Vì sao Google không thể trở thành công cụ tìm kiếm hoàn hảo?
Google đang muốn trở trở thành một công cụ tìm kiếm “hoàn hảo”, biết được những gì bạn muốn trước cả khi bạn yêu cầu.
-Google đang muốn trở trở thành một công cụ tìm kiếm “hoàn hảo”, biết được những gì bạn muốn trước cả khi bạn yêu cầu.
Trách các mạng xã hội khác không chia sẻ dữ liệu nhưng Google của gã khổng lồ tìm kiếm cũng chẳng khá hơn.
Google vừa mở rộng Knowledge Graph của mình đến nước Anh và cho phép người dùng tìm kiếm các email của họ từ hộp tìm kiếm Google.com. Knowledge Graph là cơ sở dữ liệu của hơn 500 triệu người trên thế giới thực, địa điểm và những thứ mà Google sử dụng nhằm cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi của người dùng.
Video đang HOT
Ví dụ, nếu ai đó tìm kiếm với từ khóa “Notting Hill”, thông tin về bộ phim và khu vực của London sẽ xuất hiện trong một khung phía bên tay phải của trang, bên cạnh những kết quả tìm kiếm truyền thống khác.
Theo Amit Singhal, Giám đốc Tìm kiếm của Google, những thay đổi này nhằm hướng đến hình thức “tìm kiếm ưu tiên”. Khi đó, Google sẽ trở thành một công cụ tìm kiếm biết được những gì bạn muốn trước cả khi bạn yêu cầu.
“Tìm kiếm cần phải có tính giao tiếp nhiều hơn. Bạn cần có một cuộc trò chuyện với công cụ tìm kiếm của bạn. Tôi muốn công cụ tìm kiếm của mình là một chuyên gia, người thật sự hiểu tôi. Nó cần phải hiểu bạn tốt đến mức mà đôi khi bạn không cần phải hỏi nó câu tiếp theo”, Singhal cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên Telegraph hè năm ngoái.
Nhưng Singhal đang cảm thấy thất vọng bởi các dữ liệu mà Google không thể truy cập. Gã khổng lồ về tìm kiếm có thể không bao giờ trở nên “hoàn hảo” khi mà Facebook và Twitter từ chối mở mạng.
Theo Singhal, dữ liệu trên mạng xã hội là của người dùng. Tuy nhiên, Google không thể thu thập dữ liệu từ các mạng xã hội. “Trong thời đại ngày nay, người dùng đã tạo ra dữ liệu trên các mạng xã hội thế nhưng họ không hoàn toàn kiểm soát nơi họ có thể tạo và tìm kiếm dữ liệu của chính họ. Chúng ta cần phải tranh luận về vấn đề này,”Singhal cho biết.
“Thực tế, các công ty này đang chạy những nền tảng đóng. Với loại nền tảng này, họ cho phép hoặc không cho phép các công ty khác cung cấp dịch vụ trên dữ liệu của họ”,Singhal cho biết thêm.
Những lý lẽ hợp lý và có “ý tốt” với người dùng trên là cơ sở cho sự thất vọng của Singhal về cách hành xử của Facebook và Twitter. Thế nhưng, Google , mạng xã hội của gã khổng lồ tìm kiếm, cũng là một “bức tường bảo mật” (walled garden). Nó không cho phép người dùng của mình cung cấp một cách liền mạch các cập nhật trạng thái của họ thông qua các đối thủ như Facebook hay Twitter. Google là một doanh nghiệp chứ không phải một nhà hoạt động xã hội…
Thực tế, vào đầu năm nay, Twitter, Facebook và Myspace đã cùng nhau công khai chỉ trích việc Google thay đổi công cụ tìm kiếm của bản thân để thúc đẩy nội dung Google , không lâu sau khi mạng xã hội này ra mắt người dùng.
Theo tờ Telegraph, Singhal từ chối đề cập đến cuộc đàm phán hiện tại với Facebook và Twitter. Nhưng khi bị phóng viên của Telegraph thúc ép, Giám đốc Tìm kiếm của Google thừa nhận rằng các kết quả tìm kiếm liên quan đến Google “đã định cư ở một nơi tốt hơn so với khi chúng tôi ra mắt”.
Và để bảo vệ sự ưu tiên của nội dung Google trong các kết quả tìm kiếm của Google, Singhal nói: “Tôi nghĩ đó là một quá trình học tập – ngay cả đối với chúng tôi. Chúng tôi thử nghiệm, chúng tôi tìm hiểu, chúng tôi cải thiện. Đó là những gì Google làm”.
Tầm nhìn về cỗ máy tìm kiếm của Singhal quả thật rất ấn tượng. Thế nhưng để có thể thành sự thật, nó vẫn đang bị cản trở bởi khía cạnh kinh doanh của chính Google.
Theo VNE