Vì sao giáo viên nghỉ việc?: Thâm niên 26 năm, lương không đủ sống
Đứng trên bục giảng là giấc mơ, khao khát thời trẻ của cô Châu H.P, nhưng càng ngày, đồng lương mỗi tháng không gồng gánh được áp lực cơm áo gạo tiền, vật giá leo thang ở TP.HCM. Nữ giáo viên môn văn quyết nghỉ việc.
Suy nghĩ về nghỉ việc từ rất nhiều năm
Trong một quán cà phê ở Q.12 (TP.HCM), cô Châu.H.P (trong bài viết này xin được gọi là cô Châu) trải lòng với phóng viên về quãng thời gian “rất vui, rất hạnh phúc khi được làm nghề mình yêu thích nhưng cũng nhiều chua xót”.
Cô Châu năm nay 49 tuổi, quê ở H.Củ Chi, TP.HCM, tốt nghiệp đại học và về dạy ngữ văn tại Trường THPT Củ Chi, H.Củ Chi từ năm 1996. Làm việc liên tục tại đó cho tới đầu năm học 2021 – 2022, cô xin chuyển về dạy tại một trường THPT ở Q.12.
Tính tới tháng 9.2022, nữ giáo viên môn văn sẽ có thâm niên công tác tròn 26 năm. Tuy nhiên, mới đây cô đã trao đổi với phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường về việc mình sẽ nghỉ việc để nhà trường chuẩn bị về nhân sự. “Tôi sẽ chính thức nghỉ từ tháng 1.2023, sau khi kết thúc học kỳ 1 của năm học mới. Thầy hiệu phó nói với tôi cần nộp đơn trước 1 tháng, tức là đầu tháng 12.2022. Tôi đã trăn trở, suy nghĩ rất nhiều năm về quyết định nghỉ việc và bây giờ thì mới đủ dũng khí, mạnh mẽ để bước ra khỏi vùng an toàn nhưng là sự an toàn đầy khó khăn”, cô Châu chia sẻ.
Cô Châu chia sẻ với phóng viên. Ảnh THÚY HẰNG
Đồng lương eo hẹp, “vay trước trả sau”
“Thời tuổi trẻ, tôi bước chân vào nghề giáo xuất phát từ tình yêu nghề. Sau 4 năm đại học, là sinh viên mới ra trường, tôi xin đúng tuyến về giảng dạy tại trường THPT ngay tại quê hương mình nên không gặp khó khăn gì. Đồng lương ngày mới ra trường rất thấp, tôi không nhớ chính xác bao nhiêu nhưng ngày ấy tuổi trẻ chỉ nghĩ miễn là được làm nghề mình ao ước, theo đuổi là đã vui rồi. Nhà thì ở chung với ba mẹ, cơm ngày 3 bữa ba mẹ cũng lo, chỉ việc đi làm. Nhưng rồi khi tôi ngày một trưởng thành, có con cái, thì mọi thứ không màu hồng nữa”, cô bộc bạch.
Là một người mẹ đơn thân trong suốt nhiều năm (con trai cô Châu năm nay 17 tuổi), cô cho hay đồng lương không thể đủ cho việc trang trải sinh hoạt phí, xăng xe đi lại, tiền học cho con, tiền khám bệnh cho con những ngày con bệnh, tiền chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ già và nhiều khoản phải trang trải như ma chay, cưới xin, thăm hỏi người bệnh… Còn vật giá thì ngày một leo thang, cái gì cũng đắt đỏ. “Thời gian dạy học ở Củ Chi, tôi được ở chung nhà với ba mẹ, không phải lo tiền thuê nhà, chứ không không biết sẽ thế nào. Suốt nhiều năm, tôi phải đi vay mượn, vay trước trả sau để trang trải cuộc sống”, cô giáo trải lòng.
Công việc thường xuyên của một giáo viên là gì? Cô Châu cho biết ngoài việc giảng dạy, soạn giáo án, chuẩn bị cho kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, gác thi, chấm điểm, vào điểm, làm sổ sách giấy tờ, họp hành, chuẩn bị cho các buổi dự giờ, thao giảng, sinh hoạt chuyên môn, học bồi dưỡng kiến thức… Chưa kể nhiều năm là giáo viên chủ nhiệm, cô cũng phải đảm nhiệm thêm nhiều phần việc họp phụ huynh, hồ sơ sổ sách và phải mang việc về nhà làm. Lớp học rất đông, có khi là 42 – 46 em, rất nhiều trò học giỏi, dễ thương, nhưng nhiều trò cũng không tuân thủ nội quy…
“Có một kỷ niệm mà 10 năm rồi, tôi vẫn nhớ mãi. Năm ấy con trai tôi học lớp 1, trước ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 một phụ huynh hỏi “chị chuẩn bị quà gì cho cô giáo chưa?”. Tôi cười đáp “em cũng chưa biết mua gì”. Chị ấy nói luôn “thôi chị cứ bỏ đại 200.000 vào phong bì, thí đi, cho khỏi phải mất thời gian suy nghĩ”. Có lẽ chị ấy không biết tôi là giáo viên nên vô tư nói. Còn tôi từ lúc ấy trên đường về, nước mắt cứ trào ra, chua xót quá. Có lẽ nhiều phụ huynh thấy nhà giáo nghèo quá, khổ quá, họ nghĩ là thí đại đồng nào cho thầy cô là thầy cô phải thấy quý rồi”, cô Châu rưng rưng.
“Tôi không dạy thêm, vì…”
Cô Châu đã kết hôn và có thêm một bé nữa, đang trong độ tuổi mầm non. Áp lực công việc nặng nề, gánh nặng cơm áo gạo tiền càng đè nặng hơn lên đôi vai. Nữ giáo viên đưa cho chúng tôi xem tin nhắn thông báo từ ngân hàng. Trải qua nhiều lần nâng bậc lương theo đúng quy định, có tính cả thâm niên 26 năm công tác thì tổng lương và phụ cấp tháng gần đây của cô là 11 triệu, lẻ vài trăm ngàn.
Cô Châu cho biết có một thực tế rằng khi lương, phụ cấp cho giáo viên không đủ sống, các thầy cô cũng sẽ phải xoay xở với các nghề tay trái, với dạy thêm, để đảm bảo cho cơm áo gạo tiền.
Cô Châu không dạy thêm vì quan điểm cá nhân rằng giáo viên trong trường dạy thêm có thể làm giảm đi uy tín, vị trí của người thầy trong lòng học sinh, phụ huynh, có thể phát sinh nhiều hệ lụy… Dù tất nhiên, nếu người thầy kiên quyết làm như vậy thì sẽ phải khó khăn, chật vật.
“Nhiều người hay bảo tôi “đã chê ít tiền thì đừng vào nghề”, nhưng tôi thấy chua xót quá. Như nhà văn Nam Cao viết trong Đời thừa mấy chục năm trước “nhà văn nghèo, nhà giáo khổ”. Có thực mới vực được đạo. Lương không đủ sống, thì giáo viên sống bằng gì, chăm sóc con cái, cha mẹ già ra sao? Nghề giáo là nghề cao quý, đào tạo ra trí thức, nhân tài, con người, tôi luôn mong ngân sách nhà nước cân đối để giáo viên cũng phải sống được với lương, phụ cấp. Lương, phụ cấp cho giáo viên cũng phải ngang bằng với các ngành nghề khác. Như vậy đời sống giáo viên được cải thiện để thầy cô yên tâm công tác, toàn tâm toàn ý với công việc chuyên môn, để uy tín của người thầy được nâng cao”, cô Châu bộc bạch.
Yêu thích ngành ngôn ngữ, nhiều năm trở lại đây, cô Châu đã học tiếng Hàn Quốc và tới nay đã có thể nghe – nói thành thạo. Nữ giáo viên cho biết sau khi nghỉ việc cô sẽ tìm kiếm cơ hội đi học ở nước ngoài và chuyển nghề sang kinh doanh.
Mời bạn đọc tham gia diễn đàn: Vì sao giáo viên nghỉ việc ?
Năm học mới sắp bắt đầu, khắp các tỉnh thành thiếu giáo viên trầm trọng, đặc biệt là các môn học mới theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và giáo viên mầm non. Giữa tháng 7, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 72-QĐ/TW giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 – 2026. Tuy vậy, hiện đang có tình trạng nhiều giáo viên nghỉ việc. Theo thống kê của TP.HCM, từ ngày 1.1.2020 – 30.6.2022, TP có 5.501 viên chức nghỉ việc, trong đó ở lĩnh vực giáo dục là 2.436 người. Từ tháng 1.2021 – 4.2022 ở Bình Dương có 527 giáo viên nghỉ việc…
Đây cũng là một vấn đề nhức nhối của giáo dục. GS Phạm Quang Trung, Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), cũng cho rằng cơ chế quản lý nhân sự ngành giáo dục “đang có vấn đề”. Ông Trung lấy ví dụ “khủng hoảng” nhân lực của ngành y tế thời gian gần đây để cảnh báo nếu không có cơ chế sử dụng nguồn nhân lực cùng chính sách đãi ngộ về tiền lương tương xứng thì ngành giáo dục cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn về nguồn nhân lực.
Trước thực tế này, Báo Thanh Niên mở diễn đàn: “Vì sao giáo viên nghỉ việc?” với mong muốn tìm ra những nguyên nhân cốt lõi, có những giải pháp căn cơ giúp giáo viên an tâm với nghề đã chọn và ngành giáo dục sẽ không rơi vào khủng hoảng nhân lực trong khi đang thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Báo Thanh Niên mong muốn nhận được ý kiến, bài viết của các giáo viên chia sẻ về câu chuyện của mình và đồng nghiệp. Bài viết xin gửi về địa chỉ thanhniengiaoduc@thanhnien.vn. Những bài được đăng sẽ nhận nhuận bút theo quy định.
Cả trường 33 học sinh đến lớp ngày đầu mở cửa, hôm sau chỉ 9 em
TP.Hà Nội đã cho học sinh lớp 12 đến trường học trực tiếp, nhưng tại Trường THPT Trần Nhân Tông, buổi đầu tiên chỉ có 33 học sinh đến trường, buổi thứ hai chỉ còn 9 em.
10 học sinh là F0, nhiều em ở vùng phong tỏa
Sau 2 ngày học sinh lớp 12 ở Hà Nội được trở lại trường, trao đổi với phóng viên Thanh Niên, bà Vũ Thị Hậu, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông, cho biết toàn trường có 681 học sinh khối 12 chia làm 15 lớp. Theo đúng hướng dẫn của Sở GD-ĐT, mỗi buổi học chỉ có 50% số lớp 12 đến trường: các ngày chẵn (thứ hai, tư, sáu), trường cho 7 lớp học trực tiếp; ngày lẻ (thứ ba, năm, bảy) 8 lớp còn lại đến trường.
Có lớp vắng hoàn toàn. Ảnh G.V
Tuy nhiên, từ thực tế dịch bệnh tại địa bàn nên trong ngày 6.12, khối 12 chỉ có 33 học sinh đến trường và ngày 7.12, con số này dừng ở 9 học sinh. Như vậy, tổng cộng cả 2 buổi chỉ có 42/681 học sinh đi học trực tiếp, bằng hơn 6,1% tổng số học sinh khối 12.
Bà Hậu chia sẻ, nhà trường không quá bất ngờ vì con số này vì khi TP.Hà Nội có quyết định cho học sinh đi học trở lại, kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 9 ý kiến phụ huynh đồng ý cho con em trở lại trường. "Con số 33 học sinh ngày đầu tiên cũng đã khiến chúng tôi rất mừng", bà Hậu nói.
Bà Hậu phân tích, Trường THPT Trần Nhân Tông nằm ở địa bàn phường có cấp độ 2 về dịch bệnh nên đủ điều kiện dạy học trực tiếp theo hướng dẫn của thành phố. Tuy nhiên, rất đông học sinh lại cư trú ở khu vực lân cận có dịch bệnh phức tạp, nhiều ổ dịch phát sinh như P.Phố Huế, không ít học sinh ở khu vực phong tỏa hoặc phải đi cách ly y tế.
Giáo viên vừa dạy trực tiếp vừa dạy trực tuyến cho học sinh chưa đến trường trong cùng một tiết. Ảnh V.H
Trong đợt tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh THPT, có một học sinh lớp 12 của trường đến tiêm là F0, dẫn tới cả lớp cùng giáo viên chủ nhiệm trở thành F1 và đang phải cách ly tập trung. Toàn trường hiện có tới 10 học sinh là F0 đang điều trị tại cơ sở y tế... "Tất cả những thông tin đó khiến phụ huynh và học sinh không yên tâm đến trường và chúng tôi phải tôn trọng quyết định của họ", bà Hậu chia sẻ.
Tuy nhiên, nhà trường cũng đỡ lo lắng phần nào khi 10 học sinh F0 đều ở tình trạng nhẹ hoặc không có triệu chứng, các học sinh đang điều trị hoặc cách ly vẫn tham gia lớp học trực tuyến đều đặn.
Vì sao TP.HCM tạm hoãn cho học sinh lớp 1 và trẻ mầm non đến trường?
Dù chỉ có một học sinh vẫn mở cửa trường
Bà Vũ Thị Hậu cho rằng, quan điểm của trường là chấp hành nghiêm văn bản chỉ đạo của thành phố và Sở GD-ĐT Hà Nội nên dù chỉ có một học sinh đi học cũng phải có giáo viên giảng dạy, nhà trường vẫn quyết định mở cửa trường đón các em với các phương án phòng dịch kỹ càng.
Giáo viên dạy khối 12 có tiết dạy theo thời khóa biểu vẫn phải có mặt đầy đủ ở trường để sẵn sàng dạy trực tiếp, nếu học sinh không đến học thì chuyển sang dạy trực tuyến ngay tại lớp học. Nhà trường hỗ trợ cho mỗi giáo viên 200.000 đồng để mua thêm gói cước 3G, đề phòng mạng internet ở trường quá tải hoặc chập chờn.
Do quá ít học sinh trở lại trường nên nhiều lớp giáo viên ngồi trên bục giảng dạy trực tuyến nhưng ở dưới không có học sinh nào, với những lớp này thì giáo viên chuyển sang dạy trực tuyến như từ khai giảng năm học đến nay.
Lớp học hiếm hoi có đông học sinh . Ảnh V.H
Các lớp còn lại có một số lớp khá đông học sinh nhưng có lớp chỉ một vài em, giáo viên sẽ lên lớp dạy trực tiếp như bình thường nhưng với phần lớn học sinh ở nhà hoặc ở khu cách ly sẽ không học trực tuyến theo cách đơn thuần mà được kết nối trực tuyến qua màn hình máy chiếu của lớp học trực tiếp, vẫn cảm nhận được không khí của lớp học với giáo viên đứng trên bục giảng và các bạn ngồi ở dưới; học sinh không đến lớp cũng được tương tác, nêu câu hỏi hoặc trả lời câu hỏi khi giáo viên gọi tên.
Bà Hậu cho biết, cách làm này áp dụng đồng loạt ở các lớp học do trường có may mắn là được trang bị cơ sở vật chất hiện đại từ trước: phòng học nào cũng có máy chiếu, camera, kết nối mạng; giáo viên nào cũng có máy tính xách tay nên sẵn sàng để thích ứng linh hoạt với các hình thức dạy học khác nhau trong cùng một lớp học.
Học sinh đến trường bày tỏ sự hào hứng khi được gặp gỡ bạn bè, thầy cô . Ảnh V.H
Bà Hậu cho biết, buổi đầu tiên mở cửa trường, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đã đến kiểm tra, động viên thầy trò nhà trường. Tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo Sở vẫn là tiếp tục duy trì dạy học trực tiếp, dù có ít học sinh.
"Tôi hy vọng rằng ít ngày nữa học sinh lớp 12 sẽ trở lại trường nhiều hơn sau khi nhận được phản hồi từ bạn bè về công tác phòng dịch bệnh ở trường. Dù thế nào, dạy học trực tiếp cũng hiệu quả hơn với học trực tuyến, điều này rất quan trọng với học sinh cuối cấp", bà Hậu bày tỏ.
Về việc kiểm tra cuối học kỳ 1 sẽ diễn ra cuối tháng 12 này, mong muốn của nhà trường là tổ chức trực tiếp với khối lớp 12 vì đây là một đợt tập dượt rất cần thiết cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Chưa có thống kê học sinh lớp 12 đến trường
Sau 2 ngày học sinh lớp 12 đi học trở lại, Sở GD-ĐT Hà Nội vẫn không công bố thống kê số trường THPT, trung tâm GDTX trên toàn thành phố mở cửa trở lại ra sao, tổng số học sinh đi học thế nào. Trong khi 18 huyện, thị xã ngoại thành đón học sinh lớp 9 thì con số này được công bố rất chi tiết.
Như Thanh Niên đã phản ánh, nếu như các trường THPT công lập hầu hết đều mở cửa trường theo cấp độ dịch thì khối các trường tư thục hoặc trường chuyên trực thuộc các trường đại học lại thuận theo ý kiến số đông phụ huynh học sinh, hoặc chưa dạy học trực tiếp cho học sinh lớp 12, dù đóng trên địa bàn dịch bệnh ở cấp độ 1, cấp độ 2.
Cơ hội thăng hạng vẫn mịt mù, thầy cô chuẩn bị tinh thần thi ngoại ngữ Bộ Giáo dục đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với giáo viên thì tại sao không thể miễn thi Ngoại ngữ trong kỳ thi hoặc xét thăng hạng? Do những bất cập quy định trong chùm các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT về việc chuyển xếp hạng giáo viên nên suốt một thời gian dài câu chuyện về chuyển...