Vì sao hơn 100.000 hộ dân biết nguy cơ sạt trượt vẫn “cố thủ”?
Chỉ tính từ năm 2000 – 2017 đã xảy ra hơn 260 trận lũ quét, sạt lở đất làm chết và mất tích 910 người, thiệt hại kinh tế hàng chục ngàn tỉ đồng.
Tại các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, bắc Trung bộ mỗi khi mưa bão thì hơn 100 nghìn hộ dân đang hàng ngày sinh sống trong khu vực có nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất lại không khỏi lo lắng, bất an. Sau bản Pọng, Sa Ná ở Thanh Hóa, Sáng Tùng ở Lai Châu…thiên tai sẽ tiếp tục giáng lên bản làng nào, khi mà công tác dự báo, cảnh báo và ứng phó của chúng ta đang cho thấy những yếu kém, bất cập?
Người dân Sa Ná trắng tay sau lũ giữ.
Lo lắng, bất an… là tâm trạng chung của người dân miền núi mỗi khi vào mùa mưa lũ. Không phải vô cớ mà người dân bất an như vậy, bởi những năm gần đây lũ quét, sạt lở đất xảy ra với cường độ mạnh và thiệt hại ngày càng tăng.
Từ bản Sáng Tùng (Lai Châu), xã Hát Liều (Yên Bái), đến bản Pọng ở Mường Lát và gần nhất là bản Sa Ná ở Quan Sơn (Thanh Hóa)… thiên tai đã bất ngờ ập đến và cuốn phăng tất cả nhà cửa, tài sản của người dân.
Ông Vũ Văn Luật, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lai Châu (1 người có nhiều năm trăn trở trước nỗi lo này của người dân miền núi) khẳng định, chưa bao giờ lũ quét, sạt lở đất lại đáng ngại như thời gian gần đây.
Tang hoang sau lũ người dân không tin vào mắt mình
Video đang HOT
“Lũ quét và sạt lở có thể diễn ra trên toàn tỉnh với mức độ nặng nhẹ khác nhau xảy ra khắp mọi địa hình. Với địa hình chia cắt như miền núi thì chọn được nơi an toàn về nguy cơ lũ quét sạt lở đất không nhiều, mà với vị trí đẹp vẫn có thể xảy ra, kể cả thành phố vẫn nằm trong vùng nguy cơ lún sụt. Vậy với tình hình và thời tiết, địa hình như thế thì người dân phải thường xuyên theo dõi, trước hết là bảo vệ tài sản, tính mạng của mình”, ông Luật nói.
Với địa hình đồi núi, chia cắt phức tạp, nơi nào cũng có nguy cơ sạt lở. Những ngôi nhà chênh vênh bên sườn núi, sát sạt vực sông, thậm chí người dân còn đào vạt chân núi để có đất dựng nhà, mặc cho tử thần cứ lơ lửng trên đầu. Nếu cả nước có 12 nghìn điểm với hơn 100 nghìn hộ dân đang sinh sống trong vùng có nguy cơ cao về sạt lở, lũ ống, lũ quét thì tại tỉnh Thanh Hóa đã có tới 7 nghìn hộ dân sống chung với nguy cơ sạt lở. Con số này tại các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La cũng lên đến chục nghìn hộ.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao hàng trăm nghìn hộ dân đã được rà soát, quy hoạch vùng nguy hiểm nhưng chính quyền các cấp và các ngành chức năng lại bất lực trong việc cảnh báo và di dân đến nơi an toàn? Khi nhắc đến, tỉnh nào cũng đưa ra lý do là thiếu kinh phí, không bố trí được khu đất tái định cư…
Bản Sa Ná trở thành đống đổ nát.
Bà Lê Thị Thu Hà – Phó chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái và thừa nhận: “Chúng tôi cũng xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách và trách nhiệm lớn lao. Nhiệm vụ đầu tiên là phải xác định quỹ đất của gia đình, dòng họ, và chính quyền đang quản lý. Thế nhưng việc xác định quỹ đất đối với vùng cao Trạm Tấu là nhiệm vụ đặc thù, vô cùng khó khăn trong việc triển khai làm nhà cho dân”.
Ông Hà Văn Măng, Chủ tịch xã Trí Nang, huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa cũng đưa ra lý do tương tự: “Về nguy cơ thì miền núi sống suối nhiều, ven sông ven suối họ làm nhà, tuyên truyền thì chúng tôi đã tuyên truyền nhưng về việc tìm chỗ ở cho họ thì đúng là quỹ đất hẹp, đồi núi bà con không thể ở trên núi cao được”.
Trả lời phóng viên Đài TNVN về việc, vì sao chưa có giải pháp căn cơ, di chuyển số hộ dân trong vùng nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất? Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Phó Trưởng ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống thiên ta, ông Trần Quang Hoài cho rằng: “Chính phủ rất quan tâm vấn đề này, nhưng nguồn lực có hạn mà phạm vi nguy hiểm rủi ro rất lớn. Vì vậy, ngoài nguồn lực của Chính phủ thì các địa phương phải tích cực phòng ngừa”.
Việc chưa thể di chuyển đến nơi an toàn, đồng nghĩa với việc hơn 100.000 hộ dân đang sinh sống ở vùng có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất, hàng năm sẽ và phải đối mặt với rủi ro do thiên tai gây ra. Các cấp chính quyền, cơ quan chức năng và cả người dân sẽ phải làm gì để ứng phó mỗi khi mưa lũ? Nội dung này sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết tiếp theo./.
Theo Sỹ Đức/VOV1
Đánh chìm sà lan, xếp 10.000 bao tải cát cứu đê biển
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, gió mùa Tây Nam đang rất mạnh, gây triều cường, nước biển dâng, sạt lở biển Tây. Ngày 6-8, lực lượng cứu hộ đã đánh chìm 1 sà lan, sử dụng 10.000 bao tải cát để cứu 276m đê biển bị sạt lở nặng nhất
Hồi 18 giờ tối nay 6-8, văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cập nhật thông tin cho biết, mưa lũ đã và đang gây thiệt hại nặng nề cho cả khu vực Tây Bắc, Bắc Trung bộ và miền Tây Nam bộ.
Tại Bắc Trung bộ và Tây Bắc bộ, tính đến 17 giờ chiều 6-8, mưa lũ đã làm 12 người chết và 9 người bị thương (trong đó có 16 người tại tỉnh Thanh Hóa).
Đoàn công tác của Tổng cục Phòng chống thiên tai đến chỉ đạo xử lý sạt lở đê biển Tây tại tỉnh Cà Mau. Ảnh: Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai
Còn ở miền Tây Nam bộ, hiện nay gió mùa Tây Nam vẫn đang hoạt động rất mạnh, gây các hiện tượng thời tiết cực đoan như dông, lốc xoáy, mưa to. Hàng trăm ngôi nhà ở đồng bằng sông Cửu Long đã bị sập, ngập hoặc hư hỏng trong những ngày qua.
Cụ thể, tại Sóc Trăng: 194 căn nhà; Cần Thơ: 83 căn nhà; Kiên Giang: gần 200 căn.
Khẩn cấp cứu đê biển Tây bị sóng lớn tàn phá. Ảnh: Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai
Tại huyện đảo Phú Quốc - Kiên Giang, suốt 3 ngày qua mưa liên tục, khiến nhiều tuyến đường ở trung tâm đảo là thị trấn Dương Đông ngập đến 0,5m.
Thống kê đến chiều 6-8 từ Ban chỉ đạo Trung ương cho biết, mưa to gió lớn ở Phú Quốc đã làm 1 xưởng sửa xe và 2 căn nhà bị sập, 10 nhà tốc mái, 3.874 nhà ngập nước; 10,12ha hoa màu bị ngập hư hỏng; 1.675 con gia cầm bị chết; 16,7 tấn thủy sản và 10 tấn muối bị thiệt hại; 33,6km đường giao thông bị ngập.
UBND huyện Phú Quốc đã huy động 640 người, 31 ôtô, 90 xe máy, 8 tàu thuyền và 6 bè cứu sinh để sơ tán 767 người dân đến nơi an toàn.
Huy động bao cát để hỗ trợ mái đê biển Tây ở Cà Mau. Ảnh: Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai
Ngày 6-8, Đoàn công tác của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau và Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam tiếp tục tiến hành kiểm tra xử lý, hộ đê biển Tây đang bị sạt lở do triều cường, sóng lớn. Đến 17 giờ chiều 6-8, đã xử lý được 276 trong tổng số 356m đê biển Tây bị sạt lở nguy hiểm nhất (bằng cách đánh chìm 1 sà lan, xếp 10.000 bao tải đất phụ mái đê bị sạt lở, trải bạt 177m dọc mái đê phía biển, đóng 4.000 cọc cừ).
Theo văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai báo cáo, thiên tai tại tỉnh Cà Mau đã làm 1 người chết, 1 người bị thương, hơn 560 căn nhà bị sập và tốc mái, hơn 1.800 căn nhà bị ảnh hưởng do triều cường dâng cao bất thường. Ước giá trị thiệt hại ban đầu hơn 22 tỷ đồng.
Do sóng lớn kết hợp triều cường dâng cao bất thường làm cho tuyến đê biển Tây thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời - Cà Mau bị sạt lở nghiêm trọng với chiều dài 356m, khoét sâu vào thân đê và nguy cơ vỡ đê rất cao.
VĂN PHÚC
Theo SGGP
'Bom bùn' lơ lửng trên nóc nhà dân Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân với hàng nghìn nhân khẩu của xã vùng biên Yên Thắng, huyện Lang Chánh (Thanh Hoá) luôn phải sống trong tâm trạng bất an, lo sợ, bởi trên đầu họ là con đập chứa bùn thải của mỏ quặng sắt. Bờ ngăn mong manh khiến cả con đập chứa hàng triệu khối bùn đỏ như một...