Vì sao khi tập thể dục chúng ta thấy vui vẻ hơn?
Cách bạn lựa chọn môn tập và tổ chức buổi tập cho mình, bao gồm thời lượng và cường độ tập luyện, là những yếu tố mấu chốt có thể cải thiện tâm trạng đáng kể sau đó.
Tập thể dục, thể thao trong môi trường tự nhiên sẽ tốt hơn với sức khỏe
Các nghiên cứu đã rút ra kết luận: bạn gần như luôn kết thúc một buổi tập thể dục thể thao với một tâm trạng tích cực hơn so với trước khi tập.
Theo báo Washington Post, các buổi tập luyện thể chất sẽ dẫn tới cả hai dạng thức tâm trạng tích cực mà nhiều chuyên gia tâm lý đã đề cập: sự năng động tích cực ở mức cao (cảm thấy nhạy bén, phấn khích, hạnh phúc) và sự năng động tích cực ở mức thấp (cảm thấy bình yên, vui vẻ, thư thái).
Do đó nếu bạn muốn “tăng mood” bằng luyện tập, hãy yên tâm đó là kết quả có thật và đã được khẳng định qua nghiên cứu. Tập bất cứ cái gì cũng sẽ tốt hơn là không tập.
Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất, hãy chú ý tới việc cấu trúc bài tập sao cho phù hợp nhất với bản thân.
Vì sao tập luyện giúp giảm stress?
Để biết cách cấu trúc bài tập thể dục phù hợp, bạn nên hiểu rõ vì sao các bài tập thể chất lại giúp ta vui vẻ hơn.
Có thể bạn đã nghe tới hormone endorphin, một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau và nhiều hơn thế nữa. Endorphin lan truyền với số lượng lớn hơn trong lúc tập thể dục.
Cùng với endorphin, trong lúc tập, bộ não cũng được “tận hưởng” mức độ endocannabinoids cao hơn. Đây là một nhóm thụ thể cannabinoid nội sinh có vai trò rất quan trọng với nhiều chức năng cơ bản của cơ thể người như sự thèm ăn, chức năng miễn dịch, chuyển hóa, tiêu hóa thức ăn, đau, ngủ, trí nhớ, tâm trạng, tiêu hóa, phản ứng với viêm và nhiều loại khác.
Các chất dẫn truyền thần kinh và những hóa chất tốt khác trong não cũng hoạt động ở mức độ cao hơn trong khi tập.
Video đang HOT
Một nhân tố khác giúp tâm trạng bình ổn hơn khi tập là do mức tăng nhẹ của nhiệt độ cơ thể, từ đó giúp giảm căng cơ.
“Sau khi tập, hệ thần kinh tĩnh tại hơn, các cơ bắp được thư giãn và điều đó truyền tải thông tin tới não để bạn cảm nhận điều đó là một cảm giác tốt”, ông J. Carson Smith, giáo sư khoa học vận động tại ĐH Maryland giải thích.
Tuy nhiên, tâm trạng của bạn không chỉ được quyết định bởi những gì xảy ra bên trong cơ thể như vừa phân tích. Tập thể thao còn là cơ hội thường xuyên để mài giũa sự tự tin của bản thân, giúp bạn thêm tin tưởng là mình có thể hoàn thành những mục tiêu tự đặt ra. Với một số người, bài tập càng khó, tâm trạng của họ càng vui vẻ hơn sau đó.
“Niềm vui của việc đạt được thành tích đó có thể làm lu mờ mọi cảm giác khó chịu phát sinh trong lúc tập thực sự”, giáo sư tâm lý vận động Panteleimon Ekkekakis của ĐH Iowa State nói.
Nên tập thế nào?
Trước hết là kiểu bài tập. Những bài tập aerobic có xu hướng tác động giúp tạo ra nhiều loại hóa chất tích cực cho não hơn là những bài tập không phải aerobic, kiểu như nâng tạ.
Tuy nhiên, cần phải lặp lại một lần nữa ý này: bài tập tốt nhất là bài tập phù hợp với bạn và bạn yêu thích nó. Nếu bạn thích đạp xe trong nhà, chạy bộ hay bơi…, hãy cứ tập chúng. Tập môn bạn thích là yếu tố cốt lõi để duy trì sự bền bỉ.
Ngay cả khi bạn không có thời gian tập những môn thể thao theo kiểu “chính thống” thì việc những vận động nhỏ như đi bộ ngắn, co duỗi một vài động tác yoga hay leo cầu thang, dọn dẹp cũng giúp tâm trạng bạn vui vẻ, nhẹ nhõm hơn.
Thời gian tập luyện. Ngay cả chỉ 10′ đi bộ quanh tòa nhà cũng đã giúp tăng cường lưu thông máu và cải thiện tâm trạng cho bạn. Tuy nhiên để giúp tâm trạng cải thiện đáng kể, bạn cần ít nhất 20′ tập luyện theo như khuyến nghị của hầu hết các nghiên cứu.
Tập lâu hơn có thể sẽ tốt hơn, miễn là bạn có thể tập được và không bị căng thẳng hay đau hơn trong khi tiếp tục tập. Mức độ endorphin bắt đầu tăng sau khoảng một giờ vận động aerobic ở mức trung bình và tăng theo hàm mũ sau đó.
Cường độ tập. Nếu nói về phương diện phát sinh các chất hóa học có lợi trong não khi tập, cường độ tập tăng dần từ dễ – trung bình – khó là tốt nhất. Nếu bạn tập luyện theo nhịp tim, mức độ này sẽ ở mức khoảng 60-80% nhịp tim tối đa của bạn.
Chẳng hạn, nghiên cứu của ĐH Arizona nhận thấy mức độ endocannabinoid tăng lên mức cao nhất khi mọi người chạy ở tốc độ dễ hoặc trung bình trong 30 phút. Còn khi mọi người đi bộ hoặc chạy rất nhanh trong 30′, mức độ endocannabinoid của họ lại giảm.
Tuy nhiên tâm lý đóng vai trò quan trọng ở đây. Một nghiên cứu của ĐH Wisconsin nhận thấy mọi người sẽ có tâm trạng tốt hơn khi họ được tự chọn cường độ tập luyện mà không phải tuân theo một mức được quy định, ngay cả khi mức độ endocannabinoid của họ vẫn tăng cao hơn sau khi phải tập theo quy định đó.
Nơi tập cũng quan trọng. Ngày càng nhiều nghiên cứu ủng hộ việc tập luyện “xanh”, tức là tập luyện trong thiên nhiên. Trong khoảng từ 8-10 phút ở trong công viên, hoạt động của bộ não liên quan tới mệt mỏi và căng thẳng sẽ giảm, trong đi đó hoạt động liên quan tới thiền và điềm tĩnh sẽ tăng.
Thời điểm tập phù hợp. Với những người có thói quen tập thể dục truyền thống, nhiều người cho rằng việc tập luyện vào buổi sáng sớm sẽ giúp tâm trạng tốt hơn để bắt đầu ngày mới.
Tuy nhiên cũng có rất nhiều nghiên cứu cho rằng việc tập luyện sau giờ làm việc sẽ giúp bình ổn lại tâm lý của bạn sau một ngày làm việc vất vả.
Một số nghiên cứu ủng hộ bài tập buổi sáng vì lý do đơn giản đó là lúc thời gian của bạn không bị xâm lấn bởi nhiều thứ nên chắc hẳn bạn sẽ có hứng thú tập hơn.
Tuy nhiên, vì tập thể thao là để mang lại tâm trạng và thể chất khỏe mạnh hơn, nên bất cứ thời gian nào phù hợp với bạn đều có thể tập được và không nên câu nệ chuyện lúc nào tốt hơn lúc nào.
Theo tuoitre
Buồn nôn do tập thể dục: Những điều người tập luyện nên biết
Tập thể dục mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, thỉnh thoảng chúng ta lại cảm thấy buồn nôn khi tập. Hiện tượng này gọi là buồn nôn do tập thể dục. Bất kỳ ai cũng có thể mắc.
Buồn nôn do tập thể dục là triệu chứng bình thường và ai cũng có thể mắc - SHUTTERSTOCK
Tập luyện sẽ giúp kích thích endorphins, loại hoóc môn giúp cải thiện tâm trạng, tạo cảm giác vui và có tác dụng giảm đau. Tập luyện thường xuyên cũng giúp cơ thể săn chắc và ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm, theo MSN.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng khi tập ngồi xổm, chạy bộ hay một số động tác khác, chúng ta lại cảm thấy buồn nôn. Hiện tượng này là bình thường và khá phổ biến, được gọi là buồn nôn do tập thể dục.
Buồn nôn do tập thể dục có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, từ những người mới tập thể dục bình thường cho đến các vận động viên Olympic, Health dẫn lời chuyên gia y học thể thao Brian Babka tại Đại học thể thao Northern Illinois (Mỹ).
Giải thích hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng tập luyện cường độ cao có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa. Khi tập luyện, máu sẽ chảy đến cơ bắp và các cơ quan quan trọng như tim, phổi và não.
Hiện tưởng trên sẽ khiến máu ít lưu thông đến cơ quan tiêu hóa hơn, từ đó làm gián đoạn quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày.
Cơ chế sinh học này là sản phẩm của quá trình tiến hóa. Tổ tiên chúng ta khi gặp thú dữ sẽ cần cơ bắp, tim, phổi và não hoạt động mạnh để có thể chạy trốn. Do đó, hoạt động thể chất sẽ khiến máu ưu tiên chảy dồn về những cơ quan quan trọng.
Trong thế giới hiện đại, chúng ta tập thể dục đến rèn luyện và vui chơi. Khi đó, chế tiến hóa trên đã gây tác dụng phụ khó chịu, MSN dẫn lời bác sĩ Michael Richardson tại phòng khám One Medical Group (Mỹ).
Máu chảy càng nhiều đến cơ, tim, phổi và não thì càng ít lưu thông đến dạ dày và triệu chứng buồn nôn do tập thể dục càng nặng.
Vì cơ chân là nhóm cơ lớn nên máu cũng sẽ lưu thông đến nhiều hơn khi tập luyện. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi những buổi tập cơ chân có thể sẽ bị buồn nôn do tập thể dục nặng hơn. Tập luyện cường độ cao ngắt quãng (HIIT) cũng có thể khiến triệu chứng buồn nôn thêm trầm trọng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhấn mạnh đây là hiện tưởng bình thường và chỉ là số ít. Lợi ích của tập luyện thể chất thường lớn hơn nhiều những vấn đề mà nó mang lại.
Cách hiệu quả để tránh buồn nôn do tập thể dục là không nên ăn khi gần sát giờ tập. Bữa ăn phải cách giờ tập từ 1 đến 3 giờ. Tránh ăn các món có nhiều chất béo bão hòa như các món chiên xào trước giờ tập vì chúng được tiêu hóa chậm và dễ gây đầy bụng, các chuyên khuyến cáo.
Ngoài ra, hãy uống đủ nước vì mất nước cũng gây buồn nôn do tập thể dục. Cách làm giảm triệu chứng buồn nôn là hãy giảm cường độ tập và đi bộ xung quanh với tốc độ chậm hoặc vừa phải, theo MSN.
Theo thanhnien
Vận động nhiều hơn để ngừa ung thư và nhiều bệnh khác Bất kỳ một hình thức tập thể dục nào cũng đều tốt cho sức khỏe. Chúng ta nên vận động nhiều hơn và ngồi ít lại. Ảnh: Shutterstock Đó là hướng dẫn mới được Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (Mỹ) công bố vào ngày 12.11. Hướng dẫn mới này đang được các chuyên gia y tế hy vọng sẽ giúp...