Vì sao Hà Nội không công bố dịch sốt xuất huyết?
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho rằng thành phố đã công khai tình trạng sốt xuất huyết và huy động nguồn lực chống dịch.
Hiện mỗi tuần Hà Nội ghi nhận khoảng 2.000 ca sốt xuất huyết, hơn 15.000 người mắc bệnh từ đầu năm đến nay, là địa phương đang có tốc độ lây lan dịch nhanh nhất cả nước. Bảy người đã chết do sốt xuất huyết.
Theo quy định của Bộ Y tế, trách nhiệm công bố dịch bệnh thuộc về UBND các tỉnh thành. Dựa trên các tiêu chuẩn để công bố dịch bệnh, các chuyên gia cho rằng Hà Nội đủ điều kiện công bố dịch sốt xuất huyết đang lưu hành. Tuy nhiên hiện cả nước chỉ mới có tỉnh Hà Nam công bố dịch.
Giải thích lý do thủ đô chưa công bố dịch, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết mục đích của việc công bố dịch là công khai tình hình để người dân được biết và nhằm huy động nguồn lực làm tốt công tác phòng chống dịch. Đến nay Hà Nội đã công khai rằng thành phố đang có dịch sốt xuất huyết, thông báo số lượng mắc, số ca tử vong trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hà Nội cũng đã huy động mọi nguồn lực cho công tác phòng chống sốt xuất huyết. Kinh phí thành phố cấp cho công tác phòng chống dịch đã gần 20 tỷ đồng.
“Chúng tôi theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch, cân nhắc tình hình kinh tế xã hội để đề xuất công bố dịch ở thời điểm thích hợp”, ông Hạnh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Nhiều bệnh viện tại Hà Nội rơi vào tình trạng quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết. Ảnh chụp tại phòng khám cấp cứu, khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đống Đa: N.Phương.
Trong 10 năm qua, mỗi năm Hà Nội ghi nhận 6.000-7.000 ca sốt xuất huyết. Năm nay sốt xuất huyết tại đây diễn biến phức tạp, dịch đến sớm, số bệnh nhân tăng cao từ thá
Theo tiến sĩ Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, để ngăn chặn dịch sốt xuất huyết cần sự vào cuộc quyết liệt của toàn bộ hệ thống hành chính, người dân và ngành y tế. Thời gian qua, ý thức phòng bệnh của người dân tăng lên rất nhiều, chủ động tham gia diệt bọ gậy. Ngành y tế cũng theo dõi giám sát phát hiện sớm ổ dịch, xử lý triệt để, phun thuốc để diệt muỗi trưởng thành truyền bệnh. “Nếu cả 3 nhân tố trên đều quyết liệt tham gia thì dịch sẽ lắng xuống”, ông Cảm nói.
Trong khi đó Phó giáo sư Phan Trọng Lân, Viện trưởng Pasteur TP HCM cho rằng đơn vị nào, tỉnh nào có điều kiện thì nên công bố dịch. Việc công bố dịch mang đến nhiều lợi ích trong việc ngăn chặn, phòng chống bệnh lây lan. Người dân cần biết rõ tên bệnh, thời gian, phạm vi để nắm được nơi nào có dịch; các yếu tố như đường lây truyền, tính nguy hiểm, biện pháp phòng chống, cơ sở điều trị…
Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát trên khắp cả nước với trên 80.000 người bệnh, 24 ca tử vong. Trong đó dẫn đầu về số bệnh nhân là TP HCM, Hà Nội… Các tỉnh phía Bắc đặc biệt là Hà Nội đang có tốc độ lây lan sốt xuất huyết nhanh nhất, có khu vực vượt 700% so cùng kỳ năm ngoái.
Sốt xuất huyết dengue là bệnh truyền nhiễm nhóm B. Theo quy định của Bộ Y tế, điều kiện công bố dịch bệnh truyền nhiễm là khi một xã, phường, thị trấn có số người bệnh vượt quá số ca trung bình của tháng cùng kỳ 3 năm gần nhất. Một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được coi là có dịch khi từ 2 xã xuất hiện dịch. Một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được coi là có dịch khi từ 2 huyện có ổ dịch trở lên. Theo nhiều chuyên gia, Hà Nội hoàn toàn đủ điều kiện công bố dịch.
Theo Nam Phương – Lê Phương (VNE)
Đau lòng người phụ nữ trẻ tử vong vì sốt xuất huyết bỏ lại con thơ
Nhập viện ngày 23/7 trong tình trạng sốt cao, đau tức hạ sườn và được khẳng định sốt xuất huyết (SXH), bệnh nhân nữ N.T.N (36 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) trải qua hơn 18 ngày điều trị tích cực vẫn rơi vào hôn mê, tử vong.
5 dấu hiệu sốt xuất huyết trở nặng bạn cần đi khám ngay
Mỗi ngày các bệnh viện ở Hà Nội tiếp nhận hàng nghìn trường hợp bệnh nhân đến khám vì sốt xuất huyết. Ảnh: H.Hải
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 8/8 xác nhận nữ bệnh nhân N.T.N tử vong tại viện được khẳng định có liên quan đến SXH.
Trước đó, ngày 23/7, chị N được gia đình đưa đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốt cao, sốc, đau tức hạ sườn. Sau khi làm các xét nghiệm, bệnh nhân được xác định mắc SXH và được điều trị tích cực.
Tuy nhiên, sau rất nhiều ngày điều trị tích cực, đến ngày 7/8, bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê, xuất hiện tình trạng rối loạn đông máu. Trước một bệnh nhân còn rất trẻ, có con trai 10 tuổi, các bác sĩ đã nỗ lực sử dụng các phương pháp điều trị từ chạy thận, lọc máu liên tục nhưng tình trạng vẫn diễn biến nặng, bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê, tử vong đêm cùng ngày.
Như vậy, đây là ca tử vong thứ 5 tại Hà Nội liên quan đến SXH. Trước đó, một trường hợp là thiếu nhi tử vong có mắc SXH nhưng các bác sĩ xác định bệnh nhân tử vong do nhiễm trùng huyết.
Tại Hà Nội trong tuần qua ghi nhận thêm 2.745 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) mới. Như vậy đến nay toàn Thành phố ghi nhận: 11.751 trường hợp, 04 trường hợp tử vong.
Các chuyên gia dịch tễ đánh giá, năm nay diễn biến SXH tại Hà Nội rất phức tạp, đến sớm hơn mọi năm. Các năm trước, tháng 7-8 chỉ xuất hiện rải rác bệnh nhân SXH, tăng mạnh trong tháng 9 và tháng 10, đỉnh dịch thường rơi vào tháng 11 thì năm nay bệnh nhân đã tăng mạnh từ tháng 6 - tháng 7.
Các năm trước, trung bình,mỗi năm ở Hà Nội chỉ có từ 5.000 đến 6.000 trường hợp mắc SXH, chỉ riêng năm 2009 là 16.000 ca mắc và 4 tử vong; hay gần 15,5 ngàn ca vào năm 2015. Năm nay chưa vào đỉnh dịch chính số ca mắc đã lên đến gần 12 nghìn trường hợp, 5 ca tử vong.
Theo Hồng Hải (Dân trí)
Quảng Ninh: Phát hiện gần 100 ca mắc sốt xuất huyết Trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết vừa được phát hiện tại huyện đảo Cô Tô đã nâng số lượng bệnh nhân trong toàn tỉnh Quảng Ninh lên 98 ca. Theo Trung tâm Y tế huyện Cô Tô, vào ngày 8.8, Trung tâm tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Nghiêm Việt (38 tuổi, trú tại khu 4, thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô)...