Vì sao giới khảo cổ không dám khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng?
Cho đến nay, giới khảo cổ vẫn không dám khai quật lăng mộ của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng dù đã tìm thấy nó gần 50 năm.
Vì sao?
Hoàng đế Tần Thủy Hoàng, người thống nhất Trung Quốc và cai trị vùng lãnh thổ rộng lớn vào năm 221-210 trước Công nguyên, đã thu hút sự chú ý và quan tâm của giới khoa học, khảo cổ và công chúng, đặc biệt là sau khi có người tình cờ phát hiện ra Đội quân đất nung bảo vệ lăng mộ ông vào năm 1974.
Ngôi mộ nằm ở huyện Lâm Đồng, cách Tây An ngày nay 30km về phía đông bắc và được xây dựng trong 38 năm – từ năm 246 trước Công nguyên (khi ông mới 13 tuổi, khi đang là vua của một vùng nhỏ hơn) – cho đến năm 208 trước Công nguyên, 2 năm sau khi ông qua đời. Nguyên nhân có thể là do ngộ độc thủy ngân.
Tần Thủy Hoàng là một hoàng đế tham vọng. Các tài liệu lịch sử cho thấy ông bị ám ảnh bởi việc uống thủy ngân để được trường sinh bất tử. Ông thường uống rượu có tẩm thủy ngân và có thể đã chết vì ngộ độc thủy ngân ở tuổi 49, BBC thông tin.
Tượng binh mã Tần Thủy Hoàng (còn gọi là Đội quân đất nung) bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Đội quân tọa lạc ở địa điểm cách lăng mộ chính không xa. Ảnh: DnDavis/Shutterstock
Trong khi phần lớn quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã được các chuyên gia khảo cổ khám phá, nhưng bên trong lăng mộ 2.200 năm tuổi cho đến nay vẫn còn là điều bí ẩn. Giới khoa học không dám xâm nhập lăng mộ Tần Thủy Hoàng dù rằng lăng mộ hứa hẹn ẩn chứa những thông tin lịch sử vô cùng giá trị.
Nguyên nhân khiến giới khảo cổ không dám bước vào lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Đã 49 năm sau ngày phát hiện quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng, không một nhà khoa học nào dám bước vào lăng mộ chính, vì sao?
Thứ nhất, các chuyên gia e ngại việc mở nó sẽ gặp phải những cái bẫy đáng sợ ở bên trong địa điểm khảo cổ học nổi tiếng nhất thế giới này. Những cái bẫy đó đến từ vũ khí và thủy ngân độc hại.
100 năm sau cái chết của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng, nhà sử học Trung Quốc cổ đại Tư Mã Thiên đã viết sách mô tả quần thể lăng mộ cùng những cái bẫy có thể có trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Theo nhà sử học Tư Mã Thiên, lăng mộ và các công trình xung quanh được xây dựng bởi 700.000 công nhân. Tư Mã Thiên viết rằng “Lăng mộ chứa một lượng thủy ngân lỏng đáng kể, có thể hình thành nên sông hồ trên bản đồ Trung Quốc với tỷ lệ lớn. Hơn nữa, thủy ngân vào thời điểm đó được coi là thuốc trường sinh. Thủy ngân có thể được xử lý từ quặng chu sa (HgS) từ thời cổ đại”.
Lăng mộ của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Aaron Zhu via Wikimedia Commons
Theo điều tra radar địa lý và trọng lực kế ngày nay, lăng mộ của vị hoàng đế này có kích thước khoảng 140 110 30 m3, trong khi khu vực chứa quan tài có kích thước 80 50 15 m3, với trần của nó thấp hơn khoảng 30m so với mặt đất xung quanh.
Nền của ngôi mộ giống như kim tự tháp có diện tích khoảng 380 330 m2 và nó có chiều cao hiện tại khoảng 50m.
Hiểu biết hiện tại của các chuyên gia khảo cổ là khu vực trung tâm chưa bao giờ bị mở/cướp phá.
“Thợ thủ công được lệnh chế tạo nỏ và tên để bắn vào bất kỳ ai xâm nhập lăng mộ. Thủy ngân độc được sử dụng để mô phỏng như những dòng sông lớn (như sông Dương Tử, sông Hoàng Hà và biển lớn) bao quanh lăng mộ để bảo vệ giấc ngủ của hoàng đế” – nhà sử học Tư Mã Thiên viết.
Ngay cả khi vũ khí nỏ và tên 2.000 năm tuổi bị hỏng, thì dòng sông thủy ngân độc vẫn có thể cuốn trôi những kẻ dám đánh thức giấc ngủ của hoàng đế.
Trong khi một số nhà khoa học bác bỏ các điều mà Tư Mã Thiên viết, một nghiên cứu năm 2020 đăng trên tạp chí Nature chỉ ra rằng nồng độ thủy ngân xung quanh lăng mộ ở mức cao hơn đáng kể so với dự kiến.
Sơ đồ vị trí đo đạc lăng Hoàng đế Tần Thủy Hoàng và vị trí Đội quân đất nung. A và B chỉ ra các vị trí có hàm lượng thủy ngân trong đất cao nhất. Các nguồn ảnh: Hình ảnh vệ tinh từ Google Earth; Ảnh của S. Svanberg; Ảnh Hoàng đế Tần Thủy Hoàng từ Wikimedia Commons.
Bằng kỹ thuật dò tìm và định vị ánh sáng (Radar laze), các nhà khoa học thuộc Đại học Sư phạm Hoa Nam (Trung Quốc) đã định vị được lượng thủy ngân trong đất từ 3 địa điểm khác nhau xung quanh lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.
Kết quả, nồng độ thủy ngân tại khu lăng mộ chính lên tới 27 ng/m3 – cao hơn đáng kể so với nồng độ thủy ngân xung quanh khu quần thể lăng mộ, khoảng 5-10 ng/m3.
“Thủy ngân rất dễ bay hơi có thể thoát ra ngoài qua các vết nứt phát triển trong cấu trúc theo thời gian và cuộc điều tra của chúng tôi hỗ trợ các ghi chép biên niên sử cổ xưa về lăng mộ, nơi được cho là chưa bao giờ bị mở ra/bị cướp phá” – Tạp chí Nature viết.
Thứ hai, nỗi lo sợ về bẫy thủy ngân không phải là điều duy nhất ngăn cản các nhà khảo cổ khai quật lăng mộ, vì họ cũng có những lo ngại rằng việc mở lăng mộ có thể làm hỏng nó.
Thậm chí, khi các nhà khảo cổ đang mở một cuộc điều tra tỉ mỉ lăng mộ cũng phải hoãn lại để chờ các phương pháp cải tiến nhằm bảo vệ hiện vật khỏi tiếp xúc với không khí và xuống cấp nhanh chóng.
Họ không muốn làm mất đi những thông tin lịch sử quan trọng tại địa điểm khảo cổ học nổi tiếng nhất thế giới này.
Bởi hiện tại, chỉ có các kỹ thuật khảo cổ xâm lấn mới có thể vào được lăng mộ, và tất nhiên, điều này có nguy cơ cao gây ra thiệt hại không thể khắc phục.
Một trong những ví dụ rõ ràng nhất về điều này đến từ cuộc khai quật thành phố Troy vào những năm 1870 bởi nhà khảo cổ nghiệp dư người Đức Heinrich Schliemann. Với sự vội vàng của mình, công việc của ông đã phá hủy gần như mọi dấu vết của chính thành phố mà ông ấy đã lên đường khám phá.
Các nhà khảo cổ chắc chắn rằng họ không muốn mất kiên nhẫn và mắc phải những sai lầm tương tự một lần nữa.
Các nhà khoa học đã đưa ra ý tưởng sử dụng một số kỹ thuật không xâm lấn để ‘nhìn’ vào bên trong lăng mộ. Một ý tưởng là sử dụng hạt muon – sản phẩm hạ nguyên tử của các tia vũ trụ va chạm với các nguyên tử trong bầu khí quyển của Trái Đất, có thể nhìn xuyên qua các cấu trúc giống như tia X tiên tiến. Tuy nhiên, đề xuất này đều chậm triển khai.
Hiện tại, quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn được niêm phong nhưng không bị lãng quên. Khi đến đúng thời điểm, với những tiến bộ khoa học phù hợp, giới khảo cổ có thể khám phá những bí mật đã nằm nguyên vẹn ở đây trong 2.200 năm.
Đội quân đất nung và lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới và chúng vẫn là một trong những khám phá khảo cổ quan trọng nhất trong lịch sử.
Bí ẩn đằng sau những chiếc áo giáp đá trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Một cuộc nghiên cứu mới đã hé lộ những bí mật kỳ diệu từ quá khứ huyền bí của Trung Hoa thời Tần Thủy Hoàng, khi mà những bàn tay tài hoa của người xưa đã mở ra xưởng chế tạo áo giáp đá với kích thước tựa như người thật, gửi thông điệp của sự bền vững và tinh thần thời đại.
Giáo sư Xuewei Zhang, một nhà nghiên cứu ưu tú đang công tác tại Phòng thí nghiệm Khảo cổ Sinh học thuộc Đại học Cát Lâm cùng với những đồng đội tài năng, đã tiến hành một cuộc hành trình kỳ diệu khám phá chi tiết độc đáo về những bộ áo giáp đá vô cùng đặc biệt. Những tác phẩm nghệ thuật này đã được khám phá trong những vùng lân cận lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng, và chi tiết về cuộc khám phá này đã được công bố trên chuyên trang khoa học danh tiếng, Science Direct.
Vào năm 1998, những nhà khảo cổ Trung Quốc đã gửi đến thế giới một phát hiện vĩ đại - những mảnh áo giáp đá to lớn, có kích thước chính xác như dành người thật, được khám phá trong hố K9801, tại lăng mộ vĩ đại của vị hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Những tác phẩm này, với tuổi đời đã hơn hai ngàn năm, được tạo nên từ 600 viên đá vôi, đã được kết nối một cách tinh tế bằng dây đồng, tất cả đều là kết quả của sự khéo léo từng milimet.
Áo giáp đá trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Ancient Origins.
Vào năm 2019, một đội ngũ chuyên gia tại Viện Khảo cổ Thiểm Tây đã đột phá một bí mật lớn tại khu khảo cổ Liujiagou, thuộc kinh đô trước kia của nhà Tần - thành phố Hàm Dương. Ở nơi này, họ đã khám phá đến 32.392 hiện vật kỳ diệu, là những mảnh ghép quý báu trong câu chuyện tài hoa của dân tộc.
Càng đi sâu vào nghiên cứu, những chuyên gia khảo cổ đã phát hiện ra hàng loạt áo giáp đá và công cụ chế tạo, số lượng thậm chí lớn hơn cả những gì được tiết lộ bên trong lăng mộ vĩ đại Tần Thủy Hoàng. Nhìn chằm chằm vào từng chi tiết, ta không thể không thán phục tinh thần tỉ mỉ, sự cẩn trọng không tưởng mà người xưa đã đổ vào việc tạo nên những bức tượng sống động này - từ việc đánh bóng tinh xảo từng bề mặt đá, cho đến việc điêu khắc cẩn thận các góc cạnh, với độ hoàn thiện vô cùng cao.
Trang Ancient Origins đã đăng tải thông tin đầy thú vị về cuộc nghiên cứu đột phá của giáo sư Xuewei Zhang, tập trung vào quá trình sản xuất những kiệt tác áo giáp đá này. Mỗi bộ áo giáp đá đều gồm mảnh phía trước và phía sau, cùng với những mảnh che vai và bảo vệ đùi, tất cả chúng được chế tạo từ loại đá vôi chất lượng cao, với số lượng mối nối đơn giản nhưng tinh tế.
Nón của áo giáp. Ảnh: Ancient Origins.
Các chuyên gia đã nhận thấy rằng, quá trình sản xuất áo giáp đá này có những nét tương đồng đáng kinh ngạc với quá trình sản xuất áo giáp da, khi cùng sử dụng phương pháp đúc khuôn. Nguyên liệu thô không thể tìm thấy ở địa phương, mà chúng đã được nhập khẩu từ những vùng đất xa xôi.
Kết luận của nhóm nhà nghiên cứu đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng: khu vực khảo cổ năm 2019 trở thành một "xưởng chế tạo áo giáp đá quan trọng thời kỳ Tần Thủy Hoàng". Nhưng bất chấp tầm quan trọng, không thể không nhắc đến rằng, mẫu áo giáp này không thích hợp cho việc sử dụng thực tế, vì không mang lại sự bảo vệ hiệu quả và dễ dàng hư hỏng trong các tình huống va chạm.
Nhóm nghiên cứu cũng đã nêu rõ, rằng những bộ áo giáp đá này đã được sáng tạo với mục đích bảo quản những đồ vật tùy táng, với khả năng tồn tại vượt thời gian, kéo dài hơn nhiều so với những áo giáp da thông thường.
Có thể nhận thấy rằng, cách đây hơn hai ngàn năm tại Trung Quốc, áo giáp đá đã được chế tạo với mục đích hàng đầu phục vụ tang lễ, không chỉ về kiểu dáng mà cả về kích thước. Điều này bền chắc thể hiện trong tập tục chôn cất xa xưa của người dân thời đại này, khi họ không ngần ngại để lại cả những áo giáp đá, vũ khí và công cụ quân sự, như một biểu tượng tôn kính đối với người đã từ giã cuộc sống này. Tất cả những điều này đã được thể hiện rõ ràng nhất trong ngôi mộ tưởng nhớ vị hoàng đế vĩ đại - Tần Thủy Hoàng.
Thuật ẩn thân đỉnh cao tựa Ninja của sinh vật vùng Đại Tây Dương: Ngụy trang ngay cả khi đã chết Chỉ trong một phần nghìn giây, sinh vật này đã có thể 'hòa trộn' với san hô, cát hoặc đá. Một bước đột phá trong nghiên cứu tại UNCW (Đại học Bắc Carolina, Wilmington, Mỹ) và Trung tâm Khoa học Hàng hải cho thấy một số loài cá thay đổi màu sắc có thể "nhìn thấy" bằng da của chúng. Nghiên cứu mới...