Vì sao Hà Nội cứ hè là thiếu nước?
Một trong những nguyên nhân làm cho hàng ngàn hộ dân Thủ đô đối mặt với nguy cơ thiếu nước sạch trong mùa hè năm nay là do Vinaconex chưa chịu khởi công tuyến đường ống dẫn nước sạch sông Đà số 2.
Theo dự báo của Công tư Nước sạch Hà Nội, mùa hè năm 2015 tiếp tục xảy ra những đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài, nhu cầu sử dụng nước tăng đột biến dẫn đến một số khu vực cuối nguồn, khu vực có cốt địa hình caoxảy ra thiếu nước cục bộ.
Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong việc cung cấp nước sạch cho người dân Thủ đô trong mùa hè năm nay, ngoài nguồn nước ngầm suy giảm còn có việc nguồn nước mặt sông Đà không cung cấp đủ cả về áp lực và lưu lượng theo yêu cầu.
Mỗi lần đường ống nước sạch sông Đà bị vỡ, cuộc sống hơn 70.000 hộ dân Hà Nội lại bị đảo lộn.
Vì vậy, Công ty Nước sạch Hà Nội tiếp tục đề nghị UBND thành phố chỉ đạo Tổng Công ty Vinaconex, Công ty Viwasupco đẩy nhanh tiến độ dự án thi công tuyến ống nước Sông Đà số 2 và Dự án nâng công suất Nhà máy nước sông Đà giai đoạn 2 (công suất 300.000m3/ngày đêm), để đảm bảo cung cấp đủ về lưu lượng và áp lực nước.
Từ giữa năm 2014, khi đường ống dẫn nước sạch sông Đà liên tục bị vỡ, UBND thành phố Hà Nội đã Thống nhất với Tổng công ty Vinaconex, Công ty Viwasupco về việc triển khai dự án nâng cấp công suất nhà máy nước sông Đà giai đoạn II theo quy hoạch được phê duyệt. Trong đó, đơn vị này tập trung đầu tư tuyến truyền dẫn số 2, đoạn từ Quốc lộ 21C về đường Vành đai 3.
Video đang HOT
Tiến độ được các bên cam kết khởi công trước tháng 9/2014, hoàn thành trong thời gian nhanh nhất để đảm bảo cung cấp đủ, ổn định nguồn nước sạch cho nhân dân Thủ đô trong mùa hè năm 2015. Rút kinh nghiệm từ đường ống truyền dẫn số 1, Vinaconex đề xuất chọn Vinaconex làm đường ống nước sạch sông Đà số 2 bằng vật liệu ống thép hàn xoắn. Tổng mức đầu tư cho dự án này hơn 1000 tỷ đồng, trong đó Vinaconex đi vay ngân hàng 80%.
Đến cuối tháng 10/2014, đường dẫn truyền dẫn nước sạch sông Đà số 2 về Hà Nội vẫn chưa được khởi công, UBND thành phố Hà Nội lại ấn định gia hạn trong tháng 12/2014, nếu Tổng Công ty Vinaconex không thi công thì Sở Xây dựng có nhiệm vụ kiểm tra, đề xuất thay thế đơn vị thực hiện.
Từ đó đến nay, đường ống dẫn nước sạch sông Đà số 2 về đường Vành đai 3 vẫn chưa được khởi công. Trong khi đó, đường ống nước sạch sông Đà số 1 luôn tiềm ẩn nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào. Lần vỡ gần đây nhất xảy ra vào giữa tháng 1/2015 đã làm đảo luộn cuộc sống khoảng 70.000 hộ dân ở các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Cầu Giấy…
Vì vậy, trong buổi làm việc về kế hoạch đảm bảo cung cấp nước sạch đô thị mùa hè năm 2015, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng lại tiếp tục yêu cầu Tổng Công ty Vinaconex, Công ty Viwasupco khẩn trương triển khai đầu tư, lắp đặt tuyến đường ống truyền dẫn từ Hòa Lạc về đường Vành đai 3. Ngoài ra, đơn vị này phải có giải pháp hạn chế sự cố, bảo đảm ổn định việc truyền dẫn nước từ Hòa Bình về trung tâm Hà Nội.
Quang Phong – Thu Trang
Theo dantri
Hà Nội: Viện sản, viện nhi có nguy cơ thiếu nước trong mùa hè
Theo Công ty Nước sạch Hà Nội, mùa hè năm nay nhu cầu sử dụng nước sạch tăng cao dẫn đến một số khu vực cuối nguồn, khu vực có cốt địa hình cao dễ xảy ra thiếu nước cục bộ, trong đó có cả bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện Nhi Trung ương.
Bệnh viện cũng có nguy cơ thiếu nước
Công ty Nước sạch Hà Nội vừa đưa ra dự kiến nhu cầu sử dụng nước mùa hè năm 2015 tăng từ 7-10% so với năm 2014. Điều đó tương ứng sản lượng cần cấp vào hệ thống nước sạch từ 620.000 đến 675.000 m3 một ngày.
Cứ nắng nóng là nhiều khu vực trong nội thành Hà Nội mất nước - điệp khúc diễn ra nhiều năm nay
Nhu cầu nước sạch tăng cao, thế nhưng do ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Hồng, nguồn nước ngầm tiếp tục suy giảm từ 1% đến 2% so với năm 2014. Nguồn nước ngầm Công ty Nước sạch Hà Nội chỉ đạt từ 585.000 đến 620.000 m3 ngày. Nguồn nước mặt cũng không cung cấp đủ cả về áp lực và lưu lượng theo yêu cầu.
Công tác khoan bổ sung thay thế các giếng để duy trì công suất thiết kế gặp nhiều khó khăn về bố trí mặt bằng, quỹ đất, địa tầng khai thác nước. Các dự án phát triển nguồn nước mặt sông Hồng, sông Đuống triển khai chậm so với kế hoạch do vướng mắc về bố trí mặt bằng, cơ chế huy động vốn và đầu tư.
Hiện nay, trên địa bàn các quận huyện do Công ty Nước sạch Hà Nội quản lý không có khu vực nào xảy ra thiếu nước. Tuy nhiên, theo dự kiến mùa hè năm 2015 tiếp tục xảy ra những đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài, nhu cầu sử dụng nước tăng đột biến sẽ dẫn đến một số khu vực cuối nguồn, khu vực có cốt địa hình cao sẽ xảy ra thiếu nước cục bộ.
Những điểm nóng về mất nước sạch trong những ngày nắng nóng năm nay, được chỉ rõ trong đó có phường Quan Hoa (Cầu Giấy), Đền Lừ (Hoàng Mai), khu vực ngõ 354 đường Trường Chinh, Đê La Thành (quận Đống Đa)... Đặc biệt, bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Nhi Trung ương cũng có nguy cơ thiếu nước sạch trong mùa hè năm nay.
Dùng xe lưu động cấp nước cho dân
Để khắc phục nguy cơ trên, Công ty Nước sạch Hà Nội đề nghị UBND thành phố, các Sở ban ngành thành phố chỉ đạo các đơn vị thi công các dự án, công trình trên địa bàn thành phố cần kết hợp chặt chẽ đảm bảo an toàn hệ thống cấp nước. Khi xảy ra sự cố phải phối hợp khắc phục ngay trong thời gian ngắn nhất để đảm bảo tình hình cung cấp nước ổn định cho nhân dân trong khu vực.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, tình hình sản xuất, cung cấp nước mùa hè năm nay hết sức khó khăn. Vì vậy, ông Hùng yêu cầu các công ty cấp nước sạch có giải pháp đảm bảo ổn cấp nước cho nhân dân, đặc biệt là bệnh viện, trường học, ký túc xá, nhà ở cao tầng.
"Khi có sự cố xảy ra hoặc có lịch cắt điện, tạm dừng cấp nước phải thông báo kịp thời thời gian ngừng nước để nhân dân được biết chủ động dự trữ nước sạch. Đồng thời phải có giải pháp khắc phục bằng xe téc, điều chỉnh thời gian, áp lực nước... để đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt của nhân dân", Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu.
Để đảm bảo chất lượng nguồn nước sạch, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội còn yêu cầu các Sở Y tế, Tài Nguyên và Môi trường cùng các quận, huyện tổng kiểm tra chất lượng nước tại các nhà máy nước tập trung, các trạm bơm nước cục bộ, các bể chứa nước.
Quang Phong - Thu Trang
Theo Dantri
Trang trại trên núi của 7 ông chủ người Tày 7 chàng trai người dân tộc Tày (thôn Bản Nghè, xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm, Bắc Kạn) đã cùng nhau góp công, góp của và đất đai để lập nên một trang trại rộng hơn 21ha ở lưng chừng núi để trồng rau, nuôi cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng rừng, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng...