Vì sao kỷ lục “con đường nghìn tỷ” liên tục bị xô đổ tại Việt Nam?
Dự án đường vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu đến nút giao Láng Hạ – Giảng Võ (Hà Nội) sắp xây dựng tới đây sẽ lập kỷ lục mới khi chi phí làm mỗi mét đường lên tới 2,5 tỷ đồng. Lý giải về việc hàng loạt kỷ lục liên tiếp được thiết lập, Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng đó là do có sự không minh bạch khi dự án khép kín.
Tuyến đường “đắt nhất hành tinh” Kim Liên – Ô Chợ Dừa. Ảnh: Hoàng Hà.
Ông Nguyễn Sỹ Bảo – Giám đốc Ban Quản lý dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội cho biết, trong tháng 6.2015, Ban sẽ hoàn thiện hồ sơ trình UBND TP Hà Nội phê duyệt dự án đường vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu đến nút giao Láng Hạ – Giảng Võ.
Đoạn đường dài 697 m, rộng 50 m, tổng mức đầu tư 1.767 tỷ đồng và được dự kiến xây dựng trong 3 năm 2015 đến 2018. Trong quá trình thực hiện dự án, hơn 640 gia đình bị thu hồi đất, nhu cầu tái định cư trên 500 căn hộ. Chi phí giải phóng mặt bằng hết 1.587 tỷ đồng.
Với thông tin vừa công bố, dự án đường vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu đến nút giao Láng Hạ – Giảng Võ lập kỷ lục mới khi chi phí làm một mét đường lên tới 2,5 tỷ đồng.
Trước đó, cuối năm 2006, đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa dài 1,1 km khánh thành sau 12 tháng thi công. Đường có tổng mức đầu tư 733 tỷ đồng, chi phí trung bình 700 triệu đồng/m.
Vào thời điểm đó, tuyến đường này từng được mệnh danh là “con đường đắt nhất Việt Nam”, thậm chí “đắt nhất hành tinh”, trong đó 81% kinh phí dùng để thu hồi gần 56.000 m2 đất của hơn 1.000 hộ dân.
Video đang HOT
Tuy nhiên, kỷ lục này đã bị xô đổ vào năm 2013 khi đoạn nối dài của tuyến đường trên là Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu khánh thành. Tổng mức đầu tư cho đoạn đường dài 547 m là 810 tỷ đồng, tương đương 1,4 tỷ đồng mỗi mét. Và kỷ lục này cũng chỉ giữ được cho cho đến trước khi đoạn đường nối tiếp là Hoàng Cầu đến nút giao Láng Hạ – Giảng Võ hoàn tất.
Giáo sư Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng, việc đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho những quãng đường dài khoảng 1 km là sự lãng phí. Nhà nước phải bỏ rất nhiều tiền để bồi thường, giải phóng mặt bằng làm đường, nhưng khi giá đất hai bên đường tăng lên thì Nhà nước lại không thu được lợi nhuận gì từ giá trị này. Điều này sẽ tạo sự bất công giữa hộ bị thu hồi hoàn toàn đất và những hộ bỗng nhiên được ra mặt đường.
Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia đã dùng cơ chế góp đất và điều chỉnh đất đai trong việc mở đường tại các đô thị. Với những người mất hoàn toàn đất được bố trí tái định cư tại chỗ. Người mất một phần đất, được ra mặt đường, mang lại giá trị cao hơn thì diện tích đất cũng phải thu hẹp lại tương ứng.
Như vậy, diện tích đất vẫn thu xếp đủ cho những người mất đất nhiều, mất ít. Một phần đất còn lại sau khi đền bù được đấu giá để lấy tiền xây dựng con đường.
Trong khi đó, tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng việc có nhiều con đường đắt kỷ lục một phần nguyên nhân do sự không minh bạch khi dự án khép kín. Vì dự án khép kín nên rất dễ bị lợi dụng để đưa ra những mức giá không ai kiểm soát được, nhất là giá đền bù giải phóng mặt bằng.
Tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2014, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, nguyên nhân khiến các tuyến đường ở Hà Nội đắt đỏ là tiền giải phóng mặt bằng cao, có dự án chiếm tới hơn 80% tổng chi phí.
“Giá xây dựng là như nhau nhưng đi qua khu dân cư đông đúc như vậy nên giải phóng mặt bằng rất lớn”, Bộ trưởng Thăng cho biết.
Đầu năm 2015, Hà Nội lần lượt khánh thành các tuyến đường với chi phí khổng lồ như đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, đường Trần Phú kéo dài.
Tháng 2.2015, đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài với tổng mức đầu tư 696 tỷ đồng được hoàn thành. Tuyến đường dài 565 m có chi phí trung bình 1,7 tỷ đồng/m. Việc giải phóng mặt bằng “ngốn” 70% nguồn kinh phí. Đường Trần Phú kéo dài được khánh thành tháng 2/2015, sau hơn 20 năm quy hoạch. Chi phí 225 tỷ đồng, chi phí trung bình 0,5 tỷ/m cho quãng đường dài 450 m.
Sở Giao thông Hà Nội đang đề xuất phương án xây dựng tuyến đường nối từ cầu Nhật Tân đến đường Thanh Niên, dài 5,53 km, tổng mức đầu tư hơn 4.700 tỷ đồng, tương đương hơn 850 triệu đồng/m.
Chi phí để xây dựng các dự án này đều lấy từ nguồn vốn ngân sách.
Theo Zing News
Dự án Long Thành: Đồng Nai tuyên bố 100% hộ dân đã sẵn sàng
Phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Đồng Nai Nguyễn Ngọc Thanh cho biết cả 4.750 hộ dân khu vực thu hồi đất cho Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã thống nhất tuyệt đối chủ trương xây dựng sân bay và sẵn sàng di dời cho việc thực hiện dự án.
Phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Đồng Nai Nguyễn Ngọc Thanh "100% hộ dân thống nhất với chủ trương xây dựng Dự án Long Thành".
Theo ông Thanh, Đồng Nai đã tổ chức thăm dò, khảo sát dân cư từ tháng 4/2014. Khu vực thu hồi đất cho Dự án Long Thành ảnh hưởng tới 4.750 hộ dân, tức là khoảng hơn 14 ngàn nhân khẩu. Đa số người dân canh tác công nghiệp và làm việc trong các khu công nghiệp. Riêng công nhân cao su, có khoảng 400 người bị ảnh hưởng nghề nghiệp.
Về các cơ sở tôn giáo, trên địa bàn thu hồi có 2 giáo xứ và 1 nhà chùa. Quá trình hiệp thương, tỉnh đã dự kiến bố trí xây dựng 4,5/285ha tại khu tái định cư Bình Sơn để xây dựng lại cơ sở tôn giáo.
Theo Đồng Nai, kinh phí cho việc bồi thường dự kiến khoảng 13.097 tỷ đồng. Riêng giai đoạn 1 dự án, tổng kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng vào khoảng 5.000 tỷ. "Dự kiến giá bồi thường cũng không chênh lệch cao so với giá đã được UBND tỉnh phê duyệt", Phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường nói.
Ông Thanh cũng cho biết công tác chuẩn bị các thủ tục đã sẵn sàng, kể cả xây dựng khung chính sách cho việc đền bù.
Đối với việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân, Đồng Nai cho biết với diện tích cao su bị ảnh hưởng là khoảng 2.700 ha và 400 công nhân mất việc làm, tỉnh đã làm việc với Công ty cao su Bình Sơn để bố trí công việc mới.
"Kết nối với khu vực sân bay là khu vực công nghiệp An Bình Sơn và đã có các công ty đi vào hoạt động với khả năng tiếp nhận 7.500 lao động. Tiềm năng giải quyết lao động tại các khu công nghiệp này lên tới 47 ngàn lao động", ông Thanh cho biết cũng như dẫn báo cáo của Tổng Công ty Cảng Hàng không miền Nam cho biết ngay việc xây dựng dự án cũng như vận hành sân bay cũng tạo nhu cầu lớn về việc làm.
Nguyện vọng của người dân là dự án nhanh chóng được thực hiện - ông Thanh nói - vì họ phản ánh vấn đề quy hoạch đã được đặt ra quá lâu mà chưa thực hiện. Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành sẽ được trình Quốc hội trong phiên họp vào thứ 6 tuần tới.
Theo Lao Động
TP.HCM: 4 dự án trọng điểm sẽ thực hiện trong năm 2015 Các dự án này có tính cấp bách cần đầu tư ngay trong năm 2015 nằm trên địa bàn quận 2, TP.HCM. Phối cảnh cầu Giồng Ông Tố, TP.HCM Theo đó, các dự án trọng điểm sẽ được đầu tư trong năm 2015 như sau: Dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Duv Trinh và hệ thống thoát nước Đường Nguyễn Duy...