Vì sao làn da lại bị mỏng đi?
Ở làn da mỏng, bạn rất dễ nhìn thấy tĩnh mạch, gân hoặc xương dưới da. Ngoài ra, làn da mỏng dễ bị kích ứng hoặc bầm tím khi bị tổn thương hoặc chăm sóc không phù hợp.
Hình minh họa.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, cấu trúc của làn da gồm 3 lớp: biểu bì, trung bì, hạ bì. Làn da mỏng đi là khi lớp biểu bì, trung bì không dày như bình thường. Dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng làn da mỏng khiến da rất dễ bị tổn thương.
Làn da bị mỏng có mối liên quan mật thiết với sự lão hóa. Khi con người già đi, làn da dần trở nên mỏng và yếu đi. Bên cạnh đó, làn da mỏng đi có thể do những tác nhân sau:
- Tia UV trong ánh nắng mặt trời: đây là một trong những nguyên nhân hàng đâu gây lão hóa da và nó cũng góp phần khiến da mỏng đi. Do đó bạn cần bảo vệ da cẩn thận bằng các biện pháp chống nắng như: quần áo chống nắng, kính râm, kem chống nắng,… và hạn chế ra tiếp xúc với ánh nắng vào những thời gian cao điểm (10h-15h).
- Thói quen không tốt: hút thuốc và thường xuyên sử dụng rượu bia là những thói quen xấu gây ảnh hưởng không tốt cho làn da, gây mỏng da theo thời gian.
Video đang HOT
- Thuốc bôi có chứa steroid: thành phần steroid trong một số loại thuốc có thể khiến các tế bào trong lớp biểu bì bị teo đi, khiến da nhăn nheo và mất độ đàn hồi, làn da vì thế cũng mỏng và yếu đi. Thành phần này thường xuất hiện trong một số loại thuốc điều trị một số bệnh viêm da. Vì vậy, hãy lưu ý rằng để sử dụng thuốc có chứa steroid an toàn với liều lượng phù hợp, bạn cần có chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng.
- Một số loại thuốc điều trị khác: một số loại thuốc khác cũng có thể làm cho da mỏng đi, chẳng hạn như aspirin không kê đơn, thuốc làm loãng máu theo toa ( thuốc chống đông máu), thuốc chống viêm không steroid…
Hãy luôn kiểm tra các thành phần của thuốc, hướng dẫn sử dụng cũng như tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Quên uống thuốc chống đông, một phụ nữ ở Sóc Sơn bị đột quỵ não
Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh có tiền sử bệnh lý tim mạch tuyệt đối không được quên uống thuốc chống đông nếu không sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
Một ca phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức. (Nguồn: Vietnamplus)
Ngày 9/2, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết vừa thực hiện thành công phương pháp can thiệp lấy huyết khối qua đường động mạch cho bệnh nhân N.T.H (nữ, 36 tuổi) ở Sóc Sơn, Hà Nội, nhập viện ngày 27/1 với biểu hiện đột quỵ não.
Người bệnh có tiền sử thay van tim cơ học cách đây 15 năm tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Do quên uống thuốc chống đông 1 ngày, sau khi ngủ dậy vào lúc 7h ngày 27/1, chồng chị H phát hiện vợ bị méo miệng, nói khó và yếu liệt nửa người hoàn toàn bên phải. Ngay lập tức, anh đã đưa chị đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức lúc 10h, bác sỹ phòng khám nhận thấy người bệnh có các triệu chứng của đột quỵ và đã khởi động quy trình cấp cứu đột quỵ não.
Bác sỹ đơn vị đột quỵ khẩn trương đánh giá lâm sàng và hội chẩn với bác sỹ chẩn đoán hình ảnh.
Các bác sỹ nhận thấy đây là đột quỵ lúc ngủ nên cần phương pháp chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu hơn để đưa ra hướng điều trị phù hợp, vì vậy người bệnh được đưa ngay đi chụp cộng hưởng từ.
Trên phim cộng hưởng từ có hình ảnh tắc động mạch não giữa bên trái, vùng nguy cơ thiếu máu có thể cứu được có kích thước lớn hơn vùng hoại tử rất nhiều, do đó các bác sỹ đã hội chẩn nhanh chóng và quyết định thực hiện can thiệp lấy huyết khối cơ học qua đường động mạch.
Trước khi can thiệp, tay chân người bệnh không thể tự nâng lên được, quá trình tái thông động mạch não giữa bị tắc trong thời gian 20 phút với 1 lần đưa dụng cụ lên lấy huyết khối. Ngay sau khi kết thúc thủ thuật, người bệnh phục hồi tay tự nâng lên và tự cử động đầu ngón và bàn chân.
Hiện tại người bệnh đi lại được và tỉnh táo hoàn toàn, được chuyển về khoa Nội-Hồi sức thần kinh để tiếp tục theo dõi và cho chụp cộng hưởng từ kiểm tra sau 24 giờ can thiệp. Kết quả, vùng nguy cơ thiếu máu sau tái thông có hình ảnh tưới máu như nhu mô não bình thường.
Tiến sỹ, bác sỹ Lê Thanh Dũng, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế.
Đột quỵ thiếu máu hay nhồi máu não chiếm tỷ lệ 80-85% các bệnh nhân đột quỵ não. Thiếu máu não kéo dài sẽ dẫn đến nhồi máu não thực sự nếu không được tái thông kịp thời và sẽ để lại các di chứng nặng nề.
Lấy huyết khối động mạch não bằng dụng cụ cơ học mang lại nhiều ưu điểm, có thể tái thông được các mạch máu lớn, cửa sổ điều trị lên 16 giờ và thậm chí 24h đối với tuần hoàn trước và có thể tới 12 giờ đối với hệ tuần hoàn sau.
Qua trường hợp của chị H, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh có tiền sử bệnh lý tim mạch tuyệt đối không được quên uống thuốc chống đông nếu không sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng đột quỵ, người nhà cần ngay lập tức đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế uy tín.
Đột quỵ nhồi máu não nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng tàn tật nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, là gánh nặng kinh tế cho gia đình người bệnh và toàn xã hội.
Để nhận biết dấu hiện đột quỵ, hãy nhớ tới từ F.A.S.T: (Face): gương mặt mất cân đối, hoặc méo xệ một bên miệng; (Arm): kiểm tra tình trạng hiện yếu hoặc liệt tay, chân; (Speech): ngôn ngữ bất thường; (Time): thời gian, nếu xuất hiện 1 trong 3 dấu hiệu kể trên người bệnh có nguy cơ đột quỵ rất cao, cần khẩn trương gọi cấp cứu và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị đột quỵ.
Ngoài ra, người bệnh có yếu tố nguy cơ cao (cao huyết áp, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao, hút thuốc lá...) cần khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ chế độ điều trị của thầy thuốc./.
Ứng dụng Laser Thulium trong điều trị xơ cứng cổ bàng quang BVĐK tỉnh Phú Thọ tiêp nhân và điều trị thành công cho người bệnh nam 70 tuôi, đã từng phâu thuât nôi soi u tuyến tiền liệt cach nhiêu năm hiên tai co đăt Stent mach vanh, đái tháo đường, cao huyết áp ... Người bệnh được đăt ông thông niêu đao - bàng quang nhưng thât bai. Các bác sĩ đã tiến...