Vì sao khối ngoại bán mạnh cổ phiếu HPG?
Dù đã được lọt vào rổ chứng quyền có đảm bảo, nhưng cổ phiếu HPG của Tập đoàn Thép Hoà Phát liên tục bị khối ngoại bán ròng trong nhiều phiên giao dịch vừa qua.
Chốt phiên giao dịch ngày 2/7, giá cổ phiếu HPG giảm 1,74% xuống mức 22.600đ/cp
Các phiên giao dịch tháng 6 cho thấy, cổ phiếu HPG liên tục bị khối ngoại bán ròng. Dữ liệu từ sàn chứng khoán HOSE cho thấy, trung bình khối noại xả từ 1 – 5 triệu cổ phiếu HPG/phiên với giá trị giao dịch có phiên lên tới 80 ngàn tỷ đồng.
Cụ thể, phiên giao dịch ngày 27/6, khối ngoại xả 2 triệu cổ phiếu HPG với giá trị giao dịch 45,468 tỷ đồng. Đến phiên giao dịch ngày 28/6, khối ngoại xả tiếp 1,136 triệu cổ phiếu HPG với giá trị giao dịch 31,010 tỷ đồng. Cho đến ngày 1/7, mặc dù chứng quyền HPG được niêm yết nhưng cổ phiếu cơ sở HPG tiếp tục bị khối ngoại xả mạnh 1,174 triệu cổ phiếu với giá trị giao dịch 27,028 tỷ đồng. Đặc biệt, trong phiên ngày 2/7, khối khoại bán mạnh 2,964 triệu cổ phiếu HPG. Việc liên tục bán tháo cổ phiếu HPG của khối ngoại khiến room ngoại của HPG từ trên 50% giảm xuống chỉ còn 22,3% tính đến nay.
Theo các chuyên gia, cổ phiếu HPG vốn có thanh khoản cao trên sàn chứng khoán, phù hợp khẩu vị của nhiều nhà đầu tư, nhưng tình hình kinh doanh của Tập đoàn này ngày càng khó khăn. Mới đây, ĐHĐCĐ HPG đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2019 với chỉ tiêu doanh thu tăng 24% lên 70.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại giảm 22% xuống còn 6.700 tỷ đồng.
Video đang HOT
Kế hoạch này được đưa ra trong bối cảnh lợi nhuận quý IV/2018 của HPG kém tích cực, đạt 1.760 tỷ đồng, giảm khoảng 27% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên kể từ quý III/2017, lợi nhuận hàng quý của HPG về dưới ngưỡng 2.000 tỷ đồng. Đến quý 1/2019, lợi nhuận ròng của HPG cũng không mấy khả quan khi chỉ đạt 1.810 tỷ đồng, giảm 18,5% so với cùng kỳ.
Việc HPG đưa ra kế hoạch kinh doanh thụt lùi không phải là lần đầu tiên. Dữ liệu quá khứ cho thấy, Ban Lãnh đạo HPG khá thận trọng. Lợi nhuận của Tập đoàn này đã vượt kế hoạch 51% trong năm 2015, vượt 106% trong năm 2016, vượt 33% trong năm 2017 và vượt 7% trong năm 2018.
Tuy nhiên, năm 2019 được các chuyên gia đánh giá là một năm đầy thách thức cho ngành thép toàn cầu. Thị trường thép toàn cầu những tháng đầu năm 2019 ảm đạm với nhu cầu sử dụng thép của một số ngành suy yếu và giá quặng sắt tăng cao.
Theo enternews.vn
Chứng khoán chiều 27/6: VN-Index thủng 950 điểm, cầu bắt đáy chưa vội vào
Hầu như không có thị trường châu Á nào lại giảm điểm trong ngày hôm nay nhưng VN-Index đã giảm tới 1,43% xuống 943,11 điểm. Các chỉ số như NIKKEI 225 đã tăng 1,19%, KOSPI tăng 0,6%, HSI tăng 1,35% còn STI tăng 0,82%.
Đây là một điều gây thất vọng cho nhiều nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam khi số đông vẫn kỳ vọng thị trường sẽ tích cực và thậm chí còn phải tăng tốt hơn cả mặt bằng chung. Các thông tin về vĩ mô hay việc chuẩn bị ký kết hiệp định EVFTA vào ngày 30/6 tới đây lẽ ra phải là liều thuốc hữu hiệu cho tinh thần nhà đầu tư.
Sắc đỏ lại ngập tràn trên toàn sàn với 205 mã giảm so với 92 mã tăng và 53 mã đứng giá tham chiếu. Nhóm cổ phiếu trụ đã giảm sâu nhất khi GAS (-6,4%) là mã cầm đầu về ảnh hưởng. Thực tế, nhịp rơi đột ngột của GAS cũng chỉ xuất hiện trong phiên ATC và đã có không ít nhà đầu tư cảm thấy bất bình với điều này.
Cùng với đó là các mã lớn khác như MSN (-4,09%), SAB (-3,5%), VCB (-1,42%), CTG (-1,2%), VHM (-1,9%), BID (-1,54%)... cũng đều nới rộng đà giảm.
Điều này rõ ràng sẽ chỉ có lợi với những nhà đầu tư đang giữ vị thế short các HĐTL VN30. So với VN30 (-1,43%), VN30F1907 đã rơi mất 15,7 điểm xuống 856,9 điểm và kém 2,5 điểm.
Còn với nhà đầu tư nắm giữ các cổ phiếu cơ sở thì có lẽ niềm vui hầu như không xuất hiện. Ngay cả các mã cổ phiếu dệt may, khu công nghiệp, cảng biến cũng không được "yên thân" như TCM (-3,05%), STK (-3,31%), MSH (-0,83%), VHC (-0,56%), VGC (-2,44%), GMD (-1,52%)... Nhà đầu tư nội nhìn chung đã bị cuốn theo ảnh hưởng, bất kể đó những cổ phiếu tốt hay không.
Nếu tâm lý có bản lĩnh thì chỉ các nhà đầu tư ngoại là thể hiện được. Dù không phải một phiên mua vào nhiều nhưng khối này vẫn đạt được con số mua ròng 12 tỷ đồng, trong đó VJC và SCS đều được mua ròng khoảng 24 tỷ đồng.
Trên cả sàn, giao dịch khớp có sự nhích nhẹ, tăng gần 5% lên 2.627 tỷ đồng. Tuy nhiên, thanh khoản chung sẽ không quá ấn tượng khi chỉ đạt 159 triệu đơn vị, tương đương 3.514 tỷ đồng.
Tại HNX, hành động bán ra cũng trở nên phổ biến hơn khiến một loạt các mã PVS (-2,56%), SHB (-1,45%), TNG (-2,9%), ACB (-1,38%), NDN (-1,2%), VCG (-0,38%) chìm trong sắc đỏ.
Chỉ số HNX-Index đã giảm gần 1% xuống 102,98 điểm. Thanh khoản đạt 31,84 triệu đơn vị, tương đương 387,7 tỷ đồng.
Với UPCoM, kết phiên, chỉ số UPCoM-Index cũng mất 0,5% xuống 55,11 điểm. Thanh khoản sàn đạt 14,42 triệu đơn vị, tương đương 283,25 tỷ đồng.
Theo bizlive.vn
Thương vụ "trăm tỷ" của vợ chồng tỷ phú Trần Đình Long có đổi vận cho cổ phiếu Hoà Phát? Việc vợ chồng ông Trần Đình Long dự chi cả trăm tỷ đồng gia tăng sở hữu cùng thông tin Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) tạm thời với một số sản phẩm thép xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc liệu có giúp giá cổ phiếu HPG "đổi vận". Đà tăng của chỉ...