trong triều đại phong kiến Trung Quốc, Hoàng đế là bậc chí tôn, có thân phận cao quý nên mọi đồ dùng mà Hoàng đế sử dụng đều là những đồ quý giá. Đặc biệt, tấm áo long bào của Hoàng đế là thứ y phục tôn quý nhất trong thiên hạ, biểu tượng cho quyền uy của bậc đế vương.
Tấm áo long bào của Hoàng đế là y phục cao quý nhất trong thiên hạ.
Sở dĩ gọi là áo long bào là bởi vì trên áo có thêu hình tượng rồng, biểu tượng của Hoàng đế. Trên long bào được thêu 9 con rồng: 2 con rồng ở hai vai, 1 con rồng ở sau lưng, 1 con rồng phủ lấy phần ngực áo, 1 con rồng phủ lấy phần tà áo, 4 con rồng nhỏ được thêu ở phần dưới vạt áo.
Liên quan đến vấn đề này, các chuyên gia, nhà khoa học lý giải người xưa thường gọi các bậc đế vương là “chân long thiên tử, cửu ngũ chí tôn”. Gọi Hoàng đế là “cửu ngũ” là do bởi ở số học thời cổ phân làm số âm và số dương, chẵn là âm, lẻ là dương. Trong số dương thì số 9 là lớn nhất, số 5 ở giữa. Chữ “cửu” (số 9) hài âm với chữ “cửu” (lâu dài), mang ý nghĩa trường trường cửu cửu, vạn thế vạn đại. Nhân đó mà đã dùng từ “cửu ngũ” để chỉ sự chí cao vô thượng của hoàng đế, thiên tử chính chống, vạn thọ vô cương.
Ngoài 9 con rồng ở trên thì còn có những hình rồng nhỏ ở cổ áo, eo và cổ tay áo, và vô số đường uốn lượn dưới long bào gọi là “chân nước”, không chỉ tượng trưng cho may mắn bất tận mà còn hàm nghĩa “thống nhất giang sơn”, “mãi mãi thái bình”.
Với những ý nghĩa đó, áo long bào chỉ được Hoàng đế mặc trong những đại lễ quan trọng của quốc gia như lễ sắc phong lên ngôi, lễ tế đàn Nam Giao (lễ tế trời), lễ tế đàn Xã Tắc (lễ tế đất), lễ tế Tông Miếu (lễ tế tổ tiên), lễ tiếp các sứ thần…
Hầu hết long bào sẽ có màu vàng, tuy nhiên mỗi triều đại sẽ dựa theo âm dương ngũ hành để quy định màu sắc nào là tôn quý nhất. Thời nhà Tần và thời Tây Hán áo long bào có màu đen; thời Hán Văn Đế áo long bào chuyển sang màu vàng; áo long bào thời Tấn, Tống, Minh thì có màu đỏ… Nhiều triều đại sau này cũng lấy màu vàng làm màu biểu tượng. Hình ảnh chiếc áo long bào màu vàng đã trở nên quen thuộc qua những bộ phim cổ trang.
Các hoàng đế Trung Quốc trên phim ảnh.
Vì là tấm áo cao quý của Hoàng đế nên quá trình thực hiện sẽ rất kỳ công. Những chất liệu làm long bào đều phải lựa chọn chất liệu tốt nhất, mềm mại, thoải mái như lụa, tơ, gấm… thường sẽ là những vải thượng hạng. Kiểu mẫu và đường nếp phải nhận được sự chấp thuận của hoàng đế và các vị đại thần trong triều đình trước khi được phép hoàn thành kiểu mẫu sau đó sẽ được chuyển giao đến các thợ làm lụa.
Sau khi vải đã hoàn tất, một thợ thủ công sẽ cắt vải và sẽ chuyển đến một thợ may tiếp theo để hoàn tất phần thô của chiếc áo long bào. Sau cùng, chiếc áo sẽ được thêu thêm nhiều hoạ tiết cầu kì bằng chỉ thượng hạng, thậm chí còn được làm từ vàng thật, kết đá quý, ngọc trai cùng bột dạ minh châu vô giá.
Vì chủ yếu là làm thủ công, nhiều công đoạn, nên để có một chiếc áo long bào, các thợ thủ công phải mất 3 năm để hoàn thành. Thậm chí, trong khuôn viên triều đình còn có một nhà may chuyên dụng để may y phục cho nhà vua và hoàng tộc.
Hoàng đế Trung Quốc mặc long bào trong những dịp trọng đại. (Ảnh trong phim Hậu cung Như Ý truyện).
Tấm áo long bào của Hoàng đế có quy định bảo quản nghiêm ngặt. Việc cất giữ long bào và thay áo cho vua đều do những người chuyên môn đảm nhiệm nên cũng sẽ tránh được việc bảo quản không cẩn thận mà gây tổn hại hay cũ rách.
Một trong những quy định nghiêm ngặt nhất trong việc bảo quản long bào là không được phép giặt bằng nước. Trong Hoàng cung, tất cả quần áo và vật dụng trong cung đều được đem đến tập trung giặt tại Hoán Y Cục. Làm việc giặt giũ tại Hoán Y Cục đều là những người có thân phận vô cùng thấp kém.
Trong khi đó, áo long bào của vua là thứ y phục tôn quý nhất, không thể tùy tiện đem cho những người có thân phận “không tương xứng” giặt giũ, điều này đồng nghĩa với việc sỉ nhục sự tôn nghiêm của hoàng gia.
Hơn nữa, việc chế tác một chiếc long bào vô cùng phức tạp. Tuy vào từng triều đại mà thiết kế và hình thêu trên áo cũng khác nhau, nhưng đều có chung một điểm là sử dụng chất liệu vô cùng quý hiếm. Do đó không thể tùy tiện dùng nước để giặt, sẽ rất dễ làm hỏng áo.
Áo long bào được thêu bằng loại chỉ đặc biệt nên khi chạm vào nước, sẽ bị rửa trôi và mất đi hoàn toàn độ bóng, không còn sáng và rực rỡ nữa, ngoài ra những hoạt tiết thêu rồng rất dễ bị biến dạng sau khi giặt. Vì thế phương pháp để làm sạch áo long bào được hoàng cung sử dụng là dùng hương liệu để xông, tránh được hư hỏng và giữ cho áo luôn được sạch sẽ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể khử mùi hôi chứ không thể tẩy được một số vết bẩn trên áo long bào.
Về cơ bản, áo long bào không bị bẩn vì tần suất sử dụng ít. Hoàng đế chỉ mặc vào những dịp đại lễ. Bình thường thượng triều, không nhất thiết phải mặc long bào. Áo dùng thường ngày để thượng triều gọi là áo biện. Bởi vậy, trong một năm Hoàng đế có thể chỉ mặc long bào vài lần.
Hơn nữa, long bào là tấm áo khoác mặc bên ngoài, bên trong Hoàng đế còn phải mặc thêm áo khác. Vì vậy tuổi thọ của một chiếc long bào là rất dài bởi dùng những chất liệu cao cấp cộng với việc tần suất sử dụng thấp nên một chiếc áo long bào có thể mặc trong nhiều năm.
Trong nhiều triều đại, để thể hiện sự tôn quý bậc nhất, áo long bào nếu mặc bẩn rồi sẽ không tiếp tục được sử dụng nữa, mà sẽ được thay thế bằng một chiếc áo mới. Trong cung, thường có hơn 2000 nô tỳ quanh năm dệt long bào cho Hoàng đế. Vì thế Hoàng đế không phải chỉ có duy nhất một chiếc áo long bào. Áo long bào cũng chia ra làm nhiều chủng loại và có quy định nghiêm ngặt trong việc sử dụng. Trong từng trường hợp cố định, Hoàng đế mặc đúng loại áo long bào nhất định, thậm chí có những ngày thay tới vài bộ áo long bào.
Phận đời cung nữ sau khi xuất cung: Không dám lấy chồng, chịu cô độc cả đời
Cứ tưởng cuộc đời của các cung nữ sau khi xuất cung sẽ bước sang trang mới tốt đẹp, nhưng thật ra họ đáng thương hơn nhiều.
Thời phong kiến ở Trung Quốc, hoàng đế và các phi tần trong hậu cung cần rất nhiều kẻ hầu người hạ. Trong đó, thái giám và cung nữ là những người được chọn để chuyên phục vụ việc ăn uống, nghỉ ngơi, mặc quần áo... cho các vị chủ tử. Các cung nữ thường là người có địa vị thấp nhất trong hậu cung.
Cung nữ được tuyển vào cung để chuyên phục vụ cho hoàng đế và các phi tần. (Ảnh minh họa: Sohu)
Thân phận "con sâu, cái kiến"
Đa phần cung nữ được chọn từ trong dân thường. Họ xuất thân từ gia đình phẩm chất tốt. Ngoài ra, còn bộ phận cung nữ do gia đình phạm tội sẽ bị ép làm cung nữ chuyên làm những công việc hạ đẳng. Bên cạnh đó, còn một số cung nữ do các quan địa phương hoặc các nước nhỏ hơn hiến tặng. Họ rất xinh đẹp, có thể múa, đàn hát, thêu thùa...
Cung nữ nhập cung phải chịu sự dạy bảo, rèn giũa của nhóm người quản lý. Họ được đào tạo từ việc đi đứng, chải đầu, trang điểm cho đến việc ăn, ngủ. Mọi hành động đều có quy định rất nghiêm khắc. Nếu phạm lỗi nhỏ thì cung nữ có thể bị hoàng đế và các phi tần phạt đánh, phạt quỳ, thậm chí là ban cho cái chết.
Không chỉ hầu hạ các vị chủ tủ, cung nữ mới vào còn phải phục vụ và chịu sự quản lý của các cung nữ già. Tất cả công việc cá nhân hàng ngày của cung nữ già, như rửa mặt, chải đầu, rửa chân, tắm táp... đều do các cung nữ mới vào cáng đáng.
Nếu cung nữ trong quá trình phục vụ không phạm bất kỳ sai lầm lớn nào tới 25 tuổi người đó có thể xuất cung. Thế nhưng, rời cung không có nghĩa họ được giải thoát, ngược lại, "giông tố" lớn hơn còn đang chờ họ ở bên ngoài.
Ngoài làm những công việc nặng nhọc, nhiều cung nữ có tài thêu thùa, đàn hát... cũng được tuyển vào cung. (Ảnh minh họa: Sohu)
Khó hòa nhập cuộc sống mới
Trong cuốn tự truyện Nửa đời trước của tôi của Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc viết, các cung nữ sau khi bị đuổi khỏi cung đều không dám kết hôn. Họ chủ yếu sống phần đời còn lại của mình trong bi đát, nghèo túng chứ hiếm khi có trường hợp quay trở về làm thường dân hòa nhập được với xã hội.
Nguyên nhân là bởi thời xưa, triều đình thường tuyển chọn cung nữ là những thiếu nữ 13-14 tuổi, nhưng phải tới 25 tuổi họ mới được xuất cung. Thời bấy giờ, độ tuổi này là quá lứa lỡ thì do người xưa thường lấy chồng sinh con lúc 15 tuổi. Vì vậy, sau khi các cung nữ xuất cung, họ khó có thể tìm được 1 nam nhân độc thân, họ chỉ có 2 lựa chọn là trở thành vợ lẽ của người khác hoặc là ở vậy.
Nguyên nhân thứ hai là do sức khỏe của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau nhiều năm làm việc trong cung, giờ giấc sinh hoạt đảo lộn, khiến sức khỏe của các cung nữ kém đi nhiều. Hơn nữa, trong thời gian làm việc, họ khó tránh khỏi phạm phải sai lầm và chịu hình phạt đòn roi nặng nề để lại di chứng trên cơ thể. Thậm chí nhiều cung nữ còn mất đi khả năng sinh sản bởi những hình phạt tàn nhẫn. Đây cũng là một trong những lý do khiến họ khó lấy chồng. Người Trung Quốc xưa rất xem trọng việc nối dõi tông đường, không có người đàn ông nào chấp nhận cưới một người vợ không thể sinh con.
Do phải làm việc nặng, giờ giấc đảo lộn nên khi xuất cung sức khỏe của cung nữ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. (Ảnh minh họa: Sohu)
Có cung nữ phải trở thành kỹ nữ thanh lâu để sống qua ngày. Hầu hết các cung nữ sau khi xuất cung đều cô độc cả đời. Việc cựu cung nữ bị người bên ngoài coi thường, khinh rẻ cũng không phải là hiếm. Vì vậy để có thể thành công tái hòa nhập cộng đồng là rất khó.
Thậm chí, những cung nữ lớn tuổi không có nhà để trở về còn buộc phải lưu lạc tha hương, sống cuộc đời khổ cực, không nơi nương tựa cho đến tận cuối đời.
Còn nguyên nhân khác là sống trong chốn thâm cung đại viện, cung nữ quen với những phép tắc hà khắc, quen với việc bị người khác điều khiển, không biết lựa chọn, không thể tự quyết định vận mệnh của mình. Điều này lâu dần để lại rất nhiều hạn chế về tính cách, khiến họ không thể hòa nhập với cuộc sống của người bình thường khi bước ra ngoài Tử Cấm Thành. Cũng nhiều trường hợp, các phi tần chủ động tìm chồng tốt cho cung nữ của mình trước khi họ xuất cung. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
Các cung nữ thời xưa được cho là nhóm người đáng thương nhất trong hậu cung. Dù là sống dưới sự sai bảo của người khác hay khi được trở về với gia đình, họ đều không thể hòa nhập với xã hội và phải chịu cảnh sống cô đơn, không nơi nương tựa cho đến tận cuối đời.
Hủ tục tuẫn táng tàn độc khi hoàng đế băng hà khiến người đời sau khiếp sợ Mỗi khi hoàng đế băng hà, tiếng khóc của các cung nữ vang lên khắp hoàng cung. Họ không chỉ khóc thương cho nhà vua mà còn lo sợ bản thân sẽ phái tuẫn táng theo. Đằng sau bức tường thành cao ngút, trong chốn cung cấm nguy nga tráng lệ, hàng ngàn phi tần, mỹ nữ được sống trong vinh hoa, phú...