Vì sao đường sắt Cát Linh – Hà Đông lỗ luỹ kế tới 160 tỉ đồng?
Covid-19 được cho là một trong những lý do khiến tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội Cát Linh – Hà Đông lỗ sâu sau hơn nửa năm vận hành chính thức.
Báo cáo tài chính đã kiểm toán 2021 của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết, doanh thu năm 2021 chỉ đạt hơn 5 tỉ đồng, lỗ gộp 54 tỉ đồng. Trong đó, chi phí cho nhân công chiếm phần lớn cơ cấu chi phí khi vận hành đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
Lượng khách đi tàu Cát Linh – Hà Đông hiện xấp xỉ 20.000 – 30.000 lượt/ngày. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Cộng với chi phí quản lý doanh nghiệp, Hanoi Metro lỗ ròng 64 tỉ đồng trong năm ngoái. Trước đó, năm 2020, công ty báo lỗ 23 tỉ đồng khi chưa vận hành đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Lỗ luỹ kế tới hết năm 2021, Hanoi Metro lỗ 160 tỉ đồng.
Theo lãnh đạo Hanoi Metro, năm 2021 đại dịch Covid-19 lây lan trên diện rộng đã ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế cả nước cũng như hoạt động của doanh nghiệp này. Trong đó, các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt trên diện rộng khiến mọi hoạt động cầm chừng. Tuy nhiên, lãnh đạo Hanoi Metro cho biết, dù dịch Covid-19 ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của công ty, song không thể ước tính chính xác ảnh hưởng.
Video đang HOT
Mặt khác, năm tài chính 2021 chưa ghi nhận nhiều doanh thu từ vé bán do dự án Cát Linh – Hà Đông chính thức vận hành từ 6.11.2021, song có 15 ngày miễn phí đầu tiên cho người dân trải nghiệm.
Trên thực tế, lượng khách đi tàu Cát Linh – Hà Đông đã tăng rất nhanh so với 1 – 2 tháng đầu tiên vận hành. Báo cáo sau 6 tháng hoạt động (từ tháng 11.2021 – tháng 5.2022) của Metro Hanoi cho biết, toàn tuyến vận chuyển được 3,16 triệu hành khách. Lượng khách đi tàu đang tăng gấp 2,5 lần so với thời gian đầu và trong thời gian giãn cách xã hội.
Hàng ngày có từ 21.000 đến 22.000 hành khách đi tàu; thứ bảy, chủ nhật từ 25.000 đến 30.000 hành khách/ngày. Đặc biệt, trong các ngày nghỉ lễ, người đi tàu trải nghiệm tăng đến trên 40.000 hành khách. Ngày 1.5, tàu đã lập kỷ lục mới khi vận chuyển trên 50.000 khách.
Hiện, mức giá vé của Cát Linh – Hà Đông đang được nhà nước trợ giá khoảng 60 – 70%.
Năm 2022, Hanoi Metro đặt mục tiêu vận hành thêm đoạn trên cao tuyến đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội. Tính chung 2 tuyến, mục tiêu dự kiến chạy tổng cộng hơn 89.000 lượt tàu, phục vụ hơn 7,9 triệu hành khách.
Tổng doanh thu theo kế hoạch là 476 tỉ đồng, tuy nhiên, doanh thu vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị theo kế hoạch chỉ là 76 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế là 13,6 tỉ đồng.
Kết thúc năm 2021, Hanoi Metro có 676 nhân viên làm việc, đầu năm 2022 chỉ còn 577 nhân viên. Trong cơ cấu quỹ lương năm 2021, tổng giám đốc và phó tổng giám đốc Hanoi Metro nhận lương bình quân 22 triệu đồng và 19 triệu đồng/tháng.
Xăng dầu tăng nữa sẽ 'bứt gân' các doanh nghiệp vận tải
Ông Nguyễn Ngọc Xuân - chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô tỉnh An Giang - nhận định như vậy tại hội nghị đối thoại với doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 do UBND tỉnh An Giang tổ chức ngày 13-6.
Trạm T2 trên tuyến quốc lộ 91 giữa TP Cần Thơ với tỉnh An Giang dừng thu phí hơn 2 năm qua nhưng vẫn tồn tại giữa đường, khiến các phương tiện qua lại gặp nhiều khó khăn - Ảnh: BỬU ĐẤU
Theo ông Xuân, sau 17 lần đề nghị của Hiệp hội Vận tải ôtô tỉnh An Giang, đến nay trạm thu phí T2 trên quốc lộ 91 vẫn chưa tháo gỡ dù đường tránh TP Long Xuyên đang thi công. Từ khi trạm T2 đóng cửa năm 2019, hơn 10.000 xe ôtô của An Giang không phải đóng phí "oan ức" tại trạm T2.
"Tôi được biết Bộ Giao thông vận tải đã mua lại 7 trạm BOT trên toàn quốc, trong đó có trạm T2 tại ngã ba Lộ Tẻ TP Cần Thơ - An Giang rồi. Tuy nhiên, vì sao hơn 2 năm nay trạm này không bị tháo gỡ mà để tồn tại gây ách tắc giao thông rất lớn. Chúng tôi đã đề nghị Bộ Giao thông vận tải nhiều lần nhưng chưa ai giúp doanh nghiệp", ông Xuân nói.
Ông Xuân cũng đề nghị chính quyền An Giang - Đồng Tháp cần sớm đưa bến phà Vàm Cống cũ hoạt động trở lại để phục vụ việc đi lại của người dân 2 địa phương này, vì nhu cầu của người dân, công nhân tại cụm công nghiệp Lấp Vò rất lớn, trong khi bến phà này bỏ hoang phí nhiều năm.
Ông Nguyễn Ngọc Xuân - chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô tỉnh An Giang - kiến nghị Chính phủ giảm thuế nhập khẩu xăng dầu - Ảnh: BỬU ĐẤU
Theo ông Xuân, tỉnh An Giang phải đề nghị Chính phủ bỏ bớt thuế trong cấu thành giá xăng để giúp các doanh nghiệp vận tải "sống lại" trong "bão giá" như hiện nay.
"Xăng dầu đã và đang tăng liên tục làm các doanh nghiệp vận tải sống vật vờ. Nếu cứ đà tăng như hiện nay sẽ "bứt gân" của các doanh nghiệp vận tải. Đề nghị tỉnh An Giang kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành nghiên cứu giảm thuế để kéo giảm giá xăng xuống trong thời gian ngắn, cứu các doanh nghiệp vận tải.
Hiện nay chúng tôi cố gắng gồng gánh vận tải hành khách, vận chuyển hàng hóa mà không thể tăng cước vận chuyển trong giai đoạn này được", ông Xuân nói.
Đáp lời, lãnh đạo UBND tỉnh An Giang yêu cầu các ngành nghiên cứu, đề xuất và tháo gỡ khó khăn giúp các doanh nghiệp. Riêng mặt hàng xăng dầu sẽ giao Sở Công thương tổng hợp các ý kiến, đề xuất gửi về Bộ Công thương.
Ông Nguyễn Thanh Bình - chủ tịch UBND tỉnh An Giang - đề nghị các cấp, các ngành tỉnh trong 6 tháng tiếp theo phải có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cùng doanh nghiệp. Đặc biệt là chấm dứt tình trạng nhũng nhiễu, giấy phép con hay gây khó khăn đối với doanh nghiệp.
Đường sắt giảm 30% giá vé tàu cho hành khách đặt mua xa ngày đi tàu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) sẽ áp dụng chính sách giảm giá vé tàu đến 30% đối với hành khách mua vé cá nhân xa ngày đi tàu, thời gian áp dụng từ 1/6 - 21/8/2022. Hành khách mua vé cá nhân đối với các tàu khách Thống nhất SE3/4, SE7/8 có cự ly vận chuyển từ 900 km trở...