Vì sao không nên tránh né, tìm cách vượt qua nỗi buồn?
Nỗi buồn là trạng thái tâm lý, là cảm xúc nền sâu thẳm bên trong, một trạng thái mà chúng ta nên đón nhận với sự hân hoan nhiều hơn thay vì tránh nó.
Các diễn giả chia sẻ câu chuyện xoay quanh chủ đề về nỗi buồn tại buổi đối thoại “Buồn ơi chào nhé!” – THÁI DUY
Đó là chia sẻ của các diễn giả về việc có nên tránh né, tìm cách vượt qua nỗi buồn tại buổi đối thoại mở với chủ đề “Buồn ơi chào nhé!” do Cà phê thứ bảy trẻ tổ chức vào sáng 26.12 tại TP.HCM.
Nỗi buồn không phải là khổ đau, khủng hoảng
Tại chương trình, các chuyên gia cùng nhiều diễn giả đã chia sẻ quan điểm về nỗi buồn.
Chị Vũ Anh Thảo, 31 tuổi, hiện đang là MC sự kiện, chia sẻ về khủng hoảng “kép” ở tuổi 30 mà chị vừa trải qua, bắt đầu kể từ lúc chị quyết định dừng lại công việc văn phòng và theo đuổi đam mê nghề dẫn chương trình. Việc dọn ra ngoài tự lập, gặp nhiều khó khăn về tài chính cộng với chuyện tình cảm không như mong muốn, chị rơi vào khủng hoảng và có lúc suy nghĩ đến việc sẽ kết thúc cuộc sống của mình.
Ngay cả khi mình được sống trong hoàn cảnh được giả định sung sướng và đầy đủ nhất về mặt vất chất mà mình vẫn cảm thấy có gì đó trống vắng, có gì đó không thật sự trọn vẹn – LINH TRƯƠNG
Trước tình huống này, tiến sĩ Dương Ngọc Dũng, giảng viên Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, cho rằng có sự khác biệt giữa nỗi buồn và khủng hoảng. Nhận đinh về nỗi buồn, ông Dũng nói: “Đó không phải là khủng hoảng, cũng không phải là đau khổ, không hề đối lập với hạnh phúc hay những cảm xúc tích cực khác. Cảm giác buồn là không đối tượng, còn nếu ta có một đối tượng cụ thể thì đó là sự khổ đau, cú sốc do một người nào đó gây cho mình”. Theo đó, cần phân biệt rõ giữa nỗi buồn với sự đau khổ, khủng hoảng.
Nếu thử hỏi rằng trong cuộc sống này không có nỗi buồn thì làm gì còn niềm vui nữa. Là một trạng thái mà chúng ta nên đón nhận với sự hân hoan nhiều hơn thay vì tránh nó. Nên tận hưởng nỗi buồn bởi vì nó cũng mang lại xúc cảm thẩm mỹ bên trong
Luật sư Ngô Tiến Nhân
Ông Dũng giải thích thêm: “Như trong bài hát Buồn ơi, chào mi của Nguyễn Ánh 9 nói rất rõ. Khi người nhạc sĩ ngộ ra một điều rằng buồn là một nét căn bản của hiện sinh, không thể thoát được nó. Bản nhạc chỉ thể hiện một nỗi buồn man mác của ông chứ không quá đau khổ, quằn quại. Hay giống trong bài hát Chỉ riêng mình ta , có câu ‘Mỗi sáng thức giấc bỗng thấy chỉ riêng mình ta’, bỗng nhiên ta cảm thấy cô độc và cảm thấy buồn. Còn với đau khổ hay khủng hoảng nó có tính cụ thể, như trường hợp của bạn Thảo vừa nêu là khủng hoảng ‘kép’ về tài chính”.
Nỗi buồn không hoàn toàn tiêu cực
Vì vậy, ông Dũng nhận định: “Nỗi buồn khác với những cảm xúc tiêu cực khác ở điểm nó không hoàn toàn tiêu cực, cũng không hoàn toàn tích cực, nó chỉ phơn phớt, nhè nhẹ khiến ta cảm thấy rung động”.
Ông Dũng dẫn chứng thêm về nỗi buồn giúp mọi người có thể dễ hình dung: “Ngay cả khi mình được sống trong hoàn cảnh được giả định sung sướng và đầy đủ nhất về mặt vất chất mà mình vẫn cảm thấy có gì đó trống vắng, có gì đó không thật sự trọn vẹn. Ngay trong lúc vui vẻ nhất trong cuộc sống, mình vẫn cảm nhận rằng nó rồi cũng sẽ biến mất, cũng sẽ tiêu tan đi thôi, nên ta phải chụp hình rất nhiều, ta lưu giữ bao nhiêu kỷ niệm để ta nhắc nhở chính mình về một niềm vui nào đó”.
Có “thuốc giảm buồn”?
Nỗi buồn đến và đi tự ý của nó. Buồn không phải là vấn đề để giải quyết – LINH TRƯƠNG
Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng làm cách nào để nhanh chóng vượt qua nỗi buồn.
“Nỗi buồn, ta không thể làm gì được nó hết. Khổ đau ta còn có giải pháp. Khổ đau ta uống thuốc “giảm đau”, còn buồn không có thuốc “giảm buồn”. Trạng thái này đến và đi tự ý của nó. Buồn không phải là vấn đề để giải quyết”, ông Dũng chia sẻ. Theo ông, nỗi buồn không thể có giải pháp để vượt qua, và cũng là một trạng thái không cần chúng ta phải vượt qua.
Tiếp tục, ông Dũng cho rằng: “Khi mình đã hiểu cuộc đời với bản chất là như vậy mình sẽ không buồn nữa, là một việc bình thường, lúc này nỗi buồn còn mang lại cảm giác tích cực nào đó”.
Luật sư Ngô Tiến Nhân (từng tham gia nghiên cứu và giảng dạy tâm lý học tại Trường đại học Sư phạm TP.HCM) cũng cho rằng buồn là trạng thái tâm lý, là cảm xúc nền sâu thẳm bên trong mỗi người.
Ông Nhân cho rằng: “Nỗi buồn là cảm xúc nền, cảm xúc rất con người. Khi ta buồn, tâm hồn ta nhạy cảm hơn.Ta sống trong nỗi buồn đó nó cũng có xúc cảm thẩm mỹ, cũng có niềm hạnh phúc trong đó. Nếu thử hỏi rằng trong cuộc sống này không có nỗi buồn thì làm gì còn niềm vui nữa. Là một trạng thái mà chúng ta nên đón nhận với sự hân hoan nhiều hơn thay vì tránh nó. Nên tận hưởng nỗi buồn bởi vì nó cũng mang lại xúc cảm thẩm mỹ bên trong”.
Tư vấn tuyển sinh tại Nam Định: Ngành y, tâm lý sẽ 'lên ngôi'?
Lần đầu tiên diễn ra tại Nam Định, chương trình tư vấn tuyển sinh thu hút gần 5.000 học sinh lớp 11 và 12. Cùng với phiên tư vấn chính thức, chương trình có sự tham gia của nhiều trường đại học, cao đẳng với trên 40 gian tư vấn.
Hàng nghìn học sinh tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2021 tại Nam Định sáng 26-12 - Ảnh: MAI THƯƠNG
'Hi vọng các em học sinh nắm lấy cơ hội hôm nay để có thể tự trả lời được câu hỏi mình là ai? Mình sẽ làm gì' - ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc sở GD-ĐT Nam Định chia sẻ tại chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra ngày 26-12 ở Nam Định.
Chương trình do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - thương binh và xã hội), Sở GD-ĐT và tỉnh đoàn Nam Định tổ chức, cùng sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.
Kỹ thuật công nghệ, y khoa được quan tâm
Mở đầu phiên tư vấn, em Nguyễn Vũ Ngọc Hà, 12A3, trường THPT Trần Hưng Đạo mong muốn được giải đáp về khoa tự động hóa của trường ĐH Bách khoa Hà Nội - một trong những ngành tưởng chỉ dành cho con trai.
PGS.TS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng tuyển sinh Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, cho biết ngành tự động hóa có điểm cao thuộc tốp thứ 2 của trường. Điều này cũng cho thấy vị trí quan trọng của ngành này trong bối cảnh hiện nay và nhu cầu nhân lực trong tương lai gần.
Theo tiết lộ của các chuyên gia tuyển sinh của Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội thì ngôi trường danh tiếng này bây giờ không phải "sở hữu của sinh viên nam" nữa mà tỉ lệ sinh viên nữ tăng lên rõ rệt. Khá nhiều ngành kỹ thuật công nghệ có nhiều sinh viên nữ và với thế mạnh riêng, các em nữ có thể thành công ở những ngành học "mạnh mẽ" này.
PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng Phòng quản lý đào tạo, trường ĐH Ngoại thương giải đáp về việc ưu tiên xét tuyển cho thí sinh có chứng chỉ SAT - Video: MAI THƯƠNG
PGS.TS Phạm Văn Thuần, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Hàng Hải Việt Nam, chia sẻ nếu như bức tranh hoạt động nghề nghiệp của năm 2020 thường gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 thì bức tranh năm 2021 tới đây được cụ thể hơn với định hướng liên quan đến chuyển đổi số, kinh tế số, đến phát triển dịch vụ logistics, phát triển kinh tế biển... Những mục tiêu phát triển của Chính phủ sẽ là những định hướng quan trọng cho các học sinh trong việc chọn trường, chọn nghề. Đây cũng là những ngành được nhiều học sinh Nam Định quan tâm.
Tư vấn cho học sinh muốn theo trường y, TS Lê Đình Tùng, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y Hà Nội, khuyên các em cân nhắc kỹ nhiều yếu tố.
"Điểm trúng tuyển vào y khoa rất cao, thường cao nhất trong khối ngành chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, học sinh muốn học cũng phải xem xét đến khả năng tài chính, thời gian học tập. Một sinh viên y đa khoa ít nhất phải hoàn thành 231 tín chỉ trong 6 năm và tiếp tục học cao hơn nếu muốn có vị trí việc làm tốt nên rất cần phải cân nhắc". Theo thầy Tùng thì với nhiều thách thức đặt ra, chỉ những sinh viên có đam mê mạnh mẽ, có ý chí quyết tâm cao thì mới có thể trở thành một bác sĩ giỏi.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo nhận định y và dược luôn là ngành "hot" và thực tế có nhu cầu nhân lực rất cao vì việc chăm sóc sức khỏe trong xã hội phát triển càng được quan tâm nhiều hơn. Nhưng đây cũng là ngành đòi hỏi rất cao trong đào tạo.
Ngành ngôn ngữ, nhân văn "đắt câu hỏi"
Khá nhiều câu hỏi của học sinh về các ngành đào tạo ngôn ngữ cho thấy đây vẫn là lĩnh vực đang được cac em học sinh nhắm tới. TS Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội, tiết lộ một điều khá bất ngờ: "Ba ngành tốp đầu Hàn, Trung, Nhật Bản hot nhất vì các quốc gia này đang đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam, việc thì thoải mái, lương rất tốt". Tiếp đến mới là ngành tiếng Anh...
Cô Phương cũng chia sẻ một thông tin rất quan trọng là có điểm IELTS chưa chắc đã đỗ mà các em thí sinh phải lưu ý xem đề án ngoài IELTS ra còn điều kiện khác không. "Điểm IELTS như vé gửi xe thôi, còn các điều kiện khác thì mới bước vào được trường" - cô Phương ví dụ vui về tình hình tuyển sinh với sự đa dạng hóa các phương thức xét tuyển của nhiều trường đại học hiện nay.
TS Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó hiệu trưởng trường ĐH Hà Nội cho rằng "điểm IELTS mới chỉ là "vé gửi xe" vì các trường có thể kết hợp nhiều điều kiện khác nhau để xét tuyển - Ảnh: MAI THƯƠNG
Tiếp lời cô Phương, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Phó ban đào tạo ngôn ngữ Nhật của ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết các trường có thể tuyển sinh bằng xét điểm học tập, bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc thực hiện bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Báo chí, quan hệ công chúng, tâm lý học.... cũng là những ngành được học sinh quan tâm.
Tư vấn cho học sinh, PGS.TS Bùi Thành Nam, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) nói: "Ngành quan hệ công chúng có nhu cầu nhân lực dồi dào và là một trong những ngành có điểm đầu vào cao nhất trường Khoa học xã hội & Nhân văn. Muốn học ngành này không chỉ cần nỗ lực để thi đỗ mà còn cần nỗ lực để học tốt, có cơ hội việc làm cao hơn".
Với ngành tâm lý học, ông thông tin: "Tâm lý học xã hội dành cho các nghiên cứu viên tại các tổ chức. Nếu có ngoại ngữ tốt sẽ tìm việc được tại các tổ chức quốc tế, cơ quan chính phủ. Tâm lý học quản trị kinh doanh có tính ứng dụng rất cao, có cơ hội làm việc rất tốt.
Trước đây đội ngũ bán hàng chỉ được đào tạo quản trị kinh doanh, không nắm được sở thích, tâm lý khách hàng, đối tượng doanh nghiệp là ai. Chỉ có ngành tâm lý học quản trị kinh doanh biết cách giải quyết các vấn đề hiệu quả".
Học sinh Nam Định được các thầy cô trong ban tư vấn đánh giá có các câu hỏi thông minh, thiết thực - Ảnh: MAI THƯƠNG
Thí sinh Nam Định hỏi trúng, thiết thực
PGS.TS Bùi Thành Nam, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn đánh giá cao các câu hỏi của học sinh tại Nam Định. "Câu hỏi của các em rất thiết thực, cụ thể, hỏi trúng vào những ngành các em quan tâm. Điều này cho thấy ngay từ bậc học phổ thông các em đã được định hướng chọn ngành nghề rất tốt. Bản thân các em rất chủ động trong việc nghiên cứu ngành nghề và lựa chọn ngành".
Quy tắc hẹn hò: Muốn yêu bền lâu 1 tuần chỉ nên gặp nhau 2 lần Một nghiên cứu của các nhà tâm lý học chỉ ra các cặp đôi yêu nhau nếu muốn phát triển tình yêu bền lâu, gắn kết hơn thì nên chỉ gặp nhau 2 lần mỗi tuần. Khi bạn mới bắt đầu một mối quan hệ, mong muốn "gặp người ấy" sẽ luôn thường trực trong lòng. Bạn ao ước được thấy người ấy...