Vì sao hàng loạt ngoại binh V.League đứng trước nguy cơ… ra đường?
Hàng loạt ngoại binh có thể thất nghiệp nếu đề xuất của 4 đội bóng V.League được thông qua.
Tương tự các giải đấu khắp thế giới, V.League cũng phải tạm hoãn vì đại dịch Covid-19. Vào ngày 31/3 vừa qua, Công ty cổ phần chuyên nghiệp bóng đá Việt Nam ( VPF) đã tổ chức họp bàn trực tuyến để đánh giá về tác động của Covid-19 đối với giải đấu và tìm giải pháp cho V.League 2020.
Hàng loạt ngoại binh sẽ thất nghiệp?
Cuộc họp này có 13/14 đội tham gia. Riêng CLB HAGL không tham gia. Trong cuộc họp diễn ra cách đây 3 ngày, 4 đội bóng là Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, DNH Nam Định, SLNA và SHB Đà Nẵng đã đưa ra một đề xuất rất lạ.
Cụ thể, 4 đội bóng nói trên đề xuất ý tưởng V.League 2020 không có suất xuống hạng. Theo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, DNH Nam Định, SLNA và SHB Đà Nẵng, nếu quy định này được áp dụng, các đội bóng V.League có thể giải phóng hợp đồng với hàng loạt ngoại binh để giảm bớt gánh nặng tài chính (tiền lương và lót tay của các ngoại binh rất lớn).
Nếu đề xuất trên trở thành hiện thực, hàng loạt ngoại binh ở V.League sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp. Tuy nhiên, mới chỉ có 4 đội bóng kể trên tán thành ý tưởng này.
Video đang HOT
Đề xuất V.League 2020 không có suất xuống hạng rất khó trở thành hiện thực bởi điều này sẽ khiến giải đấu thiếu tính cạnh tranh và hấp dẫn.
Tú Phạm
HLV V.League và vấn nạn "ăn chặn tiền lót tay" của ngoại binh
Theo nhà môi giới người Slovenia, chỉ cần ngăn chặn vấn nạn tham nhũng, mỗi CLB V.League có thể tiết kiệm ít nhất 30% ngân sách hàng năm.
"Các HLV được trả công nhờ thành quả trên sân cỏ. Không phải bằng việc 'ăn chặn' từ ngân sách CLB hay thu nhập của cầu thủ. Không một VĐV chuyên nghiệp nào lại chi tiền cho HLV để được ký hợp đồng. Điều này thật điên rồ và chống lại hoàn toàn các tiêu chuẩn của FIFA".
Trên đây là những chia sẻ từ Jernej Kamensek - nhà môi giới người Slovenia từng mang Nastja Ceh hay Ljupko Petrovic đến Việt Nam trong quá khứ. Gần chục năm làm việc ở Việt Nam, Kamensek hiểu quá rõ những quy định, luật lệ và cả đặc thù của thị trường nơi đây.
Nastja Ceh là một trong những ngoại binh thành công nhất mà Kamensek từng mang đến Việt Nam (Ảnh: Thanh Niên).
Theo nhân vật này, tham nhũng là một vấn nạn nghiêm trọng ở V.League. Nó khiến các CLB tốn những khoản tiền lớn hàng năm, nhưng không mang lại hiệu quả. Mà còn trở thành miếng mồi béo bở để nhiều người trục lợi.
Tiền lót tay chính là một ví dụ. Ở Việt Nam, lót tay có một ý nghĩa lớn, thậm chí nhiều khi còn vượt xa các khoản lương tháng hoặc thưởng. Ngoài nhà môi giới và cầu thủ, quyền lợi này còn được san sẻ cho thành viên CLB, từ quan chức lãnh đạo cho đến các HLV.
"99% các HLV ở Việt Nam đều muốn nhận phần chia từ các khoản lót tay. Đó cũng là lý do tại sao V.League không thể có ngoại binh giỏi. Những người tốt nhất sẽ không chấp nhận thỏa hiệp với cách làm này. Và cũng chính vì vậy, họ dễ trở thành cái gai trong mắt HLV trưởng", Kamensek nói.
Ông đưa ra dẫn chứng sinh động từ Ivan Firer - một "thân chủ" cũ của mình trong quá khứ. Anh này được giới thiệu cho CLB Thanh Hóa năm 2016, được ký hợp đồng và đã chơi tốt các vòng đầu tiên. Nhưng càng về sau, Firer càng gặp rắc rối với HLV trưởng và đánh mất chính mình.
Nguyên nhân là bởi chân sút người Slovenia đã không... biết điều. "Tôi đã nói với Ivan Firer về văn hóa 'quà cáp' tại Việt Nam. Nhưng anh ta đã từ chối làm theo. Và cuối cùng 'người ta' bảo rằng, Firer không... đạt yêu cầu. Khi bạn không được HLV tin tưởng, thật khó để có thể tỏa sáng", Kamensek kể lại.
Văn hóa "quà cáp" không hề xa lạ trong làng bóng đá Việt, nhưng với ngoại binh thì khác. Họ chỉ nghĩ đó là thu nhập hợp pháp của mình, và từ chối "chia sẻ".
Ông Kamensek từ chối nêu danh tính cụ thể của vị HLV kể trên. Song theo ông, đây chính là "người mở đầu cho trào lưu HLV nhận tiền từ cầu thủ tại V.League".
Sau khi bị thanh lý ở giai đoạn giữa mùa, Ivan Firer xách va-ly vào Nam khoác áo B.Bình Dương. Song quãng thời gian ngắn ngủi ở đây cũng không mang đến quá nhiều hạnh phúc cho chân sút sinh năm 1984. Anh rời V.League để trở lại quê nhà Slovenia, đoạt vé dự Europa League cùng NK Domzale và được CLB Ligue 2 - Auxerre chiêu mộ không lâu sau đó.
Nhìn lại chuyện làm ăn của mình tại Việt Nam, Kamensek tỏ ra ngán ngẩm. "Tôi tốn ít nhất 5.000 USD để mang một cầu thủ đến đây. Nhưng sau khi các HLV nhận khoản mong muốn của họ, tôi chỉ còn 2.000 USD.
Trước thời điểm 2011, khi các CLB sẵn sàng chi nhiều hơn, điều này là khả thi. Nhưng bây giờ thì không. Bạn muốn một ngoại binh tốt, nhưng lại yêu cầu 'cắt' vài chục % phí lót tay của họ, điều này là không thể".
Những chia sẻ của Kamensek giúp người ta phần nào hiểu được vì sao các CLB V.League liên tiếp thay ngoại binh với tốc độ chóng mặt. Cầu thủ không có thực tài, được ký hợp đồng nhờ thỏa thuận hậu trường, chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn hạn trước khi "vòng quay" mới bắt đầu.
Tiền càng "nhảy múa", người tham gia càng được hưởng lợi, nhưng với tương lai của bóng đá Việt Nam, đó là một nỗi nhức nhối khó diễn tả.
Hãy tưởng tượng, một đội bóng với trung bình 15-20 cầu thủ được nhận lót tay hàng năm, vậy con số họ phải bỏ ra cho những người đại diện "tự xưng", HLV và quan chức biến chất tại CLB là bao nhiêu?
"Không tham nhũng, mỗi CLB V.League có thể tiết kiệm 30% ngân sách. Và cũng chỉ có như vậy, chúng ta mới tìm được những ngoại binh chất lượng thực sự", Jernej Kamensek khép lại cuộc trao đổi với GOAL.
Minh Phương - Duy Anh CB
Vì sao SHB Đà Nẵng đề xuất V.League 2020 không có đội xuống hạng? Người đứng đầu đội bóng sông Hàn chia sẻ thẳng thắn hai lý do khiến ông đề nghị V.League nên thi đấu với thể thức không có đội xuống hạng. Trong cuộc họp trực tuyến với VPF để bàn về kế hoạch tổ chức các vòng đấu còn lại của V.League 2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn tiến phức tạp, lãnh đạo...