Vì sao không nên chuyển về số N khi xe đang di chuyển?
Việc chuyển cần số về vị trí N khi xe đang di chuyển nguyên nhân là từ thói quen lái xe số sàn của các lái xe muốn chuyển về số N lợi dụng quán tính của xe để tiết kiệm nhiên liệu. Vậy vì sao không nên chuyển về số N khi xe đang di chuyển?
Về N để làm gì?
Việc chuyển cần số về vị trí N khi xe đang di chuyển nguyên nhân là từ thói quen lái xe số sàn của các lái xe muốn chuyển về số N lợi dụng quán tính của xe để lăn bánh. Đó là lý do lớn nhất để thực hiện việc (chuyển số) này, trong khi lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, trong đó có việc sớm hỏng hộp số.
Đối với hộp số sàn, việc sử dụng
Đối với các mẫu xe dùng hộp số sàn, các tài xế có kinh nghiệm hoặc muốn… tạo hứng thú khi lái xe, nên tạo ra thói quen về số N để vận dụng quán tính của xe trước khi dừng đèn đỏ để tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên với những người mới lái thì việc này tiềm ẩn nguy cơ phản ứng chậm trước các tính huống bất ngờ (cần tăng tốc, hay phanh đột ngột và lăn bánh trở lại…) do phải thêm thao tác (vào số phù hợp).
Đặc biệt điều càng trở nên không phù hợp đối với hộp số tự động. Nguyên tắc hoạt động của hộp số tự động là không được chuyển số khi vòng tua động cơ ở mức cao hơn vòng tua tiêu chuẩn ở chế độ không tải (garanti), thông thường con số này ở đa số các dòng xe là 700 – 900 vòng/phút, điều này có nghĩa là bạn chỉ có thể thực hiện việc chuyển số qua lại giữa P/R/N/D khi xe đã dừng hẳn.
Vì sao không nên về số N khi xe đang di chuyển, đặc biệt với hộp số tự động
Hộp số tự động trong ô tô thường xuyên bơm dầu nhớt để bôi trơn các chi tiết trong hộp số, khi về số N thì hộp số sẽ tự động cắt bơm dầu bôi trơn hộp số, trong khi các thành phần khác vẫn hoạt động liên tục ở cường độ cao, điều này sẽ gây nóng và dẫn đến nguy cơ cháy các lá côn (ly hợp) dẫn đến hư hỏng hộp số.
Trong trường hợp cần số ở vị trí N mà bạn muốn tiếp tục chạy tiếp chứ không dừng lại, theo thói quen bạn sẽ chuyển về D và tăng ga đi tiếp. Việc vào số D khi xe chưa dừng dẫn đến các tình huống như xe bị giật mạnh hoặc lạc tay lái do hộp số không kịp phản ứng với sự chênh lệch giữa tốc độ động cơ hiện tại với vòng tua của chế độ không tải (garanti). Ngoài ra chưa kể đến nguyên tắc luôn phải đạp phanh để đảm bảo an toàn khi chuyển số.
Video đang HOT
Đối với hộp số tự động, việc về N khi xe đang lăn bánh hoàn toàn là một hành động cực kỳ nguy hiểm.
Đáng quan tâm, việc về số N khi xe đang chạy cũng sẽ làm vô hiệu hóa các hệ thống an toàn điện tử, ví dụ như hệ thống cân bằng điện tử ESP, do các cảm biến sẽ cung cấp cho ECU điều khiển rằng, như vậy sẽ phần nào làm giảm mức độ an toàn khi xe vào cua và dễ dẫn đến mất lái.
Nếu bạn có thói quen về N khi chạy xe thì giá trị của việc tiết kiệm nhiên liệu khi sử dụng quán tính, rõ ràng sẽ không thể đánh đổi bằng chi phí sửa hộp số, và chưa kể tiềm ẩn những nguy cơ gặp nguy hiểm trong những tình huống nhất định.
Giấy tờ cần thiết để sở hữu xe qua hình thức trả góp
Các loại giấy tờ cần thiết phải chuẩn bị để sở hữu cho mình chiếc xe yêu thích bằng hình thức trả góp cá nhân và công ty.
Khi muốn mua xe qua hình thức trả góp người mua cần chuẩn bị một số loại giấy tờ quan trọng như giấy tờ tuỳ thân, chứng minh tài chính... Ảnh minh hoạ: Khánh Linh.
Giấy tờ cần thiết đối với cá nhân mua xe:
1. Giấy tờ tùy thân: CMND photo, hộ khẩu photo, giấy kết hôn hoặc giấy chứng nhận độc thân.
2. Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính:
- Chứng minh thu nhập bằng: Bảng lương, hợp đồng lao động, sổ tiết kiệm, tài khoản cá nhân.
- Những tài sản có giá trị mà cá nhân có quyền sở hữu: Đất đai, nhà cửa, các loại ô tô, nhà xưởng, máy móc...
- Hợp đồng cho thuê xe, cho thuê xưởng, thuê nhà, giấy góp vốn, cổ phần, trái phiếu.
- Trong trường hợp cá nhân có công ty riêng mà thu nhập chủ yếu từ công ty thì thêm: Báo cáo tài chính, báo cáo thuế, bảng lương, bảng chia lợi nhuận từ công ty, giấy phép đăng kí kinh doanh.
- Những hoá đơn chi phí cá nhân trong các tháng gần nhất: Chi phí giao dịch, phí điện thoại,..
Bạn không nhất thiết phải xuất trình được đầy đủ tất cả các loại giấy tờ kể trên ra mà phải tùy thuộc vào yêu cầu của bên phía cho vay.
3 . Đơn xin vay vốn và phương án trả lãi theo mẫu của bên cho vay.
Đặc biệt, trong trường hợp cá nhân không đủ điều kiện yêu cầu của bên cho vay thì có thể nhờ người thân có khả năng thu nhập đáp ứng điều kiện vay làm giấy bảo lãnh cho ngân hàng thẩm định.
Đối với công ty hoặc doanh nghiệp cần mua xe:
- Giấy phép kinh doanh.
- Giấy bổ nhiệm kế toán trưởng, bổ nhiệm Giám đốc.
- Mã số thuế.
- Báo cáo thuế 01 năm gần nhất.
- Báo cáo hoá đơn VAT 01 năm gần nhất.
- Điều lệ công ty.
- Biên bản họp của Hội đồng quản trị.
- Giấy xác nhận mẫu dấu công ty (mẫu cũ nếu có).
- Hợp đồng kinh tế đầu ra, đầu vào.
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu cơ sở vật chất: Dây chuyền máy móc, nhà máy, thiết bị, nhà xưởng, ô tô khác,...
- Đơn xin vay vốn và phương án trả lãi.
Đối với các giấy tờ chứng minh tài chính hay quyền sở hữu, tương tự đối với cá nhân, người vay sẽ trình ra các loại giấy tờ cần thiết tùy theo yêu cầu từ bên cho vay.
Những vị trí siêu bẩn trên xe nhưng thường hay bị tài xế ngó lơ Mặc dù những vị trí dưới đây được xem là chỗ bẩn nhất trên xe ô tô nhưng không ít tài xế thường bỏ qua khi dọn dẹp vệ sinh cho xế cưng. Sàn xe ô tô dưới thảm để chân Trên thực tế ai cũng biết rằng sàn ô tô là một trong những nơi bẩn nhất trên xe nên hầu hết...