Vì sao giáo dục Singapore đang giảm tầm quan trọng của điểm số
Xếp hạng của Singapore trong lĩnh vực dạy toán và các bộ môn khoa học luôn làm những nước phát triển khác phải ghen tị, nhưng trong thời gian gần đây, các giáo viên Singapore đang làm một điều tưởng như không thể xảy ra: giảm bớt tầm quan trọng của những bài kiểm tra.
Liệu giáo dục Singapore có đang giết chết sự sáng tạo?
Những trường công lập của Singapore sẽ có những khóa học không điểm số, một phần mười các trường đại học sẽ xét tuyển theo năng khiếu thay vì các bài kiểm tra, và các dịch vụ xã hội sẽ không còn phân loại nhân viên theo trình độ học vấn.
Singapore sẽ không ngay lập tức bỏ đi tầm quan trọng của giáo dục và kỷ luật, nhưng với sự tập trung mới vào kinh doanh và khởi nghiệp, họ đang muốn chứng tỏ rằng những bài kiểm tra không giúp tạo ra nguyên tố quan trọng nhất trong phát triển kinh tế: đó là những ý tưởng mới.
“Trong một thời gian dài, học sinh sau khi tốt nghiệp đã trở thành những doanh nhân thành đạt bất chấp chế độ giáo dục của Singapore”, giáo sư Patrice Choong tại trường Ngee Ann cho biết. Tại trường Ngee Ann, tất cả các học sinh đều phải xây dựng một mô hình kinh doanh, hoặc thiết kế một sản phẩm trong thời gian theo học. Những mục tiêu được đề ra thường là kiếm được 100 khách hàng hay nhận được tiền đầu tư, nhưng khóa học này hoàn toàn không đánh giá học sinh theo điểm số. Những gì học sinh nhận được là thời gian và lời khuyên quý báu.
Kể từ khi trở nên độc lập cách đây 51 năm, nền giáo dục của Singapore thường chú tâm vào việc đào tạo nhân lực cho một đất nước phát triển kinh tế dịch vụ. Hướng đi này đã thật sự hiệu quả trong những thập kỷ qua, nhưng đồng thời cũng tồn tại nhiều mặt xấu. Cũng như các nước châu Á khác, xã hội Singapore không thiếu những ” bà mẹ hổ”, những phụ huynh làm mọi cách để thúc em con em mình học giỏi và kiếm được việc làm sau khi ra trường. Theo ý kiến của những chuyên gia, văn hóa này của Singapore đang giết đi sự sáng tạo. Rất nhiều học sinh phải đi học thêm vào buổi chiều và khi chúng hoàn thành hết bài tập về nhà, đồng hồ cũng báo hiệu nửa đêm. Áp lực học hành quá lớn đã tạo ra một cuộc đua vũ trang của giáo dục và những trung tâm gia sư là được hưởng lợi nhiều nhất.
Phụ huynh có thể phải trả ra tới 700$ cho 4 tiếng học thêm và nhiều gia sư đã trở thành triệu phú nhờ công việc của mình. Một trong những gia sư triệu phú, Phang Yu Hon, đã dạy vật lý cho học sinh cấp 3 trong 20 năm qua, cho biết rất ít học sinh của ông thật sự theo đuổi lĩnh vực này sau khi tốt nghiệp. Các học sinh của ông chỉ có mục tiêu là dành được điểm số cao để theo học những trường đại học Y hay luật.
Những khách hàng không hài lòng nhất lại là những trường doanh nghiệp quốc tế mà lẽ ra Singapore phải cung cấp những học sinh xuất sắc của mình. Một bài nghiên cứu trên hơn 100 doanh nghiệp mới đây cho biết, các chủ doanh nghiệp đánh giá cao năng lực kỹ thuật của lao động Singapore, nhưng lại chê bai khả năng sáng tạo và đổi mới. Một phần ba những doanh nghiệp phàn nàn về sự thiếu tinh thần khởi nghiệp và mạo hiểm của lao động Singapore, so với con số 25% của các nước châu Á khác.
Cindy Khoo, giám đốc của bộ Phát Triển Giáo Dục Singapore cho biết, mặc dù sự chú trọng vào điểm số đã giúp nâng tầm của tiêu chuẩn giáo dục nước này, nó cũng làm mất đi ý nghĩa quan trọng của việc học, đó là khám phá những điều mới mé. Những thay đổi của giáo dục Singapore là một phần trong chính sách của chính phủ nhằm đẩy mạnh phát triển công nghệ và phát minh, với kế hoạch đầu tư 19 tỉ đô cho các trường học.
Một trong những dự án này đang được thực hiện tại trường tiểu học Chongzheng. Các học sinh ở đây được đưa đến trại dưỡng lão và tìm cách để cải thiện cuộc sống người già. Các em đã nhận ra người lớn tuổi hay bị đi lạc và nghĩ ra ý tưởng gậy chống được cài thêm GPS.
Video đang HOT
Tuy vậy, nhiều người cho rằng rào cản của Singapore trong việc sáng tạo không chỉ đến từ giáo dục mà còn từ văn hóa của một xã hội ngăn cản quyền tự do ngôn luận và thưởng những người tuân thủ theo luật lệ. Những nhà chức trách của Singapore cho rằng tính kỷ luật thép là cần thiết để bảo vệ sự hòa hợp giữa một xã hội tồn tại nhiều chủng tộc khác nhau. Lee Quane, giám đốc tại ban cố vấn HR của ECA International, giải thích rằng đó là lý do tại sao các công ty hay than phiền vì sự thiếu sáng tạo ở Singapore so với Hong Kong. ” Sự khác biệt giữa Singapore và Hong Kong đó là chính phủ luôn ở bên gần bạn. Người dân Singapore đã quên đi tư duy phản biệt”, bà Lee Quane nói.
Theo Danviet
Chùm ảnh: Những bước chân hối hả về quê ăn Tết
Mong muốn trở về quê đón Tết cùng người thân là ước muốn lớn nhất của những người con làm ăn xa quê. Ngày 28 Tết, tại các ngả đường, bến xe ở Hà Nội, những bước chân vội vã, ánh mắt rạng ngời, mong mỏi được lên xe trở về nhà nhanh nhất sau một năm làm việc vất vả.
Bà Trần Thị Là cùng hai cháu, tay xách, nách mang đồ đạc, quà Tết... đang hối hả vào bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) bắt xe buýt về quê Ba Vì ăn Tết. Bà Là cho biết , "bố mẹ hai cháu bận làm đến tận 30 Tết, tôi đưa chúng nó về quê ăn Tết trước dọn dẹp nhà cửa, gói bánh chưng, cúng ông bà , tổ tiên sau một năm làm việc ở thành phố".
Được trở về quê ăn Tết là niềm vui lớn nhất không chỉ của người lớn mà cả các em nhỏ. Đây là dịp xum vầy bên gia đình, được mừng tuổi, được sống đúng với tuổi thơ. "Cháu rất vui được về quê ăn Tết cùng bà dù bố mẹ cháu về muộn", cháu bà Là vui vẻ nói.
Trước cửa bến xe Mỹ Đình từng gia đình, những người lao động, sinh viên học tập và làm việc ở Hà Nội, với đồ đạc lỉnh kỉnh, cùng những món qùa Tết theo chân người dân về quê đón Tết.
Vừa nắm tay mẹ vừa xách túi, em bé tỏ ra khá mệt mỏi
Dắt theo cháu nhỏ cùng nhiều đồ đạc, bà Nhung (64 tuổi) cho biết: "Bố mẹ cháu bán hàng tận 30 mới về, tôi đưa cháu về trước, tìm mãi mà chưa có xe về Ninh Bình".
Hai bà cháu đi bộ tìm xe trong bến xe Mỹ Đình.
Những ngày này, không khó để nhận ra những người dân đi làm ăn xa trở về quê ăn Tết bởi, trên tay, trên vai là những món quà Tết trong túi đỏ ghi dòng chữ "Chúc mừng năm mới".
Tết đến, ai cũng có mong ước trở về bên gia đình, dù một năm qua họ có thể kiếm nhiều tiền hay chỉ đủ tiền ăn một cái Tết, họ vẫn trở về, đó có lẽ là điều mong mỏi lớn nhất.
Một người dân với túi đồ nặng trĩu trên tay đang hối hả trên đường Phạm Hùng vào bến, tìm xe về quê nhanh nhất có thể.
Cánh xe ôm hoạt động hết công suất chở người và hàng hóa đến các bến xe ở Hà Nội.
Một gia đình vất vả băng qua đường giữa dòng xe cộ.
Em nhỏ gồng mình xách đồ đạc.
Bà Lan vừa mang gà lên Hà Nội đợi con ra đón. "Ở quê chẳng có gì, chỉ có gà quê mang lên cho con nó ăn", bà Lan nói.
Ngoài những món quà Tết như bánh, kẹo... người dân trở về quê còn mang theo cả cành đào.
Xe máy chất đầy hàng hóa theo chân người dân về quê đón Tết. Đa số những người sống gần Hà Nội chọn xe máy làm phương tiện chính trở về nhà.
Theo Danviet
Phẫn nộ, cô giáo mầm non trói chân tay và bạo hành trẻ Bức ảnh 3 đứa trẻ ở Malaysia bị cô giáo mầm non trói chặt, bắt nằm lăn lóc trên sàn nhà đang lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội với sự căm phẫn và lo ngại sâu sắc của các bậc phụ huynh. Những đứa trẻ bị trói chặt chân tay, bịt kín miệng và nằm lăn lóc trên sàn nh Ngay...