Vì sao hàng loạt thương hiệu quay lưng với ‘cơn sốt’ Black Friday
Hơn 300 thương hiệu quần áo kêu gọi người tiêu dùng không mua bất cứ thứ gì trong những đợt khuyến mại Black Friday vì lý do môi trường.
Tổ chức Make Friday Green Again cho rằng các ưu đãi khuyến khích mọi người mua những thứ họ không cần. Họ nói rằng việc “sản xuất quá mức” này góp phần vào biến đổi khí hậu.
Thay vào đó, họ muốn người mua dành ngày 29/11 năm nay để tìm những quần áo có thể sửa chữa, bán hoặc tái chế.
Một khu phố đông đúc ngày Black Friday. (Ảnh minh họa)
“Làm cho Thứ Sáu xanh trở lại”
Nicolas Rohr, một trong những người đồng sáng lập công ty quần áo thân thiện với môi trường, Faguo nói: “Khi mọi người mua một thứ gì đó, chúng ta gây ô nhiễm vì lượng khí thải carbon đến từ việc sản xuất, sử dụng nó và sau đó loại bỏ nó”.
“Ngày nay chúng ta không mua những gì chúng ta cần, chúng ta mua vì bị cám dỗ… Chúng tôi muốn mọi người tập trung vào những gì có trong tủ quần áo của họ trước. Sau đó, nếu bạn thực sự cần có thêm một cái gì đó, bạn có thể mua.”
Black Friday có hại cho môi trường…
Video đang HOT
Tất cả mọi thứ chúng ta mua không chỉ tốn tiền, mà còn tốn chi phí môi trường. Điều này phụ thuộc vào cách nó được tạo ra, được làm từ gì, được vận chuyển bao xa và những gì xảy ra khi nó bị thải bỏ.
Bạn mua càng ít, “dấu chân môi trường” của bạn càng nhỏ. Điều đó cũng có thể giúp bạn tiết kiệm tiền.
Tiến sĩ Patsy Perry, giảng viên cao cấp về tiếp thị thời trang từ Đại học Manchester, cho biết: “Black Friday là thời điểm tuyệt vời để tận dụng (mua hàng) giảm giá nhưng nó đi ngược lại những gì chúng tôi đang cố gắng làm với sự bền vững.”
“Một mặt, các nhà bán lẻ ngày càng nói nhiều về sự bền vững và tất cả những thứ tốt mà họ đang làm, nhưng mặt khác, có cảm giác như họ đang khuyến khích mọi người mua nhiều thứ hơn.”
Bà nói thêm: “Tôi nghĩ, dần dần, chúng ta sẽ thấy nhiều doanh nghiệp nói rằng họ không muốn trở thành một phần của Black Friday.”
… nhưng là cơ hội thuận mua vừa bán
Hiệp hội Bán lẻ Anh bảo vệ các cửa hàng tham gia Black Friday. Giám đốc điều hành, Helen Dickinson, cho biết: “Sự tham gia là một quyết định thương mại của các nhà bán lẻ. Việc bán hàng như vậy cho phép người tiêu dùng sở hữu nhiều hàng hóa mà họ có thể không đủ khả năng mua, đặc biệt là vào dịp Giáng sinh.”
Sau một năm bán hàng trì trệ, nhiều nhà bán lẻ sẽ tận dụng Black Friday để hồi phục, Dickinson nói thêm.
Nhưng ông Rohr nói “Làm cho thứ Sáu xanh trở lại” không nhằm đổ lỗi cho các thương hiệu hoặc người mua sắm, mà là khiến chúng ta nhận thức rõ hơn về cách có thể sống bền vững hơn.
“Hai năm qua chúng tôi đạt doanh số cao – 5% doanh thu hàng năm – nhưng chúng tôi không cảm thấy thoải mái với điều đó”, ông giải thích.
“Tôi biết tôi sẽ mất doanh thu so với các đối thủ cạnh tranh nhưng chấp nhận bởi vì mối quan tâm của tôi là tương lai của hành tinh”.
(Nguồn: BBC)
NGUYỄN KHÁNH
Theo vtc.vn
Bị lừa khi mua hàng giảm giá online
Nhiều người mua code giảm giá với hy vọng sắm được đồ giá rẻ trên các trang thương mại điện tử, nhưng lại bị huỷ đơn, không được hoàn tiền.
"Sau khi áp dụng mã khuyến mại, chiếc điện thoại giá 5,3 triệu đồng chỉ còn hơn 4 triệu. Trang thương mại điện tử báo đặt hàng thành công, nhưng hôm sau tôi vào kiểm tra thì lại nhận được thông báo là đơn hàng bị hủy, đồng thời mất luôn mã khuyến mại", Quang Thắng (TP HCM) chia sẻ. Theo thông báo mà anh Thắng nhận được, lý do của việc hủy đơn hàng là "cửa hàng không thể liên hệ được với khách". Mã khuyến mại của trang này chỉ dùng trong ngày, nên đơn hàng bị hủy cũng đồng nghĩa với việc mất trắng mã khuyến mại trị giá cả triệu đồng.
Trường hợp của anh Thắng mới dừng ở mức mất mã giảm giá, còn anh Anh Tuấn (TP HCM) còn bị lừa cả tiền cũng chỉ vì ham mua điện thoại giá rẻ. Thấy có người giới thiệu là "đang thừa voucher mua điện thoại", anh liên hệ để mua lại. Cách thức giao dịch là anh Tuấn sẽ chuyển tiền mua voucher (giá khoảng 200 nghìn đồng đổi lấy voucher 1 triệu), cùng với một số tiền cọc để mua máy. Trừ phí vận chuyển, tính ra anh cũng sẽ hời được khoảng 700.000 đồng.
Sau khi hoàn thành giao dịch, bên bán gửi lại cho anh Tuấn ảnh chụp màn hình tiến trình đặt hàng để anh ày yên tâm. Tuy nhiên, vài tiếng sau quay lại thì anh phát hiện mình đã bị "chặn", người bán cũng đã hủy đơn hàng của anh và tiếp tục lên mạng rao bán voucher với kịch bản cũ.
Thiết bị điện tử là một trong những ngành hàng bán chạy nhất dịp Lễ độc thân vừa qua. Ảnh: Lưu Quý.
Voucher (phiếu/mã) giảm giá là phương thức các trang thương mại điện tử tại Việt Nam dùng để thực hiện các chương trình khuyến mại. Tuy nhiên, do giá trị cao nhưng số lượng có hạn, voucher giảm giá bị nhiều kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo. Cách thực hiện thường là bán một voucher nhiều lần cho nhiều người, hoặc dùng voucher để dụ người mua chuyển tiền mua hộ... Thậm chí ngay cả khi sở hữu voucher, người mua cũng có thể chịu thiệt do cửa hàng dùng chiêu "hủy đơn hàng" để từ chối các khách sử dụng phiếu giảm giá. Có trường hợp, khách phản ánh "đặt điện thoại cùng miếng dán cường lực, nhưng miếng dán thì giao thành công, còn điện thoại thì bị hủy đơn".
Tăng giá để khuyến mại hoặc giảm giá nhưng tăng tiền vận chuyển
Một chiêu khác mà các shop online áp dụng nhiều là tăng giá rồi khuyến mại giảm 40-50% khiến khách hàng loá mắt. Hoặc, có nơi giảm giá thật, nhưng tăng tiền vận chuyển lên gấp đôi.
Trên một nhóm chuyên "săn" đồ giảm giá, một thành viên cho biết vừa mua một bộ sạc cáp điện thoại giảm giá từ 259 nghìn xuống còn 99 nghìn đồng trong chương trình "flash sale" (bán hàng với giá sốc trong thời gian ngắn). Tuy nhiên, ngay cả khi kết thúc chương trình, người này phát hiện ra món đồ mình vừa mua trên trang bán hàng đó vẫn 99 nghìn đồng, chứ không hề tăng giá trở lại như thông báo. Một số thành viên khác còn phát hiện ra một số cửa hàng âm thầm tăng tiền vận chuyển từ 30.000 lên 50.000 đồng trong những ngày có chương trình khuyến mại. "Sợ hết hàng nên tôi mua vội mà không so sánh giá. Tưởng rẻ nhưng hóa ra không rẻ", thành viên tên Bùi Long bình luận.
Theo chuyên gia công nghệ Nguyễn Mạnh Hưng, người mua cần cẩn thận khi mua sắm trong những đợt khuyến mại lớn dịp cuối năm này, đặc biệt sau Lễ độc thân, còn có Black Friday, Cyber Monday... "Nên tham khảo phần đánh giá, bình luận trên gian hàng để biết được mức độ uy tín của người bán. Cách tốt nhất là tìm đến mua tại gian hàng của chính nhà sản xuất, nhà bán lẻ hay đơn vị phân phối. Bên cạnh đó, người mua hàng cũng nên tự bảo vệ mình bằng các biện pháp, như yêu cầu được ghi hình, đồng kiểm hàng hóa trước sự chứng kiến của nhân viên giao hàng trước khi nhận", ông Hưng nói.
Theo Lưu Quý
VnExpress
Shopping không cần nhìn giá là lúc bạn tăm sẵn vài ba mẫu áo khoác từ Zara, H&M, Mango... và chỉ chờ Black Friday là quẹt thẻ ngay Sau đợt sale 11-11 là Black Friday, chưa mua ngay thì cũng ngó nghiêng sẵn vài mẫu áo khoác cho mùa lạnh này. Chưa quá lạnh để phải cần đến những thiết kế áo khoác dày cộp, thời điểm này bạn chỉ cần một thiết kế áo khoác mỏng nhẹ nhàng thôi là đủ. Những thiết kế jacket da, denim, áo bomber hay...