Vì sao ĐT Anh sút penalty kém như vậy?
Một lần nữa Tam sư lại thua trên chấm 11m. Đây đã là lần thứ 7 trong lịch sử ĐT Anh gục ngã ở lượt “đấu súng”, sau 9 lần phải giải quyết thắng thua bằng những quả 11m định mệnh.
Câu hỏi đặt ra là vì sao Tam sư sút penalty kém như vậy?
Italia là đội sút hỏng trước khi Belotti không đánh bại được Pickford. Cơ hội đã mở ra cho Tam sư. Nhưng Marcus Rashford lại sút đập cột ở lượt sút của mình. Sau đó, ở lượt sút cuối cùng, Jorginho lại sút không thành công. Cơ hội gỡ hòa lại tới với người Anh. Nhưng Saka cũng như Rashford và Sancho, cầu thủ trẻ này không thể đưa được bóng vào lưới. Anh đã thất bại với tỷ số 2-3 trước Italia ở lượt luân lưu. Và một lần nữa, họ không thể chạm tay vào ngai vàng vì sự yếu kém ở lượt “đấu súng”.
Thống kê chỉ ra trong 9 lần phải giải quyết thắng thua bằng lượt luân ở những giải đấu lớn, Anh chỉ thắng được đúng 2 lần trong khi nhận 7 thất bại. Tỷ lệ thắng luân lưu của Tam sư chỉ là 22% và không đội tuyển châu Âu nào sút penalty tệ như thế. Câu hỏi đặt ra là vì sao người Anh lại luôn bị ám ảnh bởi những quả 11m?
Video đang HOT
Bất kỳ ai chơi thể thao đều biết giữ nhịp là yếu tố quan trọng bậc nhất. “Tôi vuốt ve quả bóng. Hít thở thật sâu…”, Pirlo hồi tưởng lại trước khi anh thực hiện quả 11m ở trận chung kết World Cup 2006. Những động tác như vậy giúp Pirlo tìm ra nhịp điệu của mình. Người Anh lại thường không làm như vậy. “Mọi thứ tôi muốn làm là đặt quả bóng vào điểm đá thật nhanh rồi thực hiện”, Southgate kể lại thời khắc trước khi ông sút lên trời quả 11m ở trận bán kết EURO 1996. Đó là sự tương phản lớn giữa Pirlo và Southgate.
HLV Southgate động viên Sancho sau khi anh đá hỏng luân lưu 11m
Chuyện của Southgate chính là câu chuyện của người Anh trên chấm 11m. Geir Jordet, nhà tâm lý học thể thao người Na Uy nghiên cứu gần 500 quả penalty ở World Cup, EURO và C1/Champions League từ năm 1976-2016 đã chỉ ra điểm rất quan trọng: Tốc độ thực hiện penalty. Ông chỉ ra rằng cầu thủ Anh là những người đá penalty nhanh nhất. Từ sau tiếng còi của trọng tài, họ chạy đà, rồi sút, tất cả chỉ mất trung bình… 0,28 giây. Đó chính xác là những điều Southgate kể lại khi ông thực hiện quả 11m ở trận bán kết EURO 1996. Southgate không làm những động tác như Pirlo, là vuốt ve trái bóng, rồi hít thở thật sâu, để tìm kiếm nhịp điệu của mình.
Đứng trước những khoảnh khắc quyết định, giây phút mà ranh giới người hùng-tội đồ chỉ là tích tắc, sự khác biệt nằm ở chỗ ai giữ được nhịp. Southgate đã cho các học trò tập sút penalty rất nhiều. Các chuyên gia tâm lý của Anh cũng cho các cầu thủ thực hiện những bài test tâm lý rồi chấm điểm, dựa trên thang điểm đó mà họ tìm ra cầu thủ đủ lạnh để sút penalty. Nhưng vấn đề là người Anh lại không tìm ra được nhịp điệu chính xác khi đứng trước quả 11m.
Saka chỉ có 60% cơ hội sút thành công
Nghiên cứu khác cũng chỉ ra tỷ lệ thành công trên chấm 11m trong 90 phút chính thức là 85%. Tỷ lệ thành công này giảm xuống còn 76% ở lượt luân lưu. Và nếu 1 cầu thủ đứng trước quả luân lưu quyết định thành bại, kiểu như Saka đêm Chủ nhật, thì tỷ lệ thành công giảm xuống chỉ còn 60%.
Ngày này năm xưa: HLV Eriksson đi vào lịch sử ĐT Anh
Ngày này 20 năm trước, HLV Sven-Goran Eriksson đi vào lịch sử ĐT Anh với tư cách là HLV người nước ngoài đầu tiên dẫn dắt Tam Sư.
Sau khi đạt thỏa thuận dẫn dắt ĐT Anh từ tháng 11/2000, HLV Sven-Goran Eriksson chính thức bước vào nhận nhiệm vụ HLV trưởng của Tam Sư từ ngày 12/1/2001. HLV sinh năm 1948 đã trở thành HLV người nước ngoài đầu tiên đảm nhiệm "chiếc ghế nóng" tại ĐT Anh.
HLV Eriksson trong ngày ra mắt ĐT Anh cách đây 20 năm. (Ảnh: Getty).
Ở thời điểm nhà cầm quân người Thụy Điển đến làm việc với FA, ĐT Anh đang ở trong tình cảnh tương đối khó khăn khi thi đấu không tốt ở EURO 2000 và vòng loại World Cup 2002.
Với sự góp mặt của HLV Eriksson, ĐT Anh đã từng bước tiến bộ để vượt qua những thử thách, qua đó đoạt vé đến VCK World Cup 2002 ở Hàn Quốc và Nhật Bản, nơi họ đã vào đến tứ kết và chỉ chịu dừng bước trước ĐT Brazil.
Sau VCK World Cup 2002, HLV Eriksson còn dẫn dắt ĐT Anh tham dự 2 giải đấu lớn khác là EURO 2004 ở Bồ Đào Nha và World Cup 2006 ở Đức. Nhà cầm quân người Thụy Điển chia tay ĐT Anh sau khi kết thúc World Cup 2006. Ông đã dẫn dắt Tam Sư trong 5 năm. Sau 67 trận cầm quân tại ĐT Anh, ông đã có 40 trận thắng, 17 trận hòa và 10 trận thua./.
HLV Eriksson: 'Tôi có cảm giác là ĐT Anh sẽ vô địch EURO 2020' Trong bài viết riêng cho tờ Daily Mail, cựu HLV Sven-Goran Eriksson của ĐT Anh cho biết, ông có cảm giác rất mạnh rằng, Tam sư sẽ đăng quang tại EURO 2020! Là bởi, đội bóng này có tinh thần đoàn kết cao, thể lực tốt và nhiều phương án tiếp cận khung thành đối thủ. Vị chiến lược gia này viết: "Gareth...