Vì sao hàng hóa Trung Quốc luôn có xu hướng bong bóng?
Những tuần gần đây, giới đầu tư đã đẩy khối lượng giao dịch tại Trung Quốc lên ngưỡng cao kỷ lục, đặt cược vào mọi thứ từ thanh cốt thép đến trứng.
Lượng thép giao dịch một ngày của Trung Quốc trong tháng 4 đủ để xây dựng 178.082 tòa tháp Eiffel và lượng bông giao dịch đủ để sản xuất quần jeans cho tất cả dân số thế giới.
Những thị trường hàng hóa này không hoàn toàn vận động theo đúng nghĩa vì người Trung Quốc là chuyên gia “đánh bạc”. Các chính sách của chính phủ đã biến Trung Quốc luôn có xu hướng bong bóng tài sản. Ngay cả khi một vài bong bóng được xì hơi một cách cẩn trọng, những bong bóng mới chắc chắn sẽ xuất hiện trừ khi bản thân các chính sách được thay đổi.
Vấn đề là thanh khoản dư thừa (surplus liquidity). Thậm chí các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng thừa nhận rằng đây là nỗ lực nhằm chống đỡ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009. Đến nay, tăng trưởng tín dụng và dòng tiền đã vượt quá những cơ hội đầu tư trong nền kinh tế thực của Trung Quốc – đang gặp khó khăn do tình trạng dư thừa công suất. Và sự bất cân xứng này ngày một tồi tệ hơn: Tổng tài trợ vốn trong toàn xã hội (total social financing – TSF) – phương thức đo lường tín dụng của Trung Quốc – tăng hơn 4 lần so với GDP danh nghĩa trong năm 2015.
Video đang HOT
Tiền không đứng yên; tính thanh khoản tăng lên được đổ vào bất động sản và tài sản tài chính. Mùa hè năm ngoái, tình trạng này dẫn đến bùng nổ và vỡ bong bóng thị trường chứng khoán Thượng Hải. Giờ đây, dòng thanh khoản này lại đang đẩy tăng giá bất động sản tại các thành phố lớn – giá bất động sản tại Thâm Quyến đã tăng 50% trong năm 2015 – lên cao hơn so với bất kỳ đô thị nào của Mỹ.
Tuy nhiên, thay vì kéo giảm tính thanh khoản này, chính phủ Trung Quốc lại tiếp tục mở rộng chiến lược. Hồi tháng 1 năm nay, ngay sau khi đề ra kế hoạch 5 năm tập trung một phần vào việc kiềm chế đà tăng trưởng quá mức của một số ngành như thép và than đá, chính phủ Trung Quốc lại một lần nữa nới lỏng tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng các khoản vay thêm 67% trong tháng 1 và 43% trong quý I/2016. Dòng tiền này nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng GDP. Nhưng dòng tiền này cũng được đổ vào các công ty xác sống cũng như tình trạng đầu cơ trên thị trường hàng hóa và trái phiếu.
Chính phủ Trung Quốc gần đây đã cố gắng kiềm chế tình trạng đầu cơ trên thị trường hàng hóa bằng cách tăng phí và rút ngắn thời gian giao dịch và các biện pháp này dường như đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, cách thức chắc chắn duy nhất để Trung Quốc ngăn chặn bong bóng là thắt chặt tín dụng, làm chậm lại tăng trưởng dòng tiền và cho phép rủi ro trong việc định giá đúng mức tài sản.
Khả năng xảy ra khủng hoảng tài sản tại Trung Quốc giống như đã từng diễn ra tại Nhật Bàn trong những năm 1990 và tại Mỹ năm 2009 hiện vẫn rất thấp, một phần nhờ vào tính thanh khoản nêu trên. Nhưng rủi ro đang tăng lên từng ngày.
Chẳng sớm thì muộn, nếu rủi ro tiếp tục tăng sẽ đến lúc chính phủ Trung Quốc mất khả năng hỗ trợ nhân dân tệ và phải gia hạn thanh toán các khoản nợ.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Phân khúc cao cấp có đang 'sốt ảo'?
Nhìn vào bức tranh mất cân đối này, nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định, thị trường đang diễn ra tình trạng bội cung lớn do các doanh nghiệp đang kỳ vọng vào một nhu cầu 'ảo' ở phân khúc cao cấp.
Cuối năm 2015, một số chuyên gia BĐS cảnh báo rằng, thị trường có khả năng dư cung và nguy cơ bong bóng BĐS tái diễn. Khi đó, lãnh đạo của Bộ Xây dựng lập tức lên tiếng trấn an và cho rằng khả năng bong bóng khó xảy ra. Nhưng với diễn biến hiện tại thị trường hiện nay, tình trạng "bội thực" hàng cao cấp đang thành hiện thực.
Nhìn vào các báo cáo về giao dịch trên thị trường BĐS khu vực phía Nam trong quý I/2016 vừa được các công ty nghiên cứu thị trường công bố, đa số các nhà đầu tư BĐS vẫn "chuộng" phân khúc nhà ở cao cấp với hàng loạt dự án được giới thiệu ra thị trường.
CBRE cho biết, về cơ cấu căn hộ bán thì phân khúc cao cấp chiếm tỉ trọng cao nhất (41%), đứng thứ hai là phân khúc trung cấp (39%). Theo bộ phận Nghiên cứu CBRE, ước tính trong năm 2016 sẽ có hơn 18.200 căn hộ hạng sang và cao cấp được chào bán và khoảng 41.000 căn ở những năm kế tiếp. Trái lại, nguồn cung nhà ở hợp túi tiền (600 triệu - 1,2 tỉ đồng) lại đang khan hiếm so với nhu cầu thực.
Đa số các công ty tư vấn nghiên cứu thị trường đều nhận thấy nguồn cung căn hộ cao cấp tại Tp.HCM đang gia tăng nhanh chóng. Theo báo cáo từ Công ty Nghiên cứu thị trường Savills, bắt đầu từ quý IV/2015, nguồn cầu của những sản phẩm cao cấp tăng cao ở những khu vực phát triển; đồng thời, lượng giao dịch của những căn hộ có tổng thanh toán hơn 300.000USD chiếm 28% tổng lượng giao dịch.
TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, hiện dân số Tp.HCM đã trên 10 triệu dân, trong đó nhu cầu về nhà ở hợp túi tiền chiếm đến trên 70%. Thị trường BĐS Tp.HCM đang tràn ngập dự án nhà ở cao cấp, đây có thể xuất phát từ việc các chủ đầu tư quá kỳ vọng vào tiến trình hội nhập TPP và các hiệp định thương mại của Việt Nam. Song, quá trình hội nhập chỉ mang đến những cơ hội tiềm năng cho lĩnh vực nhà ở và nó còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách khác.
Theo TS. Hiếu, thời gian qua chúng ta quá kỳ vọng vào việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam theo các quy định mở của Luật Nhà ở. Tuy nhiên, gần 1 năm rồi số lượng người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam cũng rất ít, bởi không phải ai cũng có điều kiện mua nhà. Nhà ở cao cấp cũng chỉ dành cho một bộ phận nhỏ các chuyên gia cấp cao, còn người nước ngoài tầm trung vẫn chưa có điều kiện mua nhà tại Việt Nam.
Chuyên gia này cho biết thêm, một khi chúng ta mở rộng hơn nữa các quy định cho người nước ngoài được vay tiền ngân hàng mua nhà và được thế chấp nhà hình thành trong tương lai thì may ra số lượng người nước ngoài mua nhà mới tăng lên đáng kể.
Nhìn vào bức tranh mất cân đối này, nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định, thị trường đang diễn ra tình trạng bội cung lớn do các doanh nghiệp đang kỳ vọng vào một nhu cầu "ảo" ở phân khúc cao cấp.
Theo Lao Động
Thị trường bất động sản 2016: Nguy cơ "bong bóng" tích hơi? Các chuyên gia khẳng định, nguy cơ bong bóng bất động sản sẽ trở nên lớn hơn khi Nhà nước buông lỏng chính sách tài khoá, tín dụng dẫn đến tình trạng ngân hàng thương mại cho vay dưới chuẩn, dễ dãi và thiếu kiểm soát mục đích sử dụng dòng tiền vay... "Bật dậy" điểm sáng BĐS Thông tin trên báo Chất...