Vì sao khăn ướt vệ sinh cho bé lại không diệt được vi khuẩn?
Khăn giấy ướt tốt để làm vệ sinh cho trẻ sơ sinh, nhưng không dùng để diệt khuẩn.
Da của trẻ rất nhạy cảm và không nên tiếp xúc với hóa chất – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem loại khăn ướt được các bà mẹ tin dùng cho con này chứa những gì, có tác dụng ra sao, và cần chú ý điều gì khi sử dụng nhé!
Trong khăn ướt có những thành phần gì?
Khăn ướt trẻ em được thiết kế chủ yếu để làm sạch phân của bé mà không làm hỏng da hoặc làm cho da bị đỏ và đau.
Để đạt mục đính này, khăn lau trẻ em được làm từ vải hoặc giấy, được ngâm trong dung dịch nước có chứa chất làm mềm và giữ ẩm như nha đam và có thể chứa chất bảo quản. Nhưng không có chất khử trùng, theo Insider.
Video đang HOT
Ví dụ: Thử so sánh khăn ướt trẻ em với loại khăn ướt có chất diệt khuẩn. Trong khăn ướt có chất diệt khuẩn sẽ tìm thấy sodium hypochlorite, là thành phần diệt vi khuẩn có trong nhiều sản phẩm vệ sinh có chất tẩy trắng. Ngoài ra, còn có một thành phần chống vi khuẩn gọi là alkyl phổ biến trong các chất khử trùng trong gia đình.
Tại sao khăn ướt trẻ em không diệt được vi khuẩn?
Da của trẻ rất nhạy cảm và không nên tiếp xúc với hóa chất, Ilan Shapiro, bác sĩ nhi khoa và y tế, giám đốc giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho AltaMed Health Services ở California (Mỹ), cho biết, theo Insider.
Do đó, không nên sử dụng khăn ướt gia dụng cho bé vì nó không được thiết kế để sử dụng trên làn da non trẻ của bé.
Và cũng đừng sử dụng khăn ướt trẻ em để làm vệ sinh quầy bếp hay vòi nước vì nó không chứa những chất diệt vi khuẩn.
Làm thế nào để giữ vệ sinh cho mình và cho bé?
Theo bác sĩ Shapiro, điều quan trọng nhất là rửa tay.
Vì vậy, khi thay tã cho bé, hãy làm theo các bước sau để chắc chắn rằng cả hai đều sạch sẽ:
Lau sạch
Lau sạch phần mông của bé. Không cần dùng khăn ướt để lau nếu bé chỉ tè. Vứt bỏ cả tã và khăn ướt sau khi sử dụng.
Rửa tay
Nếu không đeo găng tay, hãy nhớ rửa tay cẩn thận bằng xà phòng và nước sau khi thay tã. Hãy nhớ quy tắc 20 giây để đảm bảo đôi tay thực sự sạch sẽ, theo Insider.
Rửa tay cho bé
Một số bé thích đưa tay xuống tã khi đang thay tã. Nên rửa tay cho bé sau khi thay tã. Học viện Nhi khoa Mỹ đề nghị sử dụng xà phòng và nước ấm trong khoảng từ 15 – 48 độ C.
Điểm mấu chốt cuối cùng
Có thể dùng khăn ướt để vệ sinh cho bé nhưng không diệt được vi khuẩn, cách tốt nhất để tiêu diệt vi khuẩn là dùng xà phòng và nước, theo Insider.
Ai dễ mắc bệnh thấp tim?
Hỏi: Con gái tôi học lớp 1, cháu hay bị viêm họng. Tôi nghe nói viêm họng dễ dẫn đến thấp tim nên rất lo. Trường hợp nào dễ mắc thấp tim? Tôi nên làm gì để bệnh viêm họng của cháu không thành thấp tim?
Trả lời: Thấp tim (còn gọi là thấp khớp cấp hoặc sốt thấp khớp) là một bệnh viêm cấp tính có tính chất toàn thân (liên quan đến miễn dịch) chỉ xảy ra sau một hay nhiều đợt viêm họng do liên cầu beta tan huyết nhóm A. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ đang độ tuổi đi học (5-15 tuổi).
Tuy nhiên, không phải tất cả những trẻ bị viêm họng đều bị thấp tim, khoảng 3% trẻ bị viêm họng mắc bệnh này. Sau đợt viêm họng do liên cầu khuẩn, các cơ quan khác bắt đầu bị tổn thương. Bệnh biểu hiện bằng một hội chứng bao gồm: viêm đa khớp, viêm tim, hạt dưới da, ban đỏ vòng.
Thấp tim gây ra bởi các vi khuẩn thuộc nhóm liên cầu, đặc biệt sau viêm họng do liên cầu từ vài tuần đến vài tháng, dẫn đến tổn thương các cấu trúc van tim, tiến triển dần gây dày, co kéo, vôi hóa tổ chức van tim. Nhờ sự phát triển nhanh của nhiều loại kháng sinh, tỷ lệ thấp tim ngày nay đang có xu hướng giảm rõ rệt. Khi con bị viêm họng, bạn nên đưa cháu đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi và tránh tái phát.
Bàn chân của người nhiều bệnh tật, tuổi thọ kém luôn có chung 7 dấu hiệu nhỏ này: Cả đàn ông lẫn phụ nữ đều nên kiểm tra ngay Bàn chân rất dễ gặp các chấn thương nếu chúng ta không chăm sóc đúng cách. Y học cổ truyền Trung Quốc cho biết, chỉ cần nhìn đôi chân của mỗi người là sẽ biết tình trạng sức khỏe và tuổi thọ của người đó ra sao. Bàn chân là vị trí thường bị bỏ quên và ít được chăm sóc nhưng thực...