Vì sao không nên ăn dứa trong mùa đông?
Dứa là một trong những loại trái cây nhiệt đới tốt cho sức khỏe của bạn. Dứa có lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn do có chứa enzym bromelain. Nó cũng có tác dụng giải độc tự nhiên, thanh lọc thận và máu, giúp bạn có làn da tươi trẻ, mịn màng.
Ngoài ra, vitamin C có trong dứa tốt cho xương và da, đồng thời giúp bạn tăng cường miễn dịch…Tuy nhiên, ăn dứa trong mùa đông lại có thể gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là nguyên nhân:
1 . Làm dị ứng nặng thêm
Mùa đông là thời gian thường xảy ra các dị ứng. Những người dễ bị dị ứng không nên ăn dứa trong mùa đông. Các enzym có thể gây đau môi và họng. Nếu bạn vẫn muốn ăn dứa, hãy cắt lát và ngâm dứa trong nước muối.
2. Đối với phụ nữ mang thai
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng ăn dứa khi mang thai trong những tháng đầu có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy, nếu vào mùa đông càng không nên ăn dứa. Tuy nhiên, bạn có thể ăn dứa vào những tháng cuối thai kỳ.
3. Tăng nguy cơ viêm khớp
Video đang HOT
Mùa đông là thời điểm bệnh viêm khớp “hoành hành”. Nếu ăn dứa vào thời gian này, nó sẽ chuyển thành cồn và truyền vào đường tiêu hóa, làm cho tình trạng đau tăng thêm.
4. Tăng tiết nước mũi
Nếu bạn có vấn đề về xoang mũi, bạn sẽ gặp khó khăn trong mùa đông. Nếu ăn dứa trong thời gian này, bạn sẽ khiến tình trạng trầm trọng hơn do dứa sẽ làm tăng tiết nước mũi, khiến mũi bạn bị tắc nghẽn. Ngoài ra, đau họng và đau dạ dày là những tác dụng phụ phổ biến của việc ăn dứa trong mùa đông.
Mặc dù lượng đường trong loại quả này là thấp hơn so với các loại quả khác, tuy nhiên nó vẫn không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
6. Tương tác với thuốc.
Trong dứa có chứa enzyme bromelain. Nếu bạn đang uống kháng sinh, bạn không nên ăn dứa vì loại enzyme này có thể tương tác với thuốc và gây ra những phản ứng có hại cho sức khỏe.
Theo baohatinh
3 thời điểm mẹ không nên tắm cho trẻ bởi có thể nguy hiểm đến sức khỏe
Tắm cho trẻ là việc vệ sinh thân thể cần thiết để đảm bảo trẻ luôn sạch sẽ, khỏe mạnh. Tuy nhiên, có những thời điểm cha mẹ nên tuyệt đối tránh tắm cho các bé để tránh gây hại.
Trẻ con vốn nghịch ngợm nên nhanh ra mồ hôi, việc tắm rửa là điều cần thiết bởi giúp trẻ tránh các bệnh về da. Tuy nhiên, có những thời điểm các mẹ không nên tắm cho trẻ, bởi có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
1. Khi trẻ ăn no
Sau khi ăn, cơ thể của trẻ không thích hợp vận động mạnh. Dạ dày của trẻ cần thời gian tiêu hóa thức ăn, và tắm được xem là một hình thức vận động mạnh. Thông thường, sau khi trẻ ăn no, lượng máu chủ yếu sẽ đổ dồn về vùng bụng.
Thời điểm này, nếu các mẹ tắm cho trẻ, trẻ có thể gặp triệu chứng như chóng mặt và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Sau khi trẻ ăn no, các mẹ nên đợi khoảng 1 tiếng rồi mới tắm cho trẻ.
Sau khi ăn, cơ thể của trẻ không thích hợp vận động mạnh. Dạ dày của trẻ cần thời gian tiêu hóa thức ăn, và tắm được xem là một hình thức vận động mạnh (Ảnh minh họa).
2. Khi trẻ bị bệnh
Trẻ nhỏ thường gặp các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, đau bụng. Trong thời gian trẻ bị bệnh, nhiều mẹ muốn tắm rửa sạch sẽ cho trẻ để mau hết bệnh. Đây là hành động sai lầm, bởi cơ thể trẻ nhỏ lúc này vô cùng yếu ớt, chức năng của hệ miễn dịch sẽ làm việc kém hiệu quả. Nếu các mẹ tắm cho trẻ vào thời điểm này, trẻ có thể bị cảm lạnh và bệnh tình càng thêm nghiêm trọng.
Khi bị ốm, cơ thể trẻ nhỏ lúc này vô cùng yếu ớt, chức năng của hệ miễn dịch sẽ làm việc kém hiệu quả. Nếu các mẹ tắm cho trẻ vào thời điểm này, trẻ có thể bị cảm lạnh và bệnh tình càng thêm nghiêm trọng (Ảnh minh họa).
Các mẹ nên đợi trẻ lành bệnh hẳn rồi mới tắm rửa sạch sẽ. Nếu thời gian trẻ bị bệnh kéo dài và cơ thể của trẻ không được sạch sẽ, các mẹ nên dùng khăn ấm, nhẹ nhàng lau khắp người cho trẻ. Các mẹ nên lau người cho trẻ trong phòng ấm cúng, tránh nơi có gió lùa.
3. Khi trẻ đang đổ mồ hôi
Các mẹ nên đợi mồ hôi trên người trẻ khô ráo rồi mới tắm cho trẻ (Ảnh minh họa).
Nhiều mẹ thường đau đầu khi thấy trẻ con dù chơi trong nhà hoặc ngoài đường đều ra mồ hôi nhễ nhại. Có mẹ khi thấy trẻ đổ mồ hôi liền kéo trẻ đi tắm ngay. Điều này là phản khoa học.
Bởi sau khi trẻ ra mồ hôi, lỗ chân lông trên cơ thể sẽ giãn nở. Thời điểm này, nếu các mẹ tắm cho trẻ sẽ khiến trẻ bị cảm lạnh. Các mẹ nên đợi mồ hôi trên người trẻ khô ráo rồi mới tắm cho trẻ.
Nguồn: Sohu
5 lý do khiến chúng ta xì hơi quá nhiều và nặng mùi Xì hơi thường vô hại, nhưng cũng có những trường hợp đây là triệu chứng của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trung bình, chúng ta xì hơi khoảng 5-15 lần mỗi ngày với tổng lượng hơi khoảng 0,5 lít. Điều này xảy ra ở mọi người để những khí, hơi tích tụ trong quá trình tiêu hóa thức ăn được...