Vì sao đường phía Bắc hằn lún nhiều hơn phía Nam?
Nhiều tuyến quốc lộ, đường cao tốc ở phía Bắc bị hằn lún, trong khi đó ở khu vực phía Nam ít xuất hiện hiện tượng này. Vì sao?
Hằn lún do vật liệu?
Trước tình trạng hằn lún vệt bánh xe xuất hiện trên những tuyến đường mới đưa vào sử dụng, các chuyên gia đã có nhiều cuộc hội thảo tìm nguyên nhân. Một số nguyên nhân chính dẫn đến đường bị hằn lún được chỉ ra là: Nhiệt độ môi trường thay đổi, xe quá tải, quy trình và chất lượng thi công, chất lượng nhựa đường hoặc các thành phần cốt liệu như: Cát, đá dăm…
Vì sao đường phía Bắc hằn lún nhiều hơn phía Nam?
GS.TS. Dương Học Hải (Đại học Xây dựng) khẳng định, nếu nói nguyên nhân do nhiệt độ thời tiết nắng nóng, lượng phương tiện lưu thông tăng cao là thiếu chính xác. GS Hải cho biết, nhiệt độ mặt đường trên QL1 từ 30 năm trước đã trên 70oC chứ không phải bây giờ mới nóng thế. Các tiêu chuẩn thiết kế bê tông nhựa mặt đường cũng đã tính toán đến yếu tố này. Do đó, nếu nói nguyên nhân làm bê tông nhựa bị nóng chảy do nhiệt độ tăng cao lúc trời nắng nóng là vô nghĩa. “QL1 làm mấy chục năm trước có bị làm sao đâu”, GS Hải nói.
GS Hải đưa ra 3 yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hằn lún vệt bánh xe. Trước hết là khâu lựa chọn nhựa, tiếp đó là sản xuất hỗn hợp bê tông nhựa và quan trọng nhất là khâu thi công. “Tất cả các khâu này đều do con người thực hiện, vì vậy đừng đỗ lỗi cho các yếu tố khách quan. Nếu các khâu này được thực hiện đúng quy trình, có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ, chắc chắc đường không thể bị hằn lún”, GS Hải khẳng định.
Lý giải vì sao ở khu vực phía Bắc xuất hiện hằn lún nhiều hơn, Tiến sĩ Nguyễn Quang Phúc (Đại học GTVT) cho rằng ,có thể ở khu vực phía Bắc nguồn cốt liệu lựa chọn để thiết kế thành phần bê tông nhựa (đá, cát…) khó khăn hơn so với miền Nam. Bởi đa số đá ở miền Bắc chủ yếu là đá vôi có cường độ thấp nên việc phối trộn khó khăn.
Trong khi đó, ông Nguyễn Việt Sơn – Tổng giám đốc Công ty CP ĐTXD BMT cho biết, tình trạng hằn lún vệt bánh xe không loại trừ khu vực miền Bắc hay miền Nam mà có thể xảy ra bất cứ ở đâu. Vấn đề là trong quy trình nghiên cứu, sản xuất và thi công bê tông nhựa mặt đường phải kiểm soát một cách chặt chẽ sẽ hạn chế được hằn lún.
Cách nào xử lý triệt để hằn lún?
Video đang HOT
Câu hỏi đặt ra là có xử lý được triệt để vấn đề hằn lún vệt bánh xe đang gây bức xúc hiện nay không? Nhiều chuyên gia, các nhà thầu, đơn vị thi công đều khẳng định là hoàn toàn có thể xử lý được triệt để, quan trọng là các đơn vị có dám nhìn thẳng và quyết tâm không.
Thực tế, không phải ở khu vực phía Nam không có hằn lún vệt bánh xe. Mấy năm trước đã từng xảy ra tình trạng này. Cụ thể, đường Đồng Văn Cống (đường liên tỉnh 25B) đã bị hằn lún vệt bánh xe. Đây là tuyến đường huyết mạch đi vào cảng Cát Lái với lưu lượng phương tiện dày đặc, đặc biệt là xe tải nặng, xe container. Đoạn đường này vừa mới đưa vào sử dụng tháng 5/2012, nhưng chỉ một thời gian sau đã bị hằn lún mặt đường ở làn xe container, có nơi hằn sâu gần 20cm.
Lúc đầu nhiều người cũng cho rằng tình trạng hằn lún là do xe tải nặng. Tuy nhiên, do không chẩn đoán chính xác “bệnh” nên sau nhiều lần sửa chữa đường vẫn bị hằn lún.
Ông Nguyễn Việt Sơn – Tổng giám đốc BMT là đơn vị được giao thực hiện xử lý hằn lún ở tuyến đường này cho biết, đơn vị đã phải qua nhiều lần nghiên cứu mới tìm được giải pháp tối ưu. Từ vật liệu nhựa đường thông thường, công ty đã nghiên cứu cải tiến bằng cách cho thêm một loại phụ gia tăng cường độ khi tạo hỗn hợp bê tông nhựa. Thay vì sử dụng nhựa đường polymer có giá đắt gấp 1,5 lần so với nhựa đường thông thường, nhựa đường này đã được cải tiến phù hợp với điều kiện khí hậu ở các vùng miền. Cuối cùng vật liệu này đã được sử dụng thí điểm ở một số đoạn trên đường Đồng Văn Cống và tình trạng hằn lún mặt đường được xử lý triệt để. Hiện tại, Công ty cũng đã lên kế hoạch dùng vật liệu này để sửa chữa toàn bộ tuyến đường này.
Công nghệ trên cũng được sử dụng trên Xa lộ Hà Nội. Với lưu lượng trên 50.000 lượt xe/ngày đêm, trong đó có nhiều xe container, xe tải nặng nhưng Xa lộ Hà Nội vẫn không hề hấn gì. Tương tự, tuyến QL1 đoạn An Sương – An Lạc cũng có lưu lượng phương tiện trên 30.000 lượt/ngày đêm, nhưng sau nhiều năm đưa vào sử dụng cũng không hề hằn lún. “Nếu nói nguyên nhân hằn lún là do xe quá tải thì đây là ví dụ điển hình”, GS Dương Học Hải nói.
Theo Giao Thông Vận Tải
Sốt ruột đường lún, Bộ trưởng đến tận nơi kiểm tra
Tình trạng lún hằn bánh xe tại một số tuyến đường đang trở thành vấn đề nóng được dư luận và ngành giao thông đặc biệt quan tâm trong thời gian qua. Nhiều hội nghị, hội thảo đã đưa vấn đề ra "mổ xẻ" để tìm nguyên nhân...
Thậm chí cuối tuần qua, khi đi thị sát dự án QL1 dọc từ Ninh Bình đến Hà Tĩnh, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã trực tiếp tới chỗ bị hằn lún tại Thị xã Tam Điệp (Ninh Bình) để kiểm tra thực tế.
Tại hiện trường, lớp mặt đường hằn lún vệt bánh xe đã được nhà thầu Xuân Trường cho cào đi để chuẩn bị cho thảm lại.
Bộ trưởng Đinh La Thăng kiểm tra công trường đường lún nứt tại Ninh Bình cuối tuần qua.
Báo cáo Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, ông Nguyễn Văn Trường, giám đốc DN xây dựng Xuân Trường - Nhà thầu thì công gần 60 km đường QL1 từ Ninh Bình - Dốc xây Thanh Hóa cho biết: Đơn vị thi công 60 km dọc tuyến, nhưng chỉ có 1,5 km đoạn Thị xã Tam Điệp (Ninh Bình) xuất hiện hiện tượng lún vệt bánh xe.
Hiện nhà thầu đã cho cào xúc lớp thảm nhựa bị lún vệt bánh xe để chuẩn bị thi công trải thảm lại nhựa.
Đánh giá nguyên nhân, ông Trường cho biết có thể là do đoạn đường này được trải thảm vào mùa hè nên nhựa chưa đủ độ cứng, dẫn tời hiện tượng hằn lún theo vệt bánh xe.
Ngoài nguyên nhân thảm nhựa vào mùa hè theo tiêu chuẩn mới, đường lún còn có sự tác động của nguyên nhân khách quan do đoạn 1,5 km bị lún là nơi tập trung các nhà máy sản xuất thép, xi măng nên lượng xe chở quá tải qua lại với mật độ lớn cũng tác động không nhỏ đến việc lún đường.
Trong lúc chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu các nhà thầu phải thi công đúng quy trình. Nếu trời mưa kiên quyết không đổ thảm nhựa.
Người đứng đầu ngành giao thông cũng nói rõ, đường hằn lún vệt bánh xe nhà thầu phải chịu trách nhiệm. Do vậy, bản thân nhà thầu phải tự ý thức ra soát lại mọi yếu tố, thi công đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, tránh tình trạng đường làm rồi lại lún phải cào lên làm lại..
Bộ trưởng GTVT cũng cho biết, hiện nay tình hình khí hậu có thay đổi, tình hình tổ chức thi công, máy móc thiết bị con người và cả tải trọng xe cũng đang là vấn đề nên cần phải lưu ý.
Khi tiến hành thi công phải thắt chặt tất cả các khâu không theo đúng quy trình.
Xe quá tải được xem là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng hằn lún vệt bánh xe.
Bộ trưởng Thăng cũng cho phép nhà thầu Xuân Trường thí điểm áp dụng công thức làm thảm bê tông nhựa của riêng mình, miễn mặt đường phải đảm bảo xử lý được tình trạng hằn lún.
Nếu làm rồi đường hỏng thì nhà thầu phải đền.
Ông Nguyễn Văn Trường cam kết sẽ cho áp dụng và đổ thảm ngay, đồng thời hứa sẽ tăng thời gian bảo hành mặt đường từ 2 năm lên 5 năm để giải quyết tình trạng lún vệt bánh xe.
Trước đó, tại hội thảo về thực trạng hiện tượng vệt hằn bánh tại các dự án công trình giao thông do Tổng công ty công trình giao thông 4 (Cienco 4) tổ chức, đa số các chuyên gia khoa học và doanh nghiệp liên quan đều tập trung đặt nghi vấn vào một số nguyên nhân chính như: nhiệt độ môi trường thay đổi, xe quá tải, quy trình và chất lượng thi công, chất lượng nhựa đường hoặc các thành phần cốt liệu như: cát, đá dăm...
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, hằn lún vệt bánh xe là vấn đề mang tính toàn cầu, nhưng ở mỗi nước xuất hiện ở những mức độ khác nhau.
Vấn đề hiện nay là phải làm sao quản lý được theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, khảo sát thiết kế, thi công.
Đặc biệt phải tăng cường quản lý các nhà thầu, nhà cung ứng vật liệu, nhân lực thi công và các yếu tố đầu vào.
"Với tất cả những nguyên nhân, yếu tố đã được xác định từ khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng mặt đường cần phải sử dụng phương pháp xử lý loại trừ dần để khắc phục trong tương lai", Thứ trưởng Đông nói.
Mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng đã ký Quyết định 2248 chính thức thành lập Tổ nghiên cứu các giải pháp khắc phục hiện tượng hằn lún vệt bánh xe đối với mặt đường bê tông nhựa gồm 14 thành viên do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông làm Tổ trưởng... Tổ nghiên cứu có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khắc phục hiện tượng hằn lún vệt bánh xe trên mặt đường bê tông nhựa nhằm đảm bảo chất lượng công trình. Trong quá trình thực hiện, tùy theo yêu cầu thực tế, Tổ trưởng quyết định mời thêm các chuyên gia, các tổ chức nghiên cứu khoa học, các cơ quan đơn vị có liên quan cùng tham gia.
Mổ xẻ nguyên nhân gây hằn lún vệt bánh xe
Theo_VietNamNet
Đại lộ nghìn tỷ lún do vật liệu không đạt chuẩn Ngày 25/6, tại hội thảo "Nguyên nhân và giải pháp khắc phục hằn lún vệt bánh xe trên mặt đường bê tông nhựa" tổ chức tại TPHCM, ông Hà Ngọc Trường, kỹ sư cao cấp, Phó chủ tịch Hội Cầu đường cảng TPHCM cho biết kết quả kiểm tra cho thấy các mẫu bê tông nhựa đường Mai Chí Thọ (đại lộ Đông-...