Vì sao Hàn Quốc sở hữu nhiều xe tăng Nga uy lực hơn Triều Tiên?
Đánh giá sức mạnh quân sự trên bán đảo Triều Tiên, điều trớ trêu là Hàn Quốc đang sở hữu tới 35 xe tăng T-80U do Nga sản xuất, mạnh hơn bất cứ mẫu xe tăng Nga nào Triều Tiên hiện có.
Hàn Quốc vẫn sử dụng xe tăng T-80U do Nga sản xuất ít nhất đến năm 2022.
Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Triều Tiên sử dụng hàng trăm xe tăng T-34 của Liên Xô làm mũi nhọn tràn sang biên giới Hàn Quốc.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Triều Tiên phải tự lực sản xuất xe tăng do không thể mua được xe tăng mới từ Nga. Kết quả là mẫu xe tăng Pokpung-ho (Bão Phong hổ) ra đời với tính năng chiến đấu tương đương xe tăng T-72 của Nga.
Trong khi đó, nước Nga non trẻ kế thừa từ Liên Xô khoản nợ Hàn Quốc lên tới 1,5 tỉ USD. Để trả nợ, Nga chuyển giao cho Hàn Quốc các trang thiết bị quân sự tối tân nhất thời bấy giờ, bao gồm các xe tăng chiến đấu chủ lực T-80U, theo National Interest.
Mẫu xe tăng T-80U mà Hàn Quốc tiếp nhận từ Nga là phiên bản sản xuất nội địa mạnh nhất, không hề bị cắt giảm so với các phiên bản xuất khẩu.
Video đang HOT
Ngày nay, Hàn Quốc hiện có 3 mẫu xe tăng chủ lực bao gồm 2 phiên bản sản xuất nội địa là K1A1, K2 và các xe tăng T-80U.
Xe tăng Bão Phong Hổ uy lực nhất của Triều Tiên chỉ tương đương xe tăng T-72 của Nga.
Trải qua 2 thập kỷ, các xe tăng T-80U của Hàn Quốc đã tỏ rõ sự lỗi thời do không được nâng cấp, phụ thuộc vào vật tư thay thế từ Nga.
Trong khi T-80U có thiết bị quan sát toàn cảnh ngày/đêm PNK-4S, xe tăng K1A1 và K2 đều có thiết bị quan sát ảnh nhiệt. Ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc đã chế tạo đạn M279 APFSDS hiện đại cho pháo 120 mm của K1A1 và K2, nhưng T-80U vẫn phải sử dụng đạn nhập khẩu từ Nga. K2 cũng có nhiều tính năng mà T-80U không có vì là một trong những xe tăng chủ lực mới nhất trên thế giới.
Chi phí vận hành tốn kém là một trong những lý do T-80U không được sử dụng đại trà trong quân đội Hàn Quốc. Mặc dù một số bộ phận của T-80U, chẳng hạn như bánh xích được sản xuất tại Hàn Quốc, phần lớn các bộ phận phải được đặt hàng từ Nga.
So với giai đoạn năm 1996, chi phí vật tư thay thế cho các xe tăng T-80U đã tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3. Đây là các lý do khiến chính phủ Hàn Quốc đang muốn loại bỏ dần xe tăng T-80U.
Lý do Hàn Quốc vẫn giữ lại xe tăng Nga cho đến nay nằm ở đặc tính chiến đấu. T-80U là xe tăng hiếm hoi trên thế giới, bên cạnh mẫu M1 Abrams của Mỹ, sử dụng động cơ turbine.
Động cơ turbine giúp xe tăng khởi động nhanh hơn, tăng tốc tốt hơn, di chuyển nhẹ nhàng hơn, rất phù hợp tác chiến ở địa hình vùng núi của bán đảo Triều Tiên. Điểm trừ nằm ở mức độ ngốn nhiên liệu khủng khiếp của động cơ turbine.
Ở thời điểm những năm 1990, T-80U là xe tăng mạnh nhất mà Hàn Quốc sở hữu. So với xe tăng K1 chỉ sử dụng cỡ nòng 105mm, T-80U có pháo nòng trơn 125mm, giáp dày hơn và chống đỡ hiệu quả hơn.
Hàn Quốc hoàn toàn có thể nội địa hóa xe tăng T-80U nhưng vì đây là mẫu xe tăng có nguồn gốc từ nước ngoài nên ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc không mấy mặn mà.
Bản thân quân đội Nga cũng đang lưu giữ khoảng 3.500 xe tăng T-80U trong kho vì chi phí vận hành quá đắt đỏ. Chỉ một số ít xe tăng T-80U được cải tiến lên phiên bản T-80BVM, chủ yếu hoạt động ở khu vực Siberia.
Phía Nga hiện đã đánh tiếng mua lại 35 xe tăng T-80U mà Hàn Quốc đang muốn thanh lý dần.
Hàn Quốc nhận lời mời của Mỹ tham dự Hội nghị G7
Tổng thống Hàn Quốc có cuộc điện đàm 15 phút với Tổng thống Mỹ, đây là cuộc điện đàm thứ ba trong năm nay giữa Tổng thống Hàn Quốc - Mỹ.
Tại cuộc điện đàm, Tổng thống Moon Jae-in cảm ơn Mỹ đã mời Hàn Quốc tham dự Hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) năm nay. Đồng thời cho biết Hàn Quốc sẵn sàng chấp nhận lời mời, và sẽ nỗ lực phát huy vai trò tích cực trong cả lĩnh vực phòng dịch và kinh tế của toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. (Ảnh: Yonhap)
Theo KBS, Tổng thống Donald Trump đã tham khảo ý kiến của Tổng thống Moon Jae-in về phương án mở rộng Hội nghị G7, vì cho rằng hệ thống G7 hiện nay đã cũ nên không phản ánh đầy đủ tình hình quốc tế.
Đáp lại, ông Moon Jae-in nhận định cần thay đổi hệ thống G7 hiện nay và nhấn mạnh quyết định mời Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ và Nga là phương án thích hợp.
Tổng thống Moon Jae-in khẳng định, nếu Hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức với quy mô mở rộng bằng hình thức họp trực tiếp thì sẽ trở thành một dấu mốc quan trọng trong thời hậu Covid-19.
Ngoài ra, lãnh đạo Hàn-Mỹ còn thảo luận phương án kết nạp Brazil và nhất trí cần cân nhắc quy mô dân số và kinh tế của nước này. Trong cuộc điện đàm, hai bên không đề cập đến các vấn đề liên quan đến Trung Quốc.
Các chuyên gia phân tích tham gia Hội nghị G7 là cơ hội tốt để Hàn Quốc nâng cao vị thế quốc gia và ngoại giao thông qua những thành tựu trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
Australia cân nhắc yếu tố Trung Quốc trước khi trở thành thành viên G7 Hiện vẫn chưa rõ, Australia sẽ dự thượng đỉnh G7 vào tháng 9 tới với tư cách khách mời hay đã được đề nghị làm thành viên chính thức của cơ chế này. Truyền thông Australia vừa cho biết, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã chấp nhận lời mời của Tổng thống Mỹ Scott Morrison về việc tham dự Hội nghị thượng đỉnh...