Vì sao hạn mặn ở ĐBSCL đến sớm và khốc liệt hơn mọi năm?
Theo chuyên gia khí tượng, xâm nhập mặn ở ĐBSCL diễn ra sớm, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm đã gây ảnh hưởng đến dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Tây nguyên hạn hán, ảnh hưởng hơn 2.300 ha cây trồng
Theo thống kê của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong tháng 2, tổng lượng mưa trên cả nước phổ biến thiếu hụt từ 10 – 30 mm so với trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ. Riêng Tây nguyên và Nam bộ nhiều nơi cả tháng không có mưa.
Đồng ruộng khô cạn vì hạn hán. Ảnh BẮC BÌNH
Sang tháng 3, Tây nguyên và Nam bộ phổ biến ít mưa. Trong đó, nhiều nơi ở Nam bộ không xuất hiện mưa. Riêng khu vực Tây nguyên có một số ngày có mưa giông cục bộ ở phía nam khu vực (tỉnh Lâm Đồng), tuy nhiên lượng mưa trên khu vực vẫn phổ biến thiếu hụt từ 40 – 90%.
Cũng trong khoảng thời gian này, nắng nóng đã xuất hiện diện rộng, kéo dài liên tục cho đến thời điểm hiện tại ở khu vực Đông Nam bộ, trong đó có nhiều ngày xảy ra nắng nóng gay gắt trên 37 độ C. Ngoài ra, từ nửa cuối tháng 3 nắng nóng mở rộng ra cả khu vực khác miền Tây Nam bộ.
Tình trạng nắng nhiều, mưa ít khiến hạn hán đã diễn ra tại Tây nguyên. Theo đó, dung tích các hồ chứa thủy lợi đạt từ 43 – 60% dung tích thiết kế, thấp hơn khoảng 6% so với TBNN, các hồ chứa thủy điện đạt từ 23 – 74% diện tích thiết kế, ở mức xấp xỉ và thấp hơn TBNN khoảng 5%.
Video đang HOT
Trong tháng 3, tình trạng thiếu nước đã diễn ra cục bộ tại các khu vực xa vùng cấp nước của các công trình thủy lợi trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng với tổng diện tích bị ảnh hưởng khoảng 2.330 ha (lúa 205 ha, hoa màu 26 ha, cây công nghiệp 2.100 ha).
ĐBSCL còn bao nhiêu đợt xâm nhập mặn?
Cơ quan khí tượng nhận định, từ đầu năm 2024 đến nay, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở mức cao hơn TBNN và năm 2023. Trong tháng 2 – 3.2024, tại khu vực này đã diễn ra 3 đợt xâm nhập mặn tăng cao gây ảnh hưởng đến dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Người dân ở Tiền Giang, Long An mòn mỏi chờ nước ngọt sinh hoạt. Ảnh BẮC BÌNH
Mức độ xâm nhập mặn năm nay cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN). Các đợt xâm nhập mặn sâu nhất xuất hiện từ ngày 8 – 13.3, xâm nhập vào sâu 40 – 66 km, có nơi sâu hơn, như tỉnh Tiền Giang và Bến Tre vào sâu 70 – 76 km. Đặc biệt, tại Bến Tre và sông Cổ Chiên đã xâm nhập mặn sâu hơn năm 2016.
Đợt triều cường ngày 23 – 24.3 (15.2 âm lịch) đã đẩy mặn vào sâu nên thời gian giảm mặn sẽ diễn ra dài ngày. Bên cạnh đó, các kênh rạch một số tỉnh thuộc ĐBSCL đang gặp tình trạng khô cạn.
“Xâm nhập mặn năm 2024 diễn ra sớm (bắt đầu xuất hiện từ giữa tháng 11), đi sâu vào nội đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, đợt mặn từ ngày 8 – 13.3 là đợt xâm nhập mặn có nồng độ mặn cao nhất năm 2024″, ông Hoàng Văn Đại, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định.
Ông Đại cho rằng, nguyên nhân gây ra tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn tại ĐBSCL trước hết là do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên từ đầu năm 2024 đến nay, khu vực ĐBSCL hầu như không mưa (hụt chuẩn từ 60 – 95%). Bên cạnh đó, ngày nắng kéo dài làm cho một lượng lớn nước mặt tích trữ trong các ruộng, kênh, sông, hồ bị bốc hơi.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến tình trạng hạn mặn diễn ra khốc liệt là do nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Kông về ĐBSCL ở mức thấp hơn TBNN (tháng 1, tháng 2 thấp hơn 6%, tháng 3 thấp hơn 15 – 20%) kết hợp với thời kỳ triều cường đã đẩy mặn vào sâu nội đồng.
Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia chia sẻ, từ nay đến hết mùa hạn mặn năm 2024, khả năng sẽ xuất hiện từ 3 đợt xâm nhập mặn ở ĐBSCL. Các đợt xâm nhập mặn tăng cao tập trung trong các thời kỳ từ 8 – 13.4, từ 22 – 28.4 và từ 7 – 11.5.
“Chiều sâu xâm nhập mặn trên sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây từ 70 – 95 km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại từ 50 – 62 km; sông Hàm Luông từ 60 – 68 km; sông Cổ Chiên từ 45 – 55 km; sông Hậu từ 40 – 55 km; sông Cái Lớn từ 45 – 55 km. Các địa phương ở vùng ĐBSCL cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn”, ông Đại nhấn mạnh.
Mưa đá xuất hiện từ miền Bắc đến miền Trung có phải bất thường?
Theo Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, mưa đá xuất hiện liên tiếp ở miền Bắc không phải là bất thường.
Hiện tượng này thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa từ tháng 3 - tháng 5.
Trong 3 ngày 27 - 29.3, các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La, Nghệ An, Quảng Trị xảy ra mưa đá, giông lốc. Mặc dù đã được Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn cảnh báo là do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường yếu nén rãnh áp thấp, kết hợp với hội tụ gió trên cao từ 1.500 - 5.000 m nhưng hậu quả của những trận thiên tai để lại khá lớn.
Mưa đá xuất hiện từ miền Bắc đến miền Trung có phải bất thường?. Ảnh CTV
Theo thống kê, mưa đá, giông lốc những ngày qua đã làm 1 người bị thương, gần 600 ngôi nhà tốc mái, sập đổ, hàng trăm ha hoa màu, cây trồng bị hư hỏng. Ước tính thiệt hại hàng tỉ đồng.
Lý giải về hiện tượng này, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai cho biết, mưa đá là hiện tượng nước mưa ngưng tụ thành những tảng đá, cục băng, đa dạng về kích thước rơi xuống, lẫn trong mưa rào. Trong tình trạng mưa khắc nghiệt, mưa đá chỉ xảy ra trong khoảng 5 - 30 phút.
Mưa đá hình thành do dòng không khí đối lưu lên xuống liên tục. Nếu nhiệt độ trong các đám mây là âm 20 độ C thì hơi nước trong mây sẽ tự tạo thành những hạt băng nhỏ và rơi xuống. Các hạt băng tiếp xúc với tầng mây thấp hơn sẽ biến thành những giọt nước có độ lạnh dưới 0 độ C, khi gặp những luồng không khí liên tục bốc lên từ dưới thì hạt băng sẽ lớn hơn, tới một trọng lượng nhất định, chúng sẽ rơi xuống hình thành mưa đá.
"Miền Bắc đang trong thời điểm giao mùa nên có những đợt không khí lạnh yếu tràn xuống, khi gặp nền nhiệt độ cao từ các tỉnh miền núi phía bắc, tạo điều kiện cho không khí xáo trộn mạnh khiến những đám mây phát triển, gây ra những trận mưa giông, sấm sét, mưa đá và gió giật mạnh", Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai phân tích.
Cơ quan này cho hay, những trận mưa đá vừa qua không phải là hiện tượng bất thường. Mưa đá thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa (tháng 3 - tháng 5, cao điểm vào tháng 4 hàng năm).
Theo dự báo, sau đợt mưa đá này, miền Bắc sẽ tăng nhiệt từ ngày 1 - 4.4, có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.
Trong khi đó, khu vực Nam bộ ngày 30 - 31.3 có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45 - 50%. Khu vực Tây nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ C.
Biển Đông khả năng đón 1-2 cơn bão, không khí lạnh gia tăng trong tháng 11 Theo các chuyên gia khí tượng, tháng 10 có những ngày mưa vượt giá trị lịch sử ở miền Trung. Dự báo tháng 11, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão/áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông; không khí lạnh cũng gia tăng. Ngày 1/11, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia phát đi bản tin dự báo xu thế...