Vì sao EU ‘dè dặt’ trừng phạt Nga?
Liên minh châu Âu (EU) ‘dè dặt’ trừng phạt Nga liên quan đến tình hình khủng hoảng Ukraine, bởi vì Nga, nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới, có thể đe dọa không cung cấp khí đốt cho châu Âu.
Ảnh minh họa
Không giống dầu mỏ được chuyển bằng tàu và được niêm yết giá trên toàn cầu, đa số khí đốt tự nhiên tiêu thụ ở châu Âu đều được chuyển bằng đường ống từ Nga thông qua Ukraine và do Nga định giá, theo đài CNBC (Mỹ) ngày 6.3.
“Điều này sẽ không ảnh hưởng trực tiếp gì đến Mỹ vì Mỹ không mua khí đốt tự nhiên từ Nga”, ông Olga Oliker, Giám đốc Trung tâm chính sách quốc phòng và an ninh quốc tế (Mỹ), nhận định.
AFP cho hay Mỹ ngày 6.3 áp dụng lệnh cấm visa và chuẩn bị các biện pháp trừng phạt khác chống lại Nga, đồng thời cảnh báo những động thái chia rẽ Crimea khỏi Ukraine là vi phạm luật quốc tế.
Video đang HOT
Lãnh đạo các nước thành viên EU chỉ đe dọa áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga trong bối cảnh chính quyền khu tự trị Crimea (Ukraine) thông qua sắc lệnh ủng hộ sáp nhập vào Nga.
Lãnh đạo các nước EU vốn đang bị chia rẽ trong việc trừng phạt Nga, nhất là giữa các quốc gia Đông Âu và Tây Âu. Một số quốc gia vẫn còn phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt tự nhiên từ Nga, theo AFP.
Reuters dẫn lời Thứ trưởng ngoại giao Mỹ William Burns ngày 6.3 cho biết chính phủ đang bàn thảo về vấn đề tăng cường xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ.
Trong cuộc họp Ủy ban đối ngoại thượng viện Mỹ ngày 6.3, thượng nghị sĩ Mỹ Bob Corker đặt câu hỏi với ông Bunrs liệu rằng có hay không một cuộc thảo luận cấp cao đang diễn ra về việc tăng cường xuất khẩu khí đốt tự nhiên để giảm thiểu sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt tự nhiên từ Nga, từ đó EU sẽ “mạnh tay” áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga.
Ông Burn trả lời rằng: “Tất nhiên là có”, nhưng vẫn chưa rõ Mỹ cụ thể sẽ làm gì để tăng cường lượng khí đốt tự nhiên xuất khẩu cho châu Âu, theo Reuters.
Theo TNO
Mỹ - Trung bàn thảo về các vấn đề khu vực
Thứ trưởng ngoại giao Mỹ William Burns ngày 22.1 đã có buổi hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc, ông Trương Nghiệp Toại (Zhang Yesui), tại Bắc Kinh để bàn về những vấn đề quốc tế và khu vực.
Thứ trưởng ngoại giao Mỹ William Burns - Ảnh: Reuters
Hai ông Trương và Burns đã bàn thảo về những vấn đề quốc tế và khu vực, Yonhap dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương (Qin Gang) cho biết, nhưng không công bố thêm chi tiết.
Cuộc hội đàm giữa hai vị thứ trưởng ngoại giao diễn ra tại Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đang leo thang sau chuyến thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hồi 26.12.
Đền Yasukuni trở thành một địa điểm gây tranh cãi không chỉ trong xã hội Nhật Bản mà còn cả ở một số quốc gia như Trung Quốc và Hàn Quốc, những nước từng bị Nhật Bản xâm lược. Trong gần 2,5 triệu người Nhật được thờ trong đền này có 14 tội phạm chiến tranh.
Theo Yonhap, căng thẳng leo thang gây khó cho Mỹ trong việc thiết lập một mô hình quan hệ mới với Trung Quốc bởi vì Nhật Bản và Hàn Quốc vốn là hai đồng minh của Washington.
Thậm chí, trước vụ thăm đền của ông Abe, quan hệ giữa Nhật Bản và hai quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc đã đang trong "thời kỳ suy sụp" do các vấn đề tranh chấp lãnh thổ và lịch sử, theo Yonhap.
Đài tiếng nói nước Nga ngày 22.1 dẫn lời các nhà quan sát cho rằng chuyến công du của ông Burns không phải nhẹ nhàng, bởi vì ông phải làm sao hòa giải hai đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời xoa dịu Trung Quốc.
Ông Burns đến thủ đô Bắc Kinh vào tối 21.1, trạm dừng chân thứ hai trong chuyến công du 3 nước của ông sau khi có những buổi hội đàm tại Hàn Quốc trước đó.
Sau Bắc Kinh, ông Burns sẽ đến Nhật Bản vào ngày mai 23.1.
Theo TNO
7 cường quốc thế giới lên án tổng thống Putin Lãnh đạo 7 cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới thuộc khối G8 đã lên án việc quân đội Nga xâm chiếm khu tự trị Crimea thuộc Ukraine, AFP đưa tin ngày 3.3. Binh sĩ mặc quân phục không phù hiệu, được cho là thuộc quân đội Nga, đứng gác tại một khu vực ở khu tự trị Crimea - Ảnh: Reuters...