Vì sao dòng vốn ngoại lại rầm rộ “săn” dự án bất động sản Việt Nam?
Đầu tư bất động sản liên quan rất nhiều đến luật lệ địa phương, nhất là vấn đề pháp lý, do vậy đây là một trong những yếu tố giúp cho thị trường Việt Nam được chú ý nhiều hơn bởi nhà đầu tư châu Á.
Đó là nhận xét của ông Sử Ngọc Khương, chuyên gia bất động sản đến từ Savills Việt Nam. Cũng theo ông Khương, nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế vĩ vô tích cực và thị trường bất động sản, Việt Nam đang trở thành điểm đến của dòng vốn châu Á.
Dòng vốn đầu tư từ các nhà đầu tư châu Á đang hướng vào Việt Nam
So với nhiều nước trong khu vực, thị trường BĐS Việt Nam vẫn có nhiều lợi thế hơn trong việc thu hút nhà đầu tư. Đó là dân số trẻ, nhu cầu nhà đất và tiềm năng thị trường còn rất lớn, nhất là giá nhà tại Việt Nam hiện vẫn còn khá thấp so với các nước trong khu vực như Hong Kong, Singapore, Malaysia, Indonesia…
Theo ông Khương – Giám đốc Đầu tư của Savills Việt Nam, so với các nhà đầu tư châu Âu, châu Mỹ thì các nhà đầu tư châu Á có sự gần gũi về vị trí địa lý, tương đồng về văn hóa nhiều hơn. Sự khác biệt văn hóa dẫn đến khác biệt thị trường. Hơn nữa, bản chất đầu tư BĐS liên quan rất nhiều đến luật lệ địa phương, nhất là vấn đề pháp lý sở tại, do vậy đây là một trong những yếu tố giúp cho thị trường BĐS Việt Nam được chú ý nhiều hơn bởi nhà đầu tư châu Á.
Còn với các nhà đầu tư châu Mỹ, châu Âu thì lại ưa chuộng kênh đầu tư chứng khoán hơn, các cổ phiếu bất động sản, bởi họ quan tâm đến tính thanh khoản, và họ ít tham gia với cấp độ dự án hay công ty mà chọn lựa công ty niêm yết với tư cách nhà đầu tư tài chính. Vi thế, có thể nhận thấy, các nhà đầu tư châu Âu và châu Mỹ tham gia chứng khoán bất động sản không ít hơn những nhà đầu tư châu Á, thông qua các quỹ đầu tư, tổ chức định chế tài chính.
Ngoài ra, dù không tham gia đầu tư vào xây dựng dự án, nhưng các nhà đầu tư châu Âu, Mỹ lại tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến bất động sản. Những thương hiệu quản lý vận hành văn phòng, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, căn hộ dịch vụ, trung tâm thương mại, tư vấn đầu tư, nghiên cứu thị trường, kết nối khu công nghiệp… đều là những đơn vị nổi bật đến từ châu Âu, châu Mỹ.
Bằng những hình thái khác nhau thì họ vẫn tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam và thế giới tài phiệt ở những lục địa này với mũi nhọn về tài chính, ngân hàng, bất động sản đều không thể để một thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng như Việt Nam ra khỏi bản đồ đầu tư của họ.
Pháp lý cởi mở, hạ tầng hoàn thiện, M&A BĐS sẽ tiếp đà phát triển
Video đang HOT
Ông Sử Ngọc Khương – Giám đốc Đầu tư Savills Việt Nam: “M&A sẽ còn tiếp tục đóng vai trò là một trong các kênh đầu tư quan trọng của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS.”
Cơ sở hạ tầng được cải thiện, các tuyến đường kết nối thuận tiện với khu trung tâm giúp nâng cao triển vọng phát triển của các khu đô thị trong thời gian tới. Chính phủ cũng đang thực hiện việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh nhằm tiếp tục thu hút nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam.
Liên quan đến các vướng mắc từ chính sách, từ 1/7/2015, các chính sách liên quan đến BĐS được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau và tập trung vào các điều luật như: Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, thuế liên quan đến bất động sản…
Hiện có khoảng 5 điều luật đang đưa ra nghiên cứu soạn thảo lấy ý kiến, trình Quốc hội liên quan đến thị trường bất động sản. Với sửa đổi tập trung vào những nội dung liên quan đến Luật Quy hoạch đã được Quốc hội thông qua, có những nội dung liên quan đến việc đơn giản hóa thủ tục, cắt giảm bớt điều kiện kinh doanh, tạo điều kiện thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư.
Có thể thấy, theo ông Khương, điều này qua việc dự thảo Luật đất đai sửa đổi dự kiến bổ sung quy định cho phép người nước ngoài thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Luật nhà ở được có thêm quyền sử dụng đất.
Dự thảo Luật đầu tư đã đơn giản hóa thủ tục góp vốn, mua cổ phần khi quy định rõ chỉ khi nào việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài mới phải xin chấp thuận cho việc góp vốn, mua cổ phần này. Quy định này sẽ tạo thuận lợi cho các giao dịch mua bán- sáp nhập doanh nghiệp (M&A) của nhà đầu tư nước ngoài và có thể giúp thị trường M&A sôi động hơn.
Với những hỗ trợ trên, chuyên gia Savills dự báo hoạt động M&A tại thị trường BĐS Việt Nam được kỳ vọng sẽ diễn ra sôi nổi trong năm 2018. Các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc và Singapore sẽ tiếp tục chọn Việt Nam là thị trường tiềm năng để đầu tư vốn cũng như hợp tác phát triển nhiều dự án…
Các nhà đầu tư trong nước là các tập đoàn lớn, bằng sự am hiểu và kinh nghiệm lâu năm trên thị trường cũng sẽ không kém cạnh khi mua lại những dự án hay khu đất tiềm năng để phát triển sản phẩm của mình. Điều này có thể thấy được qua tình hình hiện tại của thị trường văn phòng tại trung tâm Tp.HCM, Hà Nội hay thị trường khách sạn tại các địa điểm thu hút nhiều khách du lịch như Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An…
Chi tiết, nhà đầu tư M&A sẽ dành sự quan tâm đặc biệt đến phân khúc văn phòng và khách sạn, theo sự gia tăng FDI và du lịch đang bùng nổ. Bất động sản công nghiệp và logistics cũng sẽ thu hút các nhà đầu tư bởi tiềm năng phát triển mạnh mẽ.
Bất động sản nhà ở, căn hộ vẫn là chủ đạo trong thị trường hiện tại. Mặt khác, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ ưu tiên các dự án có thủ tục pháp lý minh bạch, đã được giải phóng mặt bằng để có thể xây dựng hoặc khai thác trong thời gian sớm nhất nhằm giảm thiểu rủi ro.
Bảo An
Theo Trí thức trẻ
Thời kỳ "nhạy cảm" của thị trường bất động sản, cơ hội nào cho nhà đầu tư?
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, chu kỳ bất động sản có hai đặc điểm, liên quan đến chu kỳ đầu tư và dịch chuyển tiêu dùng của người mua. Tuy nhiên, chu kỳ này sẽ khó lập lại do các bên đã chuẩn bị nhiều chiến lược đối phó.
Sáng nay (18/7), tại Hội thảo "Chu kỳ khủng hoảng và cơ hội đầu tư bất động sản" do Báo Thanh Niên tổ chức, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cho biết năm 2019 là thời điểm khá "nhạy cảm" bởi sẽ rơi vào đúng vào chu kỳ 10 năm của lần khủng hoảng trước đó (lĩnh vực kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng), tuy nhiên có nhiều dấu hiệu cho thấy chu kỳ này khó lặp lại, nhất là thị trường bất động sản.
Theo ông Châu, tình hình hiện này cho thấy không thể có bong bóng trong năm 2018. Và với sự điều hành của Chính phủ cũng chưa xuất hiện bong bóng bất động sản trong năm 2019. "Nhận định chu kỳ 10 năm là một chỉ dấu để tham khảo chứ không phải là dấu hiệu. Chúng ta đang thổi phồng quá lớn tình hình này nhưng thực chất thị trường vẫn đang nằm trong ngưỡng an toàn", ông Châu khẳng định.
Còn theo ông Phan Trường Sơn - Trường Phòng Quản lý nhà và bất động sản (Sở Xây dựng), trong 6 tháng đầu năm 2017, nguồn cung của thị trường nhà đất, cao cấp là 31,3%, trung cấp 31,1%, 37,6% là căn hộ bình dân. Đến thời điểm hiện nay thì con số này lần lượt là 41%, 39% và còn lại là bình dân 19,9%.
Song song đó, Chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển nhà ở phân khúc bình dân như phát triển nhà ở xã hội. Nguồn cung nhà ở nửa đầu năm nay nhìn chung tương đối ổn định. Mặc dù thời gian qua thị trường đã chứng kiến các cơn sốt đất nền diễn ra ở các quận huyện vùng ven như quận 9, Thủ Đức,... do hạ tầng giao thông phát triển mạnh, hoàn thiện.
"Từ đó, giá trị bất động sản sẽ tăng theo thời gian, theo tiến độ dự án và hoàn thiện cơ sở hạ tầng là phù hợp nhưng mức độ tăng vừa phải ở 5% trở lại. Còn tăng quá mạnh thì trở thành sốt ảo là đúng. Theo quan sát của tôi, các nhà đầu tư đã rút ra được nhiều bài học thất bại trước đây, cộng với những chính sách điều tiết kịp thời của Nhà nước, thị trường rất khó xảy ra bong bóng bất động sản", vị này nói thêm.
Trao đổi với các nhà đầu tư về liệu có bong bóng hay không, chuyên gia kinh tế Huỳnh Phước Nghĩa khẳng định: "Quan điểm của chúng tôi cũng như nhiều nhà đầu tư rằng lo ngại về khủng hoảng theo khía cạnh vĩ mô không nặng nề nhưng thị trường đang chứng kiến sự dịch chuyển mạnh phân khúc là có. Ngoài ra, ở Việt Nam còn có xu hướng dịch chuyển quy mô hộ gia đình nhiều thế hệ sang xu hướng ngày càng nhỏ. Điều này khiến nhu cầu về nhà ở sẽ thay đổi. Dịch chuyển sản phẩm từ sở hữu nhà sang sở hữu nhà có giá trị hơn".
Theo ông Nghĩa, quy luật của bất động là lên lên xuống xuống (up and down), do đó các nhà đầu tư không nên lo lắng về chuyện bình thường này mà chủ yếu tái cấu trúc danh mục đầu tư của mình, không nên tập trung vào một loại sản phẩm. Chậm hay ngừng giao dịch chỉ có tính cục bộ.
"Dưới góc độ nhà đầu tư, tôi thấy chúng ta nên tập trung dự báo sự thay đổi trong hành vi người mua, xem xét sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư giữa các phân khúc sản phẩm bất động sản để vượt qua giai đoạn này", ông Nghĩa góp ý.
Ở góc độ nhà đầu tư, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Công ty CP Bất động sản Đại Phúc Land, cho rằng bất động sản là nhu cầu thiết yếu của người dân và vẫn tăng đều mỗi năm. Không có khái niệm bong bóng hay khủng hoảng hoặc là đóng băng mà chỉ có trầm lắng so với trước do thị trường bị tác động bởi nhiều khía cạnh.
Theo lý giải của bà Hương, nguồn cung nhà ở trên thị trường luôn thiếu so với cầu, cung chỉ mới đáp ứng khoảng 10-15% nhu cầu. Cho dù trong thời điểm gần đây có một số thay đổi về cơ cấu sản phẩm nhưng đa số vẫn tập trung ở các đô thị lớn, doanh nghiệp đã thay đổi chiến lược đầu tư, bán hàng một cách nhanh chóng để ứng phó với tình hình biến chuyển mạnh.
"Qua tiếp xúc với các nhà đầu tư nước ngoài, họ cũng tỏ ra tin tưởng vào kinh tế, môi trường đầu tư của Việt Nam và quan tâm đến đầu tư vào các dự án bất động sản ở Việt Nam trong thời gian tới. Những chủ đầu tư uy tín, cung cấp sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu vẫn luôn cần sự ổn định về các chính sách vĩ mô. Chẳng hạn giảm chi phí về thời gian triển khai là điều quan trọng để kéo giảm chi phí giá thành sản phẩm đầu ra", bà Hương nói thêm.
Đại diện Công ty An Gia cũng nhận định rằng căn cứ vào dự báo của các cơ quan chuyên môn, thị trường và đánh giá bằng sự kinh nghiệm của doanh nghiệp, cho đến nay bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn, hấp dẫn, thu hút nhiều dòng vốn trong và ngoài nước. Từ đó, doanh nghiệp này cũng khẳng định rất khó xảy ra bong bóng xảy ra trên thị trường tho chu kỳ.
Theo HoREA thì bong bóng bất động sản chỉ xảy ra khi hội đủ một số điều kiện. Thứ nhất là kinh tế phát triển nóng, dễ kiếm tiền và ai cũng muốn tìm nơi trú ẩn cho đồng tiền của mình. Nhưng kinh tế thế giới hiện nay không nóng và kinh tế của Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi. Tăng trưởng tín dụng 2017 chỉ hơn 6% trong khi 2009 tăng gần 9%.
Thứ hai là sự buông lỏng về chính sách tín dụng. Năm 2006-2007, Việt Nam buông lỏng tín dụng, tăng trưởng tín dụng lên 37,8%. Hiện nay Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo tăng trưởng tín dụng thận trọng, kiềm chế. Không có chuyện buông lỏng tín dụng, không có chuyện ngân hàng cho vay dưới chuẩn.
Thứ ba, lệch pha cung cầu là có nhưng chưa đến mức độ phá vỡ sự cân bằng trên thị trường bất động sản.
Thứ tư, có sự gia tăng của nhà đầu tư thứ cấp và đầu cơ, thậm chí 80-90% là những nhà đầu tư mua đi bán lại ở phân khúc đất nền và condotel nhưng cũng chưa đủ để tạo nên bong bóng thị trường bất động sản.
"Nếu Nhà nước thiếu sự can thiệp nhưng gần đây đã có nhiều chỉ đạo và các công cụ điều chỉnh thị trường rất rõ vì vậy không thể có bong bóng xảy ra trong năm 2018, 2019", chủ tịch HoREA khẳng định.
Nguyên Minh
Theo Trí thức trẻ
TP.HCM: Gia tăng diện tích đất ở lên hơn 7,3 nghìn hecta Đó là thông tin được đại diện Sở Tài nguyên Môi trường đưa ra tại Hội thảo "Chu kỳ khủng hoảng và cơ hội đầu tư bất động sản" do Báo Thanh Niên tổ chức ngày 18/7 tại TP.HCM. Theo ông Huỳnh Thái Ngọc - Phó trưởng phòng Kế hoạch, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, đến năm 2020 một số chỉ...