Vì sao kích thước tàng thinh trong lễ hội táo bạo nhất VN liên tục thay đổi?
Kích thước của tàng thinh năm nay tuy nhỏ hơn năm ngoái nhưng vẫn lớn hơn rất nhiều so với lễ hội xưa.
Hình ảnh tàng thinh trong lễ hội Ná Nhèm 2017
Được phục dựng vài năm gần đây, lễ hội Ná Nhèm (ngày 15 tháng Giêng, xã Trấn Yên, Bắc Sơn, Lạng Sơn) đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người bởi lễ rước tàng thinh mặt nguyệt – sinh thực khí nam nữ kích thước “khủng”.
Lễ hội Ná Nhèm 2017, hình dáng, kích thước của tàng thinh được thu gọn hơn so với lễ hội năm trước, không còn sơn màu hồng. Tuy nhiên, theo các bô lão trong làng Mỏ, kích thước của tàng thinh năm nay vẫn lớn hơn rất nhiều so với lễ hội xưa.
Ông Hoàng Văn Khể (62 tuổi, làng Mỏ, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn) cho biết, theo trí nhớ của ông, tàng thinh trong lễ hội xưa được làm bằng gỗ, chỉ bé bằng cổ chân. Mặt nguyệt – linh vật sinh thực khí nữ đan bằng tre, bé vừa bằng miệng thúng.
Lần đầu tiên được phục dựng năm 2012, kích thước của tàng thinh vẫn khá “khiêm tốn”. Ba năm sau đó, tàng thinh được làm to dần lên, còn mặt nguyệt thì không thay đổi.
Đặc biệt lễ hội 2016, tàng thinh có kích thước dài hơn 1m, nặng hơn 1 tạ, sơn màu hồng rực rỡ, khiến nhiều người so sánh quá giống linh vật trong một lễ hội ở Nhật Bản.
“ Xã hội ngày càng đổi mới, con người cũng đổi mới. Tàng thinh kích thước lớn hơn qua từng năm cũng là điều dễ hiểu. Số lượng khách tăng gấp mấy lần so với trước lên tới hàng vạn. Chúng tôi thống nhất làm lễ vật to để mọi người cùng nhìn thấy”, vị bô lão làng Mỏ giải thích.
Video đang HOT
Ông Hoàng Văn Khể, bô lão làng Mỏ giải thích việc kích thước của tàng thinh ngày càng lớn
Ông Hoàng Minh Chuẩn, lềnh trưởng bản làng Mỏ (người có quyền hành trong một cộng đồng thuộc làng Mỏ) cho hay, tàng thinh năm 2017 được đặt một thợ mộc ở huyện Bắc Sơn làm trong nửa tháng. Tàng thinh có kích thước dài khoảng 1m, nặng gần 70kg.
“Thợ làm theo mẫu của chúng tôi gửi, mỗi năm chúng tôi sẽ đưa ra một mẫu riêng. Các bô lão trong làng sẽ quyết định việc này, hình dáng của tàng thinh, mặt nguyệt được giữ kín đến ngày khai hội”, ông Chuẩn cho hay.
Bà Hoàng Thị Luân, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), Trưởng ban tổ chức Lễ hội Ná Nhèm 2017 cho biết, huyện đã tổ chức hội thảo khoa học để chứng minh sự tồn tại của lễ hội cách đây nửa thế kỷ. Các nhà nghiên cứu văn hóa uy tín đều khẳng định sự tồn tại của tàng thinh, mặt nguyệt trong lễ hội Ná Nhèm.
Kết thúc lễ hội, tàng thinh, mặt nguyệt sẽ được “hóa” để đức Vua nhận. Vì vậy, mỗi năm hình dáng của tàng thinh, mặt nguyệt đều thay đổi. Đó cũng là điểm độc đáo của lễ hội này.
Theo Th.s Bàn Tuấn Năng, Viện văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh người tham gia phục dựng lễ hội Ná Nhèm, đây không phải lễ hội dân gian thông thường mà lễ hội đặc biệt của hai dòng họ vốn gốc họ Mạc. Bắt nguồn từ lịch sử, khi triều Mạc thất thủ, dòng họ Mạc phải thay tên đổi họ để tránh họa tru di, truy sát của vua Lê và chúaTrịnh. Họ Hoàng và họ Bế (gốc họ Mạc) rước sinh thực khí nam nữ đi cung tiến cho đức Vua của mình. Con cháu gốc họ Mạc mượn tín ngưỡng phồn thực để biểu đạt mong ước đức Vua phù trợ cho dòng họ lớn mạnh.
Theo Danviet
Du khách đua nhau sờ "của quý" lấy may trong lễ hội ở Lạng Sơn
Lễ hội Ná Nhèm của người Tày (hay còn gọi là Lễ hội rước của quý (tàng thinh) vừa diễn ra tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) vào ngày 11.2 (tức 15 tháng Giêng âm lịch) đã thu hút được hàng nghìn du khách tại các tỉnh trong cả nước tới tham dự.
Lễ hội Ná Nhèm trong tiếng Tày có nghĩa là "mặt nhọ", đã được phục dựng trong vòng 5 năm qua, đây là một lễ hội độc đáo để cầu may và đem lai bình an cho người dân.
Bà Hoàng Thị Luân - Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) cho biết: "Năm nay công tác tổ chức lễ hội khá chu đáo, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình và tập luyện các tiết mục biểu diễn kỹ càng từ tháng 11 âm, năm 2016. Mỗi năm, lễ hội đều có sự cải tiến nhằm thu hút đông đảo người tham dự".
Mở đầu lễ hội là nghi lễ phồn thực Ná Nhèm, đây là nghi lễ vừa được trao bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016.
Các thanh niên trai tráng khiêng kiệu rước Ngài từ đình làng ra miếu Xa Vùn (thờ Đức Thánh Cao Sơn Quý Minh).
Đặc biệt nhất là hai biểu tượng tín ngưỡng phồn thực, sinh thực khí nam và nữ, đây là lễ rước chính trong lễ hội. "Tàng thinh được làm từ gỗ nghiến, có chiều dài 1 m, đường kính hơn 40 cm, nặng hơn 1 tạ với hình dáng giống bộ phận sinh dục của nam giới, được 4 trai tráng khiêng từ đình làng ra miếu Xa Vùn"- bà Luân chia sẻ.
Kiệu rước "mặt nguyệt" hay còn gọi sinh thực khí nữ được mô tả giống hình ảnh trăng, được viết chữ "bình an" với mong ước cầu một cuộc sống bình an, sinh sôi nảy nở.
Ông Hoàng Thị Nọng (80 tuổi), một du khách ở Lạng Sơn cho biết: "Các thanh niên tham gia rước kiệu đều bôi mặt nhọ với ý nghĩa nhằm đánh lạc hướng những linh hồn giặc, cũng như chống gieo dịch bệnh, tai họa".
Kiệu dâng lễ vật cúng tế gồm lúa, ngô, dâu... nhằm cầu cho người dân có một cuộc sống đầy đủ, ấm no.
Hoạt động đặc sắc tại lễ hội là màn múa kiếm, đao của các trai làng nhằm tái hiện lại quá trình chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
Nhiều du khách đua nhau chụp ảnh, sờ biểu tượng "tàng thinh" để lấy may trong năm mới.
Lễ hội Ná Nhèm thu hút hàng nghìn du khách thập phương đến tham dự lễ hội.
Theo Danviet
Trai tráng bôi nhọ mặt rước kiệu sinh thực khí Hàng nghìn du khách đổ về xã Trấn Yên (Bắc Sơn, Lạng Sơn) khám phá lễ hội Ná Nhèm (mặt nhọ) với mong ước năm mới an lành, mùa màng tươi tốt. Lễ hội Ná Nhèm (mặt nhọ) được tổ chức vào rằm tháng Giêng với mong ước các đức vua, thánh thần cùng phù hộ cho mọi người khoẻ mạnh, mùa màng...