Vì sao hành vi mua bán thông tin cá nhân không bị xử lý?
Nhiều thông tin cá nhân đang có dấu hiệu bị sử dụng bất hợp pháp, thậm chí với mục đích lừa đảo, nhưng rất ít trường hợp bị xử lý
Chỉ cần gõ từ khóa “tìm mua thông tin cá nhân” trên trang tìm kiếm Google, lập tức có ngay hàng chục địa chỉ trang điện tử hoặc tài khoản Facebook rao bán đủ loại danh sách thông tin cá nhân khác nhau. Những danh sách này được phân loại rất rõ cho khách hàng chọn lựa, từ “danh sách VIP các doanh nhân” “danh sách cư dân chung cư các toà nhà” “danh sách phụ huynh ở các trường tiểu học” đến “danh sách những người gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng từ 200 triệu đồng trở lên”…
Giá một bộ danh sách khách hàng như vậy được bán từ vài trăm nghìn đồng đến hàng chục triệu đồng tùy theo loại dữ liệu, số lượng thông tin mà người mua yêu cầu.
Trao đổi qua điện thoại với một đối tượng rao bán thông tin cá nhân trên mạng, đối tượng này ngang nhiên thông báo những thông tin của khách hàng và cả phương thức thành toán: “Thông tin là tên tuổi địa chỉ, số điện thoại, email của khách hàng. Thanh toán bằng cách chuyển khoản sau đó nhận data qua email anh nhé”.
Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác…
Theo Nghị định 74/2013 của Chính phủ, hành vi mua bán trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông, có thể bị phạt từ 50-70 triệu đồng. Những người có hành vi vi phạm này, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo Điều 288 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” với khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù.
Quy định của pháp luật là vậy, nhưng thực tế gần như chưa có tổ chức, cá nhân nào bị xử lý về hành vi mua bán thông tin của khách hàng. Luật sư Trương Thanh Đức, Công ty Luật Basico, Đoàn luật sư Hà Nội cho rằng, nguyên nhân của thực trạng này là do rất khó truy ra đầu mối ai là người tiết lộ, ai là người đánh cắp, ai là người sử dụng thông tin ấy. Nếu truy ra rồi thì các cơ quan xử lý như thế nào? Bây giờ có những người gọi điện, nhắn tin rác như thế, rất khó để phạt về tội làm lộ bí mật thông tin, nếu có chỉ là hành vi quấy nhiễu chứ không phải là chiếm đoạt hay làm lộ bí mật thông tin.
Video đang HOT
“Các cơ quan chức năng chưa thực sự quan tâm vào cuộc cảnh báo, xử lý các hành vi vi phạm. Chúng ta phải xử nghiêm, thậm chí là phải phạt tù thì mới có thể ngăn chặn, hạn chế được tình trạng lộ thông tin để khai thác vào việc bất hợp pháp”, luật sư Trương Thanh Đức nhấn mạnh.
Việc mua bán thông tin cá nhân thường được giao dịch trên môi trường internet, vì vậy có những khó khăn nhất định khi xác định chủ thể có hành vi vi phạm để xử lý. Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty Luật Thiên Thanh, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, bản thân những người bị mua bán thông tin nhiều khi cũng không biết được thông tin của mình bị mua bán nên thiếu cơ sở để làm đơn đề nghị tính giá trị tổn thất để quy trách nhiệm.
“Cơ chế vận hành của chúng ta chưa tạo ra sự chủ động cho cán bộ. Cán bộ, công chức của ta chỉ làm khi có đơn hoặc có yêu cầu cụ thể. Trong khi bị hại là những người có quyền làm đơn nhiều khi lại không biết mình đang bị bán thông tin. Lúc này cơ quan chức năng cũng rất bối rối, bởi nếu chỉ xử phạt hành chính thì không đảm bảo được sự răn đe”, Luật sư Truyền phân tích thêm.
Thông tin cá nhân bị mua bán là nguyên nhân của những phiền toái mà rất nhiều người gặp phải, khi liên tiếp nhận được các cuộc điện thoại, tin nhắn “rác” chào mời mua bảo hiểm, mua nhà, thuê gia sư… Nguy hiểm hơn, những thông tin này khi vào tay đối tượng xấu có thể bị lợi dụng để làm giả thẻ tín dụng ngân hàng, làm giả tài khoản… để chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, các cơ quan chức năng cần mạnh tay xử lý ngay từ chính các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các cuộc gọi rác. Cơ quan Công an cũng cần xem xét điều tra, khởi tố nhằm răn đe các đối tượng có hành vi mua bán thông tin cá nhân./.
Theo Quang Chính/VOV1
Bí thư Đà Nẵng: Đơn thư có cái đúng, có cái mang mục đích cá nhân
Đơn thư có nhiều cái phản ánh đúng, mang lại hiệu quả tốt trong việc phòng chống tham nhũng nhưng cũng có nhiều đơn thư mang mục đích cá nhân.
Đó là chia sẻ của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa tại buổi làm việc với Đại học Đà Nẵng chiều ngày 24/8.
Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa yêu cầu trường đại học phải công khai, minh bạch khi làm công tác nhân sự. Ảnh: TT
Tại buổi làm việc, Đại học Đà Nẵng cho biết, thời gian qua, Đảng ủy và Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy đã xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát hàng năm.
Sau mỗi đợt kiểm tra đều có kết luận kiểm tra và thông báo kết quả giám sát nhằm chỉ đạo các đơn vị khắc phục, sửa chửa những hạn chế, thiếu sót.
Liên quan đến những đơn thư, tố cáo xảy ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng (Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh), đại diện Ủy ban Kiểm tra Thành ủy cho biết, theo quy định đã chuyển đơn thư nói trên cho Đại học Đà Nẵng xử lý theo thẩm quyền.
Về vấn đề này, ông Nghĩa cho hay, cứ mỗi lần Đại học Đà Nẵng chuẩn bị làm công tác cán bộ (bổ nhiệm - phóng viên), lại xuất hiện các đơn thư tố cáo, khiếu nại.
"Nếu đó là những đơn thư mang tính chất góp ý, xây dựng thì rất tốt. Nhưng cũng có những đơn thư lợi dụng việc tố cáo để mang tính chất cá nhân, vụ lợi".
Từ đó, Bí thư Đà Nẵng đặt vấn đề đối với việc xử lý như thế nào đối với các đơn thư tố cáo.
Theo đó, đối với các đơn thư có tên tuổi, địa chỉ cụ thể thì phải làm rõ. Qua đó xác định cái nào sai, cần phải xử lý, khắc phục.
Thứ hai là xem động cơ của việc tố cáo này là gì? Nếu tố cáo không đúng thì phải xử lý, xem họ có mục đích gì. Bởi có những người suốt ngày đi tố cáo, không bao giờ dừng lại.
Do đó, ông Nghĩa yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Thành ủy trực tiếp về trường lắng nghe và nắm bắt lại tình hình nhằm hỗ trợ các đơn vị giải quyết.
Bởi theo Bí thư Đà Nẵng thì việc có nhiều đơn thư tố cáo sẽ khiến cho lãnh đạo nhà trường không còn tâm lý để làm việc hiệu quả khi suốt ngày phải đi giải quyết đơn thư.
Ông Nghĩa yêu cầu phải làm trong sạch nhà trường. Bởi nếu để những tố cáo kéo dài, học sinh nhìn vào hình ảnh các thầy, các cô sẽ rất dở. Do đó, phải làm sao để hình ảnh người thầy không bị ảnh hưởng.
Chia sẻ thêm về công tác tổ chức, cán bộ, Bí thư Đà Nẵng nói trước khi thầy Nam nghỉ (giáo sư Trần Văn Nam, nguyên giám đốc Đại học Đà Nẵng) thì ông đã nhận được một số đơn thư tố cáo. Do đó, ông Nghĩa cho rằng, khi làm nhân sự phải công khai, minh bạch và dân chủ.
"Khi đã công khai, minh bạch rõ ràng thì người ta không còn cớ gì để tố cáo hay kiện tụng. Đơn thư có nhiều cái tố cáo đúng, mang lại hiệu quả trong việc kiện toàn bộ máy, phòng chống tham nhũng.
Nhưng cũng không loại trừ đơn thư vì lý do lợi ích cá nhan. Nên khi Ủy ban Kiểm tra xuống làm việc thì cũng công khai rõ ràng kết quả kiểm tra để các Đảng viên trong trường biết.
Con đường ngắn nhất đến sự thật là minh bạch, công khai", ông Nghĩa nói.
Tấn Tài
Diễn biến mới nhất vụ tài xế "giả mù", học sinh đu bám cửa ô tô đưa rước Lãnh đạo UBND huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận cho biết cơ quan chức năng địa phương đã có hình thức xử lý đối với tài xế ô tô đưa rước học sinh kiểu đem tính mạng học sinh đùa với thần chết. Trưa 24.8, ông Nguyễn Văn Bảy, Phó chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận cho biết...