Vì sao FLC của ông Trịnh Văn Quyết thoái vốn khỏi GAB?
Tập đoàn FLC đã bán toàn bộ vốn tại GAB và không còn là cổ đông của Công ty.
Theo tin từ CTCP Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (GAB), Tập đoàn FLC đã bán toàn bộ 1,24 triệu cổ phiếu GAB, tương đương 8,99% vốn điều lệ Công ty.
Tập đoàn FLC cũng chính là cổ đông sáng lập góp 40 tỷ đồng trong tổng số vốn điều lệ ban đầu 50 tỷ đồng của GAB, tương đương tỷ lệ sở hữu 80%.
Giao dịch được thực hiện trong 5 phiên liên tục từ ngày 20-26/10. Cụ thể, ngày 20/10, FLC bán 240.000 cp, ngày 21/10 bán 179.050 cp, ngày 22/10 bán 188.950 cp, ngày 23/10 bán 322.000 cp và ngày 26/10 bán 310.000 cp.
Video đang HOT
Nguồn: GAB.
Thị giá cổ phiếu GAB trong các phiên trên dao động quanh 186.000 đồng/cp, ước tính, FLC đã thu về khoảng 230 tỷ đồng.
Ngay trước đó, trong 4 phiên giao dịch liên tiếp từ 15-20/10, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết đã mua vào gần 584.000 cổ phiếu GAB, nâng tỷ lệ sở hữu từ 7,97% lên 12,2% vốn điều lệ.
Giao dịch trái chiều của ông Trịnh Văn Quyết và Tập đoàn FLC được thực hiện trong bối cảnh GAB đang lấy ý kiến cổ đông về việc cho phép ông Quyết và FLC được nâng tỷ lệ sở hữu lên các mức theo quy định của pháp luật mà không phải chào mua công khai.
Về tình hình kinh doanh quý 3/2020, GAB có hơn 203 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, Công ty ghi nhận lãi sau thuế giảm 96% so với cùng kỳ năm trước, thu về 233 triệu đồng trong quý 3, ghi nhận mức thấp nhất kể từ năm 2018.
Tính chung 9 tháng đầu năm, lãi sau thuế của GAB chưa đến 1 tỷ đồng, giảm 93% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2020, GAB đặt mục tiêu 326 tỷ đồng doanh thu và 24 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng 73% và 51% so với thực hiện năm 2019. Với kết quả trên, Công ty mới chỉ thực hiện được 3% mục tiêu lợi nhuận sau thuế đã đề ra.
Anh trai Kế toán trưởng FLC hoàn tất thoái vốn, thu về hơn 800 triệu đồng
Tính theo mức giá đóng cửa ngày 13/10, ông Nguyễn Hữu Huấn đã thu khoảng 830 triệu đồng.
Ông Nguyễn Hữu Huấn vừa có thông báo đã hoàn tất bán ra toàn bộ 192.970 cổ phiếu FLC của Tập đoàn FLC thông qua phương thức khớp lệnh vào ngày 13/10.
Được biết, ông Huấn là anh trai Kế toán trưởng Tập đoàn FLC Nguyễn Thanh Ba. Ông Ba đảm nhiệm chức Kế toán trưởng FLC từ ngày 3/9/2019, hiện bản thân ông Ba hiện không sở hữu cổ phiếu FLC nào.
Phiên 13/10, cổ phiếu FLC tăng kịch trần 6,2% lên 4.290 đồng/cp với hơn 23,3 triệu đơn vị được khớp lệnh. Tạm tính theo mức giá đóng cửa này, ông Nguyễn Hữu Huấn đã thu khoảng 830 triệu đồng.
Diễn biến cổ phiếu FLC trong 3 tháng qua.
Tại FLC, gần đây nhất, vào tháng 7/2020, Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Quyết cho biết đã mua thêm 15 triệu đơn vị FLC, nâng sở hữu lên thành 165,4 triệu đơn vị, tương đương 23,3% vốn điều lệ. Trước đó vào tháng 12/2017, ông Trịnh Văn Quyết mua vào 37 triệu cổ phiếu.
Trong phiên giao dịch gần nhất, phiên 23/10, cổ phiếu FLC và nhiều cổ phiếu doanh nghiệp có liên quan như HAI, ART, KLF, AMD đồng loạt tăng kịch trần với thanh khoản lớn.
Cụ thể, cổ phiếu FLC và HAI cùng tăng 6,9%, ART tăng 8,3%, AMD tăng 6,7%, KLF thêm 5,6%. Cổ phiếu ROS (không kịch trần nhưng cũng tăng 2,7%. GAB là cổ phiếu họ FLC duy nhất đi xuống 0,1%, kết phiên ở 186.500 đồng/cp.
Ông Trịnh Văn Quyết chi hơn 100 tỷ gom cổ phiếu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết mua vào 584.000 cổ phiếu để trở thành cổ đông lớn nhất tại Công ty Cổ phần Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC. Ông Trịnh Văn Quyết vừa tăng tỷ lệ sở hữu tại Công ty Cổ phần Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC (FLC GAB)...