Vì sao Giống cây trồng miền Nam đòi hủy niêm yết?
Tại Đại hội bất thường dự kiến diễn ra vào ngày 10.10 tới, Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam (HoSE: SSC) sẽ trình cổ đông thông qua các quyết định hủy niêm yết, giảm vốn điều lệ và thay đổi nhân sự trong thành viên HĐQT.
Tái cơ cấu để SSC tập trung vào xây dựng thương hiệu lúa độc quyền? (Ảnh: IT)
Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam (SSC) vừa công bố nghị quyết thông qua kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2018 để thảo luận nhiều vấn đề quan trọng như thay đổi nhân sự, giảm vốn điều lệ, đặc biệt là sẽ hủy niêm yết trên HoSE.
Vì sao một doanh nghiệp đang ăn nên làm ra lại quyết định hủy niêm yết trên sàn chứng khoán?
SSC đang làm ăn thế nào?
Theo nghị quyết được công bố, thời gian chốt danh sách cổ đông là 14.9 và ngày tổ chức đại hội cổ đông bất thường dự kiến là ngày 10.10. Tại đại hội này, SSC sẽ trình xin ý kiến cổ đông về việc chấp thuận cho cổ phiếu SSC thôi niêm yết trên sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE); giảm vốn điều lệ công ty; phê duyệt chấp thuận việc miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT đã có hiệu lực từ 1.8.
Nghị quyết tổ chức đại hội cổ đông bất thường để hủy niêm yết của SSC
Cụ thể, trước đó vào ngày 1.8, SSC đã miễn nhiệm chức vụ thành viên HĐQT đối với ông Bùi Quang Sơn theo đơn từ nhiệm. Đồng thời công ty bầu bổ sung ông Nguyễn Hoàng Anh làm thành viên HĐQT thay thế.
Cùng ngày, SSC cũng bổ nhiệm ông Nguyễn Đình Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc và bà Đoàn Xuân Khánh Quyên làm Kế toán trưởng.
Về tình hình kinh doanh của SSC, theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp này, kết thúc quý II.2018, doanh thu của SSC đạt 214 tỷ đồng, tăng khoảng 20% so với con số 179,8 tỷ đồng cùng kỳ năm 2017; tổng lợi nhuận trước thuế đạt 30,7, tăng gần 100% so với con số 15,4 tỷ đồng cùng kỳ; tổng lợi nhuận sau thuế đạt 27,3 tỷ đồng, tăng 85% so với con số 14,8 tỷ đồng cùng kỳ.
Video đang HOT
Ngoài ra, vay ngắn hạn của SSC tính đến hết 30.6 là 98,2 tỷ đồng.
Về khoản tồn kho, tính đến 30.6, giá trị hàng tồn kho của SSC là hơn 235,9 tỷ đồng, tăng hơn 130 tỷ đồng so với giá trị hàng tồn kho tính đến cuối năm 2017 (ngày 31.12.2017).
Trước đó, Công ty CP Giống cây trồng Trung ương (Vinaseed – HoSE: NSC) muốn chào mua công khai 100% cổ phần SSC và đã nộp đơn lên Ủy ban Chứng khoán để chờ phê duyệt. Tuy nhiên, trong lần đăng ký mua mới đây nhất, NSC chào mua 135.000 cổ phiếu SSC trong thời gian 14.8 – 13.9. Nếu thành công thì NSC sẽ sở hữu 84,7% vốn tương đương 12,8 triệu cổ phiếu SSC.
Chia sẻ về việc M&A này, tại đại hội cổ đông hồi tháng 4.2018 của SSC, bà Bà Lê Thị Lệ Hằng, Chủ tịch HĐQT, cho rằng SSC đang tái cấu trúc và đổi mới toàn diện trong công tác quản trị, sản xuất kinh doanh, công tác phát triển sản phẩm, đặc biệt là công tác nghiên cứu. Việc sáp nhập sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho SSC trong quá trình xây dựng thương hiệu lúa độc quyền, có được công nghệ khoa học từ NSC, gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Giá trị hàng tồn kho của SSC tính đến 30.6.2018
Hiện tại, số lượng sản phẩm khoa học công nghệ của SSC đã nâng lên 70%, giúp đơn vị được miễn giảm thuế thu nhập. Ngay trong vụ đầu tiên của năm 2018, SSC đã phát triển được trên 8.000 tấn giống mới, nâng thị phần tại ĐBSCL lên 4,5%.
Tái cấu trúc hay xu thế bắt buộc?
Thực tế, nhìn vào sở hữu của 2 doanh nghiệp trên, có thể nói 2 doanh nghiệp này là… người nhà với nhau. Chẳng hạn, tại SSC, cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp này là Công ty CP Giống cây trồng Trung Ương (12,66 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 93,72%), nếu chào mua thành công 135.000 cổ phiếu như đang ký trước đó thì NSC sẽ sở hữu 94,7% vốn tại SSC. Trong khi đó, đứng sau NSC chính là PAN Farm, thuộc Tập đoàn PAN, đang sở hữu 80,11% vốn của NSC.
Về cơ cấu quản trị, Chủ tịch HĐQT của SSC là bà Lê Thị Lệ Hằng, đồng thời bà Hằng cũng là Phó Chủ tịch HĐQT của NSC; trong khi đó, bà Trần Kim Liên là Chủ tịch HĐQT của NSC nhưng lại đồng thời là Phó Chủ tịch HĐQT của SSC.
Vì vậy, có thể nói việc NSC tiến tới mục tiêu chào mua công khai 100% cổ phần SSC hoàn toàn là để thống nhất quan điểm HĐQT của hai công ty, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ như Lộc Trời – lời bà Lê Thị Lệ Hằng, Chủ tịch HĐQT SSC tại Đại hội cổ đông thường niên vừa qua.
Tuy nhiên, ở một góc độ khác, một chuyên gia của Công ty CP Chứng khoán TP.HCM (HSC) nhận định, theo Quy tắc xây dựng Bộ chỉ số HoSE-Index với phương pháp mới, thì việc hủy niêm yết với HSC cũng có thể lý giải bởi vì quy tắc này đưa ra 6 loại chỉ số là VNAllshare, VN30, VNMidcap, VNSmallcap, VN100 và VNAllshare Sector. Các bộ chỉ số này được xây dựng trên cơ sở chuẩn mực quốc tế, với tiêu chí sàng lọc theo 3 cấp: sàng lọc về tư cách vào rổ tính; sàng lọc về thanh khoản và sàng lọc về tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng (Free – float). Các cổ phiếu phải có tỷ lệ Free – float cao hơn 10% thì mới được vào rổ tính HoSE-Index. Đặc biệt, công thức tính mới đã loại bỏ phần cổ phiếu sở hữu chéo trực tiếp giữa các công ty.
Hiện Công ty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC) và Công ty CP Giống cây trồng Trung ương (NSC) cùng niêm yết trên HoSE, nhưng NSC hiện sở hữu đến 93,72% vốn cổ phần tại SSC. Như vậy, để tính ra VN-Index thì phần sở hữu lẫn nhau giữa 2 DN này (93,72 %vốn cổ phần tại SSC) đã được tính 2 lần vốn hóa, vị này nói.
Theo Danviet
Cuộc đua dự án tỉ USD: Làm thật hay chỉ vẽ trên giấy?
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt dự án với giá trị lên tới hàng tỉ USD xuất hiện rải đều trên cả nước. Các dự án trên mang những tham vọng khủng như xây toà tháp cao nhất, lấn biển xây siêu đô thị như Qatar, hay bến cảng lớn nhất.
Thậm chí, có nhiều dự án tại Hà Nội, sau khi xây dở dang không có tiền triển khai tiếp, tạo thành các "thành phố ma" nơi vùng ven ngoại thành. Ảnh: PV
Theo nhiều ý kiến, nếu không cẩn trọng thẩm định năng lực các chủ đầu tư dự án tỉ USD hiện nay thì có thể lặp lại bài học đã diễn ra trong quá khứ, khi có hàng trăm dự án bỏ hoang tại Hà Nội, nhiều chủ đầu tư, người bỏ trốn, người vẫn đang trong tù.
Cuộc đua tỉ USD
UBND tỉnh Quảng Ninh đã có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 xây dựng phân khu B8 thuộc dự án Con đường di sản tại huyện Vân Đồn do Cty CP Vân Đồn Heritage Road làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô hơn 3.300ha được chia làm 9 phân khu, một trong các phân khu có tên B8 nằm lại xã Hạ Long, có diện tích 109,63ha, được chủ đầu tư tuyên bố xây dựng tòa tháp hỗn hợp cao 88 tầng, với quy mô 3.061 phòng, phục vụ khoảng 22.550 người. Khi hoàn thành, đây dự kiến là tòa nhà cao nhất Việt Nam, vượt qua kỷ lục 461,2m của Landmark 81 (TPHCM) hiện tại.
Một dự án khác là dự án đảo Hoa Sen - Lotus Island với tham vọng lấn biển tạo ra khu đô thị như Qatar thu nhỏ với giá trị lên tới 8 tỉ USD. Dự án này do nhóm các nhà đầu tư gồm Tập đoàn Pavilion (Malaysia), Quỹ Bamboo Capital và Cty CP lương thực Đà Nẵng vừa đề xuất lấn vịnh Đà Nẵng để thực hiện.
Với đề xuất ban đầu, dự án có quy mô trên 1.400ha, hình thành từ việc xây dựng lấn biển, ở vị trí cách đất liền khoảng 1km kéo dài từ vùng biển các khu vực thuộc các quận Thanh Khê, Liên Chiểu. Mục tiêu của dự án là xây dựng một đặc khu kinh tế mới bao gồm các khu chức năng như theo mô hình lấn biển của Qatar như: Khu chung cư cao tầng, trung tâm văn hóa, công viên công nghệ, khu nghỉ dưỡng quốc tế, trung tâm tài chính - thương mại, khu đua Công thức 1, casino, khu bán lẻ miễn thuế, sân golf, bến du thuyền...
Còn phía Nam, xuất hiện siêu dự án Saigon Peninsula lên tới 6 tỉ USD. Dự án gồm 2 khu chức năng chính, khu công viên hỗn hợp đa chức năng khoảng 82ha và khu nhà ở đô thị 35ha. Chủ đầu tư của dự án Saigon Peninsula là Cty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula. Đây là Liên doanh gồm Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát với các nhà đầu tư nước ngoài gồm Pavilion Group và Genting Group để đầu tư phát triển dự án.
Nhiều dấu hỏi về năng lực triển khai
Trong các dự án kể trên, tháng 8.2016, mới chỉ có Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã chính thức công bố và khởi công dự án Saigon Peninsula nhưng sau thời gian khởi công rầm rộ năm 2016, tiến độ dự án Saigon Peninsula bắt đầu chững lại vào giai đoạn 2017-2018. Hai dự án còn lại thì hoặc không mấy người biết đến hoặc người đứng đầu doanh nghiệp mang đầy tai tiếng trước kia.
Cụ thể, dự án Hoa Sen - Lotus Island dù liên danh với quỹ đầu tư và nhà thầu thi công ngoại, tuy nhiên Cty CP lương thực Đà Nẵng nganh nghê kinh doanh chinh cua Cty này la xuất nhập khẩu lương thực, buôn ban gao.
Với dự án tháp cao nhất Việt Nam, người đại diện theo pháp luật của Cty Heritage Holdings là ông Nguyễn Đức Chi - Chủ tịch HĐQT. Ông Chi nguyên là Chủ tịch HĐQT của Cty RIT, chủ đầu tư dự án Nàng tiên cá - Rusalka, với tổng số vốn 15 triệu USD tại TP.Nha Trang (Khánh Hòa). Giữa năm 2005, khi dự án đang triển khai thì ông Nguyễn Đức Chi bị cơ quan cảnh sát điều tra bắt tạm giam về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Sau quá trình tố tụng, ông Nguyễn Đức Chi bị phạt 4 năm tù giam về tội "sử dụng trái phép tài sản" và 18 tháng tù giam về tội "làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức". Sau khi ra tù, ông Chi xin tiếp tục thực hiện dự án Nàng tiên cá - Rusalka và đổi tên là Champarama Resort & Spa. Tuy nhiên, dự án này bị UBND tỉnh Khánh Hòa xử phạt vì hành vi đổ đất đá lấn ra vịnh Nha Trang hơn 1,7ha đất so với ranh giới được giao
Như vậy, với giá trị mỗi dự án kể trên đều lên tới hàng tỉ USD tuy nhiên năng lực triển khai các chủ đầu tư tới đâu thì vẫn là dấu hỏi. Việc thẩm định năng lực chủ đầu tư các dự án khủng này khiến nhiều người nhớ đến bài học về việc cấp đất dự án ồ ạt mà bỏ qua bước thẩm định năng lực của chủ đầu tư dẫn tới Hà Nội có tới 383 dự án bỏ hoang, chậm triển khai từng xảy ra cách đây chục năm tại Hà Nội.
Cần cẩn trọng, thẩm định kỹ năng lực các chủ đầu tư
Trao đổi với Báo Lao Động về cuộc đua các dự án tỉ USD đang triển khai khắp cả nước, một Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết, ông đã liên tưởng về quãng thời gian cách đây 10 năm, khi đó là những cuộc đua tháp chọc trời, các siêu dự án tại Hà Nội với các tên nổi như cồn như Tháp Dầu khí, Tháp Doanh nhân, hay các siêu dự án mệnh danh "Phú Mỹ Hưng của miền Bắc"....
"Nhưng giờ nhìn lại thì thấy bao nhiêu trong số đó vẫn còn là bãi đất hoang. Nhiều chủ đầu tư đình đám một thời, người thì đã bỏ trốn, người thì đang ngồi tù bóc lịch", vị lãnh đạo này nói. Trong khi đó, KTS Phạm Thanh Tùng cảnh báo: Nhiều chủ đầu tư khi làm thủ tục đầu tư dự án thường vẽ ra điểm nhấn, độc đáo để làm hài lòng địa phương với mong muốn được cấp nhiều đất, dễ dàng.
Tuy nhiên, phải nói thẳng, như Hà Nội trước kia, cấp đất ồ ạt nhưng thẩm định kém, thậm chí còn cấp sai quy trình nên bây giờ đang thu hồi lại rất khó khăn. Hoành tráng thì ai cũng muốn nhưng chính quyền phải xem họ (chủ đầu tư các dự án - PV) có làm được không?. T.CHÍ
THÔNG CHÍ
Theo Laodong
SBT, HBC, DIG, GEX, SAM, THI, AMV, GDN, CEC: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu trên HNX/HSX.. CTCP Tập đoàn xây dựng Hòa Bình (HBC): Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT, đã nhận thừa kế 270.000 cp, nâng lượng sở hữu từ 34.073.530 cp (tỷ lệ 17,5%) lên 34.343.530 cp (tỷ lệ 17,6%). Giao dịch thực hiện từ 7/8 đến 23/8/2018. CTCP Thành Thành Công Biên Hòa (SBT): CTCP...