Vì sao khi có tân giám đốc công an, nhiều băng nhóm tội phạm mới bị triệt phá?
Các chuyên gia lý giải việc chỉ khi có tân giám đốc công an thì hàng loạt băng nhóm tội phạm khét tiếng ở các tỉnh, thành mới bị triệt phá.
Tháng 10/2019, Bộ Công an điều động, bổ nhiệm hàng loạt Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bến Tre.
Dưới sự điều hành của các tân giám đốc công an, hàng loạt băng nhóm tội phạm bị phanh phui, nhiều chuyên án được phá thành công.
Từ những vụ án này, dư luận cũng đặt ra câu hỏi tại sao ở các địa phương chỉ khi có tân giám đốc công an thì những băng nhóm xã hội đen lộng hành suốt thời gian dài mới bị triệt phá.
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an.
Trả lời VTC News, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an cho rằng, thực tế trên phán ánh công tác giám sát, kiểm tra của cấp trên làm chưa tốt.
“Các cơ quan quan trung ương ở đâu, làm thế nào, đã làm đến tận cùng chưa, một năm về địa phương bao nhiêu lần, đã kiểm tra và phát hiện thế nào?”, tướng Cương đặt câu hỏi.
Vị chuyên gia này cho rằng nếu có sự giám sát chặt chẽ thì sẽ không có các băng nhóm tội phạm lộng hành thời gian dài như vậy.
Theo tướng Cương, ở đây có trách nhiệm của Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội Vụ và cả Bộ Công an, các cơ quan này không chỉ bố trí cán bộ mà còn phải kiểm tra xem cán bộ hoạt động thế nào.
“Vụ việc ở Thái Bình, tại sao khi thay giám đốc công an mới là một thượng tá lại làm giỏi mà trước đây một đại tá lại không làm được, Bộ Công an phải vào cuộc thanh tra.
Vụ việc ở Thái Bình, tại sao khi thay giám đốc công an mới là một thượng tá lại làm giỏi mà trước đây một đại tá lại không làm được.Thiếu tướng Lê Văn Cương
Điều này muốn nói công tác thanh tra, kiểm tra của cấp trên, của thành phố Thái Bình và của tỉnh Thái Bình là chưa đến nơi đến chốn.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói “lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo”, trong khi ta đã có bộ máy khổng lồ của Đảng, Chính phủ.
Từ đây rút ra vấn đề đó là hệ thống giám sát quyền lực của ta có vấn đề. So sánh với những vụ việc như ở Đồng Nai, Đà Nẵng hay TP.HCM cũng như vậy, những cơ quan giám sát phải chịu trách nhiệm”, tướng Cương bình luận.
Cũng bình luận về việc này, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng, Ủy viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng, khi vụ án Đường “Nhuệ” bắt đầu được phanh phui có câu chuyện Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình mới được bố trí, được điều động về mới làm được quyết liệt như vậy.
“Việc điều động các giám đốc công an tỉnh, thành mới sẽ tạo sự quyết liệt trong đấu tranh phòng chống tội phạm ở các địa phương.
Việc bổ nhiệm giám đốc công an các địa phương không phải người tại địa phương là chủ trương nhất quán của Bộ Công an đã thực hiện trong thời gian dài.
Tới nay theo tôi biết, các địa phương cơ bản có chuyện bố trí giám đốc công an không phải người địa phương.
Đây cũng là cách chúng ta phòng ngừa và ngăn chặn sự nảy sinh các quan hệ mang tính chất thân thiết, họ hàng, quan hệ mang tính chất giảm đi tinh thần quyết liệt trong đấu tranh phòng chống tội phạm ở các địa phương”, ông Hồng nhận xét.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng, Ủy viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.
Cũng theo vị đại biểu Quốc hội, thông qua một số vụ án vừa xảy ra ở một số địa phương như vụ đánh bạc ở Phú Thọ, tình trạng tội phạm ở Đồng Nai, rõ ràng có dấu hiệu của sự làm ngơ, có thể có sự tiếp tay của cơ quan thực thi pháp luật cho những dạng tội phạm như Đường “Nhuệ”.
Cán bộ mới về thì không phải chịu áp lực nào cả, không nằm trong nhóm nọ, bộ phận kia cho nên mới làm khách quan, vô tư.Ông Lê Việt Trường
Đồng quan điểm, ông Lê Việt Trường – nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng, việc đưa các giám đốc công an được lựa chọn từ nơi khác về đảm nhiệm các vị trí cán bộ chủ chốt ở các tỉnh, thành phố trọng điểm phản ánh hiệu quả đấu tranh của ban lãnh đạo cũ kém, không đạt được như mong muốn.
“ Cán bộ mới về thì không phải chịu áp lực nào cả, không nằm trong nhóm nọ, bộ phận kia cho nên mới làm khách quan, vô tư và hoàn toàn có thể đấu tranh được.
Đây cũng chính là kinh nghiệm cho thấy rằng không được để cán bộ nào đó giữ ví trị ở một địa bàn quá lâu.
Tuy có mặt thuận là nắm vững địa bàn, am hiểu công việc nhưng ngược lại cũng có những vấn đề, như có thể đã hình thành các lợi ích nhóm”, ông Trường nhận định.
Nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cũng đánh giá rất cao chính sách điều động, luân chuyển cán bộ của Bộ Công an thời gian qua. Việc này đã ngay lập tức phát huy tác dụng.
“Phải luân chuyển, điều động, khi phát hiện nếu có vấn đề mất đoàn kết hay chia rẽ nội bộ là phải sớm xử lý. Khi đưa cán bộ chủ chốt về, làm việc có trách nhiệm và vô tư trong sáng, không chịu áp lực của chuyện tiêu cực nào thì rõ ràng công việc đi vào quỹ đạo“, ông Lê Việt Trường nói.
Ông Lê Việt Trường – nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.
Nhấn mạnh việc Bộ Công an phải rất lưu tâm về công tác cán bộ, kể cả Trung ương và các tỉnh, thành phố, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, với những địa phương để xảy ra tình trạng xã hội đen, ma túy, xảy ra nhiều trọng án cần đánh giá lại năng lực, trách nhiệm của công an địa bàn cũng như lãnh đạo cao nhất của công an địa phương đó.
Ông Nhưỡng cho biết, ông từng nêu trước Quốc hội vì sao có những địa phương để lượng ma túy lọt và đóng thùng, cả tấn nhưng giám đốc công an tỉnh lại không chịu trách nhiệm gì.
Tới nay, Bộ Công an vẫn chưa trả lời ông được câu hỏi này, câu trả lời mới chung chung, nhiều Giám đốc Công an ở địa bàn đó vẫn yên vị, chưa bị xử lý.
“ Tôi đánh giá rất cao Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình mặc dù mới về, mới chịu trách nhiệm nhưng đã làm được một vụ án như vụ của Đường “Nhuệ”.
Một số nơi có địa bàn phức tạp, cơ quan chức năng phải xem xét trong thời gian sắp tới nếu giám đốc công an sắp về hưu hay trong thời kỳ này có nên thay Giám đốc đó không, có quyết liệt không.
Chúng ta phải lấy vụ việc này là một trong những vấn đề để rút kinh nghiệm cho công tác cán bộ của ngành công an nói chung cũng như công an một số địa phương, địa bàn trọng điểm nhằm bảo đảm tính chủ động trong công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, nhất là trấn áp xã hội đen“, ông Nhưỡng chia sẻ.
Video: Khởi tố 4 cán bộ Sở Tư pháp Thái Bình liên quan đến Đường “Nhuệ”
XUÂN TRƯỜNG – NGUYỄN HUỆ
Trần tình của nguyên Trưởng Công an nơi Đường Nhuệ bị tố đánh người
Liên quan đến việc Công an TP.Thái Bình (Thái Bình) phục hồi điều tra vụ Nguyễn Xuân Đường (Đường Nhuệ, Thái Bình) bị tố cố ý gây thương tích cách đây 6 năm, nguyên Trưởng Công an phường sở tại đã có những chia sẻ trực tiếp với Dân Việt.
Ngày 14/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Thái Bình đã ra Quyết định phục hồi điều tra vụ án số 01, hủy Quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự số 10/QĐ ngày 05/7/2015 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Thái Bình đối với vụ án hình sự "Cố ý gây thương tích" xảy ra ngày 18/11/2014 tại trụ sở Công an phường Trần Lãm, TP.Thái Bình để tiến hành điều tra.
Nạn nhân trong vụ án này là bà Đinh Thị Lý (SN 1964, phường Trần Lãm, TP.Thái Bình) cùng con trai bà là anh Mai Thế Duy.
Theo tố cáo của bà Lý, mẹ con bà đã bị Đường Nhuệ, Nguyễn Thị Dương (vợ Đường) và đàn em hành hung ngay tại trụ sở Công an phường Trần Lãm khi họ đến đây làm việc.
Vào thời điểm này, đương chức Trưởng Công an phường Trần Lãm là ông Trần Mạnh Tản.
Để rộng đường dư luận, vào trưa nay (17/4), ông Tản đã có những trần tình cụ thể với Dân Việt về sự việc xảy ra cách đây 6 năm.
Bà Lý diễn tả lại hành động lúc bị Đường Nhuệ khống chế, hành hung tại trụ sở Công an phường Trần Lãm vào năm 2014 với PV Dân Việt.
Cả phường họp giao ban, không biết có việc xô xát
Theo người đàn ông này, sự việc đã trải qua khá lâu, ông không thể nhớ chính xác từng chi tiết, từng hình ảnh 100%, tuy nhiên sự việc cơ bản ông vẫn có thể tường thuật lại được.
Nguyên Trưởng Công an phường Trần Lãm cho biết, vào thời điểm xảy ra vụ việc, khoảng 6h sáng cùng ngày khi ông đang trực ở phòng tại cơ quan thì có một người phụ nữ xưng từ Hà Nội đến, người này trao đổi có gặp vấn đề liên quan đến bà Lý.
"Người này nói trong quá trình làm ăn công tác thì có quen bà Lý, có nhờ bà Lý xin việc cho một người cháu công việc gì đấy ở trên Hà Nội, có đặt cọc tiền nhờ xin nhưng hơn 1 năm không xin được việc, tiền chưa trả" - ông Tản thuật lại.
Nguyên lãnh đạo Công an phường Trần Lãm chia sẻ, trước diễn biến này, ông đã trả lời người phụ nữ kia rằng sự việc xảy ra ở TP.Hà Nội, thẩm quyền xác minh, xử lý là của Công an TP.Hà Nội. Vì đây là sự việc dân sự, nếu 2 bên thoả thuận được với nhau thì Công an phường Trần Lãm sẽ làm các thủ tục ban đầu, nếu sự việc phức tạp sẽ liên hệ với Công an TP.Hà Nội về bàn giao vụ việc.
Do lúc đó là khoảng 6h sáng, ông Tản phải đi họp giao ban ở thành phố nên đề nghị người phụ nữ trên về viết đơn trình bày sự việc, 8h quay lại cơ quan để làm việc liên quan.
Theo nguyên Trưởng Công an phường Trần Lãm, vào thời điểm bà Lý tố cáo bị Đường Nhuệ hành hung ngay tại trụ sở, cả đơn vị đang họp giao ban trên tầng 2 và không nghe thấy bất cứ động tĩnh gì từ tầng 1 nơi bà Lý và người phụ nữ ở Hà Nội xuất hiện.
"Tôi giao ban khoảng 8h15 về, đồng chí Phó Công an phường có báo cáo lại là có 2 người (bà Lý và người phụ nữ từ Hà Nội về) tới Công an phường trình bày về vấn đề trên.
Tôi bảo đồng chí rằng cho người ta giấy bút vào phòng tiếp dân để 2 bên người ta tự khai. Xong anh em tập trung giao ban, mươi mười lăm phút rồi xuống mà làm vì sự việc xảy ra đã lâu, không phải việc cháy nhà chết người" - ông Tản kể lại.
Tại thời điểm sáng ngày 18/11/2014, theo ông Tản, Công an phường Trần Lãm giao ban ở tầng 2 từ khoảng 8h kém đến khoảng 8h15 là xong việc, lúc này có khoảng 11, 12 đồng chí, trong lúc giao ban cả đơn vị đều không nghe bất cứ thông tin gì ầm ĩ ở bên dưới.
Lúc giao ban, ông Tản nói có chỉ đạo anh em cán bộ lát nữa xuống tách 2 người, mời làm việc, thu hồ sơ, giấy tờ lại. Do cũng có quen biết bà Lý nên sau khi giao ban xong ông Tản xuống tầng 1, mở cửa ra chào bà Lý.
"Sau khi xuống phòng, tôi vào thì gặp 3 người (bà Lý, con trai bà Lý, người phụ nữ ở Hà Nội) ở phòng tiếp dân. Bà Lý có nói với tôi một câu vừa rồi Đường Nhuệ, vợ nó và thằng nào nữa lăng mạ, nhổ bọt vào mặt bà ấy, đấm vào con mặt bà ấy. Nguyên văn như vậy" - vị nguyên Trưởng Công an phường Trần Lãm năm 2014 nói.
Vị nguyên Trưởng Công an phường Trần Lãm khẳng định, với tư cách là Trưởng Công an phường thời điểm đó ông đã làm hết trách nhiệm, ngay khi bà Lý báo sự việc ông đã ngay lập tức gọi điện cho Phó Trưởng Công an thành phố Cao Giang Nam để báo cáo. (Trong ảnh là Phó Trưởng Công an TP.Thái Bình Cao Giang Nam, ông Nam cũng là người ký quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự liên quan đến vụ bà Lý bị hành hung sau 6 tháng khởi tố điều tra).
Theo vị này, lúc đó ông đã hỏi thăm sức khoẻ của con trai bà Lý và được anh này nói bị đau bên trong mặt. Trước tình huống phức tạp, vị lãnh đạo Công an phường này đã ngay lập tức gọi điện thoại báo cáo đồng chí Cao Giang Nam - Phó Trưởng Công an TP.Thái Bình về sự việc.
"Anh Nam tiếp nhận thông tin, sau đó khoảng 15, 20 phút thì có đồng chí Côn - Đội trưởng Đội điều tra tổng hợp thời điểm đó cùng 4, 5 cán bộ điều tra xuống làm việc. Các anh yêu cầu tôi thay mặt đơn vị viết báo cáo về sự việc.
Tất cả mọi việc sau đó Công an thành phố thụ lý, phối hợp làm việc với những người liên quan nên chúng tôi không tham gia giải quyết việc gì nữa...
Việc có triệu tập Đường hay không tôi không biết, đó là thẩm quyền của Công an thành phố" - nguyên Trưởng Công an nơi Đường Nhuệ bị tố đánh người nói.
Về thông tin cơ quan công an phục hồi điều tra vụ án, huỷ bỏ quyết định tạm đình chỉ điều tra, ông Tản nói hoàn toàn ủng hộ quyết định của cơ quan chức năng.
Theo ông, cơ quan điều tra có căn cứ thì cứ phục hồi theo quy định, đó mới chỉ tạm đình chỉ điều tra, cứ làm đúng, đúng người đúng tội.
Về thông tin bà Lý bảo có cán bộ công an phường nhìn thấy vụ việc, ông Tản khẳng định không có. Theo ông này, lúc đó cả cơ quan giao ban hết.
"Thực sự việc bà Lý và con trai bà ấy có bị đánh hay không, đánh như nào thì cả đơn vị không ai biết. Lúc ấy họp trên tầng 2, không có gì ầm ĩ cả, nếu có gì ầm ĩ thì hô quân xuống ngay" - vị nguyên cán bộ công an phường Trần Lãm trần tình.
Công an phường đã làm hết trách nhiệm
Với tư cách là Trưởng Công an phường vào thời điểm xảy ra sự việc, ông Tản cho biết ông đã làm hết trách nhiệm. Khi nghe bà Lý báo sự việc bị hành hung ông đã ngay lập tức báo cáo sự việc lên cơ quan cấp trên trung thực.
Ông Tản cho biết, do sự việc được Công an TP.Thái Bình thụ lý điều tra ngay sau đó nên việc có triệu tập Đường Nhuệ lên hay không thì ông không nắm bắt được.
Về việc dư luận xã hội đang có nhiều băn khoăn về trách nhiệm của Công an phường sở tại thời điểm đó, ông Tản nhận định, trong trường hợp Công an phường đang làm việc với 2 bên, đối tượng xông vào tấn công công dân mà Công an phường làm ngơ thì là trách nhiệm rất lớn của đơn vị.
"Người ta đặt vấn đề là phải. Tuy nhiên, người ta chưa hiểu, người ta nghĩ là xông vào Công an phường đánh mà Công an làm ngơ, trên thực tế là cả đơn vị đang họp. Người ta trách thì cũng phải chịu thôi, bây giờ thanh minh với ai" - vị nguyên Trưởng Công an chia sẻ.
Theo ông Tản, nếu đơn vị mà biết sự việc nhưng làm ngơ như vậy thì ít nhất ông đã phải nhận hình thức kỷ luật nào đó từ Công an thành phố thời điểm đó. Việc ông Tản về hưu sớm được dư luận cho rằng vì liên quan đến vi phạm trong vụ việc này cũng được bác bỏ. Ông khẳng định mình hết thời gian cơ cấu cấp uỷ ở phường nên đã xin về hưu sớm.
Cũng liên quan đến sự việc này, thông tin từ đại tá Nguyễn Xuân Hậu - Trưởng Công an TP.Thái Bình cho biết, vụ án đang được cơ quan công an tích cực điều tra, đơn vị đã mời những người có liên quan để thu thập thông tin theo đúng quy định.
Trước thông tin khởi tố, tạm đình chỉ rồi phục hồi điều tra vụ việc này, Trưởng Công an TP.Thái Bình khẳng định Công an TP.Thái Bình luôn làm đúng theo quy định về quy trình tố tụng, có sự giám sát của Viện kiểm sát nhân dân. Vụ án đang được điều tra nên sẽ cung cấp thông tin khi có kết luận chính thức về vụ việc.
Ở một diễn biến khác, thông tin từ Thượng tá Nguyễn Thanh Trường - Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình sẽ tập trung củng cố chặt chẽ các tài liệu, chứng cứ để xử lý các đối tượng trong vụ án liên quan đến băng nhóm của "Đường Nhuệ" theo đúng quy định của pháp luật với quan điểm xử lý nghiêm, không có vùng cấm.
Đàn em Đường 'Nhuệ' bị tố đánh nam thanh niên tàn phế ngay trước cửa nhà Nam thanh niên bị đàn em của Đường 'Nhuệ' lao vào đánh ngay tại sân nhà, sau đó chúng cầm gậy đập liên tiếp vào chân khiến anh này tàn phế. Liên quan đến vụ bắt tạm giam Đường Dương cùng 4 đàn em ở Thái Bình, mạng xã hội vừa đăng tải clip ghi lại cảnh đàn em của Đường "Nhuệ" cùng...