Vì sao không tìm thấy hài cốt nạn nhân vụ chìm tàu Titanic?
Ngày 15/4/1912, vụ chìm tàu Titanic khiến hơn 1.500 hành khách và thủy thủ đoàn thiệt mạng. Dù giới chức trách nỗ lực tìm kiếm và trục vớt nhưng vẫn không tìm được toàn bộ hài cốt. Vì sao lại vậy?
Cách đây 108 năm, vụ chìm tàu Titanic trở thành thảm họa hàng hải tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Ngay trong chuyến hải hành đầu tiên và cũng là cuối cùng, tàu Titanic đâm vào một tảng băng trôi ở Bắc Đại Tây Dương.
Khi ấy, tàu Titanic đang chở 2.224 hành khách và thủy thủ trong chuyến đi đầu tiên từ Anh đến Mỹ. Hơn 1.500 người (bao gồm cả phụ nữ và trẻ em) thiệt mạng trong vụ chìm tàu.
Những nạn nhân xấu số chìm xuống biển cùng tàu Titanic – con tàu được mệnh danh “không thể chìm”.
Sau khi giải cứu hàng trăm người may mắn sống sót, lực lượng cứu hộ và giới chức trách bắt tay vào việc tìm kiếm và trục vớt thi hài các nạn nhân xấu số khi tàu Titanic chìm.
Công việc này vô cùng khó khăn đối với lực lượng tìm kiếm. Họ phải xác nhận danh tính từng thi thể tìm được thông qua những vật dụng có trong trang phục.
Thế nhưng, lực lượng cứu hộ chỉ vớt được vài trăm hài cốt nạn nhân và bàn giao cho gia đình. Những thi thể còn lại không còn dấu tích.
Dù lực lượng cứu hộ đã nhiều lần lặn xuống xác tàu Titanic dưới đáy biển với hy vọng tìm thêm được người nào đó. Nhưng, kết cục chỉ tìm thấy một số đồ đạc của các nạn nhân.
Theo các chuyên gia, lý do khiến đội cứu hộ không thể tìm thấy toàn bộ hài cốt vì có những thi thể nằm ở dưới đáy biển quá lâu.
Theo thời gian, những bộ hài cốt dần bị nước biển phân hủy và tan rã, chôn vùi cùng lớp bùn đất dưới đáy biển.
Cho đến ngày nay, vụ chìm tàu Titanic vẫn là nỗi ám ảnh lớn, ký ức khó lãng quên đối với nhiều người, đặc biệt là gia đình của các nạn nhân trong thảm kịch trên.
Mời độc giả xem video: Công bố đoạn phim đầy bi thương bị cắt của Titanic sau 20 năm. Nguồn: VTC14
Bí ẩn những bộ hài cốt 'ma cà rồng'
Trong những năm qua, các nhà khảo cổ tìm được một số bộ hài cốt bị nhét gạch, đá vào miệng ở châu Âu. Theo các chuyên gia, cách chôn này nhằm ngăn ma cà rồng 'đội mồ sống lại'.
Hàng loạt bộ hài cốt được giới khảo cổ tìm thấy ở một số địa điểm tại châu Âu trong thời gian qua gây chú ý khi được chôn cất theo cách thức đặc biệt.
Cụ thể, vào năm 2012, các nhà khảo cổ tìm thấy hài cốt của một phụ nữ ở Venice, Itlay. Thi hài này được bọc trong một tấm vải liệm với viên gạch nhét vào miệng.
Theo các chuyên gia, bộ hài cốt nhét gạch trong miệng này có niên đại vào thế kỷ 16.
Năm 2013, những ngôi mộ "ma cà rồng" chứa bộ hài cốt đặt gạch đá trong miệng hay bị cắt lìa đầu và phần sọ đặt giữa chân tiếp tục được tìm thấy tại một địa điểm gần thị trấn miền nam Ba Lan.
Vào năm 2018, nhóm chuyên gia đến từ Đại học Arizona phát hiện một bộ hài cốt trẻ em tại Italy bị chôn vùi với một viên đá chặn trong miệng. Bộ hài cốt này có niên đại từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên.
Trước những phát hiện trên, các chuyên gia cho rằng, đây là hình thức ngăn chặn "ma cà rồng" không thể "đội mồ sống lại" làm hại người còn sống.
Việc đặt gạch, đá vào miệng hài cốt "ma cà rồng" là một trong nhiều cách người xưa để trấn yểm, ngăn chặn cái ác có thể hồi sinh sau khi chết.
Hình thức chôn cất tử thi nhằm ngăn chặn ma cà rồng tái sinh từng rất phổ biến ở khu vực Châu Âu vào khoảng thế kỷ 16 - 18.
Đây cũng là thời kỳ xuất hiện nhiều truyền thuyết, giai thoại về ma cà rồng hút máu người.
Theo đó, những người bị nghi là ma cà rồng sau khi chết sẽ được chôn cất với một hòn gạch, đá chèn kín miệng để không thể tái sinh.
Mời độc giả xem video: Phát hiện mộ cổ, di hài còn nguyên vẹn. Nguồn: VTC14
Phát hiện bộ hài cốt còn nguyên vẹn hơn 1.000 năm tuổi tại Mexico Bộ hài cốt trên, được cho là của một người đàn ông ở độ tuổi từ 21-35 tuổi, được đặt trong một tấm thảm dệt cùng với đồ lễ cúng là chiếc cối nhỏ có ba chân bằng đá. Bộ hài cốt 1.000 năm tuổi của một người đàn ông thời tiền Tây Ban Nha đã được phát hiện tại khu vực Đông...