Vì sao lãnh đạo Google không dự buổi gặp gỡ với ông Tập Cận Bình?
Sự vắng mặt khó hiểu của lãnh đạo tập đoàn Google và Uber trong cuộc họp giữa các ‘trùm’ công nghệ Mỹ với Trung Quôc đã gây xôn xao dư luận. Vậy đâu là lý do của sự vắng mặt này?
Chủ tịch Tập Cận Bình chụp ảnh cùng hơn 30 lãnh đạo các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Mỹ và Trung Quôc – Ảnh: Reuters
Lãnh đạo những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đã tụ họp vào tối 23.9 tại Seattle (giờ Mỹ) để tham gia buổi gặp gỡ với ông Tập, theo trang tin tức kinh doanh Quartz (Mỹ). Buổi họp chủ yếu tôn vinh những “gã khổng lồ” trong làng công nghệ Mỹ và Trung Quốc, bao gồm Jack Ma (Alibaba), Tim Cook (Apple) và Satya Nadella (Microsoft).
Tuy nhiên, buổi họp quan trọng này đã vắng mặt hai đại diện công nghệ lớn của thế giới là Google và Uber. Họ không xuất hiện trong tấm ảnh chụp cùng ông Tập. Điều này đồng nghĩa với những kế hoạch mở rộng của họ tại Trung Quốc trong tương lai sẽ không mấy tốt đẹp, theo Quartz.
Những bức ảnh như thế này đóng vai trò khá quan trọng tại Trung Quốc vì nó không chỉ đơn giản là bức ảnh, mà còn là biểu tượng ngoại giao nói lên sự quan trọng của từng nhân vật có mặt trong ảnh, trang tin Mỹ bình luận.
Các nhà quản lý cấp cao của Google đã không xuất hiện trong ảnh và cũng không được nhắc đến trong bất kỳ bài báo nào về sự kiện này. Theo nguồn tin của tờ Wall Street Journal (Mỹ), CEO của Google, ông Sundar Pichai đã không được mời đến. Điều này cũng không mấy ngạc nhiên khi Trung Quốc từng “chặn” các dịch vụ tìm kiếm và thư điện tử của Google, gây ảnh hưởng nặng nề cho hãng và sau đó là cấm vĩnh viễn vào năm 2010.
Video đang HOT
Tuy nhiên, điều trớ trêu là tập đoàn có giá trị vốn hóa thị trường 437 tỉ USD vẫn là một phần không thể thiếu của ngành công nghệ cao Trung Quốc, đó là hệ điều hành Android, sản phẩm của Google đang được dùng rộng rãi trên 400 triệu smartphone Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp gỡ CEO Facebook Mark Zuckerberg tại buổi gặp mặt với lãnh đạo các tập đoàn công nghệ hàng đầu nước Mỹ ở Seatle – Ảnh: Reuters
Một sự vắng mặt đáng chú ý khác đó là của nhà sáng lập Uber, ông Travis Kalanick. Vị giám đốc điều hành được cho là đã có mặt ở sự kiện để trả lời phỏng vấn của giới truyền thông, nhưng ông lại không có tên trong danh sách khách mời.
Kalanick đã ở đó và tham dự buổi ăn trưa do ông Lỗ Vĩ, người đứng đầu cơ quan kiểm duyệt mạng internet của Trung Quốc, tổ chức, một đại diện của Uber xác nhận với Quartz. Uber từ chối bình luận nghi vấn Kalanick gặp riêng ông Tập.
Uber đã chính thức hoạt động tại Trung Quốc năm 2013 và tuyên bố cung cấp hơn một triệu chuyến xe/ngày cho người dân Trung Quốc. Uber tuyên bố sẽ tung ra thêm nhiều chiến dịch để đẩy mạnh kinh doanh và định hướng hoạt động “hoàn toàn Trung Quốc”.
Tuy nhiên, hãng đã vấp phải đối thủ rất mạnh đó là Didi Kuaidi. Theo Quartz, Didi Kuaidi nhận được sự hậu thuẫn lớn của chính phủ Trung Quốc. Việc không có tên trong danh sách khách mời cho thấy tương lai không mấy khả quan của Uber tại Trung Quốc, Quartz nhận xét.
Không chỉ Google và Uber bị “phớt lờ”, nguồn tin mới đây từ tờ Daily Mail (Anh) cho biết ông Tập đã “đóng cửa” họp riêng với các nhân vật quan trọng như Tim Cook (Apple), Jeff Bezos ( Amazon), nhưng lại không mời ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg, tham dự buổi họp này.
Theo Thanhnien
Cổ phiếu ngân hàng Hy Lạp tuột dốc không phanh
Cổ phiếu của các ngân hàng Hy Lạp tuột dốc không phanh trong 2 ngày đầu nước này mở cửa lại sàn giao dịch chứng khoán. Thậm chí hiện tại, giá trị của hãng Uber cao gấp 5 lần giá trị toàn bộ ngân hàng Hy Lạp cộng lại.
Giá cổ phiếu các ngân hàng Hy Lạp lao dốc không phanh - Ảnh: AFP
Theo CNN, hôm 3.8 - ngày đầu tiên sàn giao dịch chứng khoán Athens (Hy Lạp) hoạt động trở lại sau hơn một tháng đóng cửa, cổ phiếu 4 ngân hàng lớn nhất nước này lao dốc đến 30%. 4 cái tên đó là Piraeus, Alpha Bank, Eurobank và Ngân hàng quốc gia Hy Lạp.
Trong phiên giao dịch hôm 4.8, tình hình vẫn không khả quan hơn. Giá cổ phiếu lao dốc khiến các ngân hàng nước này như vô giá trị. Hiện tại, giá trị thị trường của cả 4 nhà băng lớn nhất Hy Lạp chỉ hơn 9 tỉ EUR, tương đương 9,9 tỉ USD.
Với con số trên, 4 ông lớn ngành ngân hàng Hy Lạp chỉ bằng 1/5 giá trị ước tính của hãng quản lý ứng dụng gọi taxi Uber, và chưa bằng một nửa giá trị ước tính của công ty quản lý trang web thuê phòng trực tuyến Airbnb.
Cổ phiếu của các ngân hàng lớn nhất Hy Lạp đã tuột dốc trong vòng một năm qua, trước khi lao thẳng đứng vào hôm 3.8. Cổ phiếu của Piraeus giảm giá 97% trong 5 năm qua, còn Eurobank thì sụt đến 99,8%.
Các nhà đầu tư đang vật lộn để thoát khỏi việc nắm giữ cổ phiếu ngân hàng. Họ e ngại về quá trình tái cấp vốn ngân hàng - một trong các yêu cầu đi kèm gói cứu trợ quốc tế thứ ba dành cho Hy Lạp.
Người Hy Lạp hầu như có rất ít niềm tin vào hệ thống tài chính đất nước. Những người tiết kiệm tiền hoảng sợ rút hàng tỉ USD từ tài khoản của họ trong nửa đầu năm nay trước lo ngại Hy Lạp sẽ rời bỏ đồng tiền chung.
Ngân hàng Pireaus cho biết tiền gửi của họ đã giảm 28% trong 6 tháng đầu năm. Các nhà phân tích cho hay những nhà băng còn lại cũng đối mặt với luồng vốn chảy ra tương đương.
Hiện tại, luồng vốn chảy ra có vẻ đã ngừng lại, song cuộc khủng hoảng chưa chấm dứt. Nhà băng Hy Lạp đang được "nuôi sống" bằng nguồn tiền mặt khẩn cấp từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Khả năng tài chính của họ cũng yếu đi vì các khoản nợ xấu gia tăng. Nhiều người đi vay không trả nợ nữa khi nền kinh tế trượt dài vào suy thoái.
Trong cuối quý đầu năm nay, cứ mỗi 3 khoản vay có một khoản quá hạn hơn 90 ngày, theo Ngân hàng Trung ương Hy Lạp. Giới phân tích thuộc ngân hàng Barclays cho hay tỷ lệ trên chỉ có tăng lên theo thời gian.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Uber trở thành start-up giá trị nhất thế giới Công ty quản lý ứng dụng gọi taxi Uber vừa trở thành doanh nghiệp khởi nghiệp giá trị nhất thế giới, sau khi gọi vốn thêm được gần 1 tỉ USD. Đại gia công nghệ Microsoft là một trong những cái tên đầu tư vào Uber. Uber vừa trở thành start-up giá trị nhất hành tinh - Ảnh: Reuters CNN dẫn nguồn từ...