Vì sao đối đầu Trung-Ấn đột ngột tăng nhiệt?
Căng thẳng tại vùng Himalaya giữa Ấn Độ và Trung Quốc sẽ rất khó để tháo gỡ. Ngày 7-7, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình cũng bước đến hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg (Đức) với những nụ cười và những cái bắt tay lịch thiệp.
Nhưng đằng sau những cử chỉ ngoại giao thân thiện đó là sự đối đầu ngày một căng thẳng giữa hai gã khổng lồ châu Á xoay quanh các tranh chấp mới nhất trên khu vực Himalaya.
Mỹ ngả về Ấn Độ?
Xung đột biên giới Trung-Ấn không phải là câu chuyện mới. Tuy nhiên, những diễn biến lần này tại khu vực Doklam, bùng phát ra sau khi TQ đơn phương cho binh lính và xe tải đến xây đường trên vùng đất còn tranh chấp với Bhutan, lại ẩn chứa nhiều rủi ro nguy hiểm.
Đại sứ TQ tại Ấn Độ ngày 5-7 cảnh báo tranh chấp biên giới Trung-Ấn tại khu vực Himalaya là xung đột nghiêm trọng nhất giữa hai nước trong hơn 30 năm qua. Các chuyên gia lo ngại xung đột lần này có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát dẫn tới xung đột vũ trang trực tiếp giữa hai cường quốc hạt nhân, tờ The Washington Post cho biết.
Vụ đối đầu giữa biên phòng Ấn Độ và nhóm binh sĩ TQ xảy ra vào cuối tháng qua, ngay giai đoạn Thủ tướng Modi đang có chuyến công du đến Mỹ gặp Tổng thống Donald Trump. Nhiều nhà phân tích Ấn Độ nghi ngờ TQ đã có sự tính toán về thời điểm hành động do lo ngại quan hệ Mỹ-Ấn ngày càng khăng khít.
Ông Trump trong lần gặp ngày 24-6 đã gọi Thủ tướng Modi là “người bạn thật sự”. Lời khen này được đưa ra khi sự kiên nhẫn của Washington dành cho Bắc Kinh đối với vấn đề Triều Tiên cũng đang dần cạn kiệt. “TQ đang thể hiện rõ sự bất bình của mình đối với quan hệ Mỹ-Ấn” – ông Sameer Patil, Giám đốc Trung tâm cố vấn chính sách Gateway House, nhận định.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) sẽ không có cuộc gặp trực tiếp nào với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) tại thượng đỉnh G20. Ảnh: EPA
Tình hình căng thẳng kéo dài suốt 20 ngày qua cũng là lần đầu tiên TQ và Ấn Độ có mâu thuẫn liên quan đến vấn đề chủ quyền của một nước thứ ba – Vương quốc Bhutan.
Đất nước tí hon trên vùng Himalaya có mối quan hệ thân thiết với Ấn Độ. Đây cũng là nước đầu tiên được ông Modi chọn viếng thăm sau khi nhậm chức. Nhưng yếu tố quan trọng nhất khiến New Dehli quyết cứng rắn can thiệp chính là ý nghĩa chiến lược của vùng Doklam. Ấn Độ thừa nhận chủ quyền của Bhutan đối với khu vực phía Nam Doklam, nơi xảy ra đối đầu.
Theo các nhà phân tích Ấn Độ, khu vực này có ý nghĩa như con đường huyết mạch kết nối khu vực miền Trung Ấn Độ với vùng Đông Bắc xa xôi vốn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn tiềm tàng với TQ. Vào năm 2006, Bắc Kinh đã công khai gọi toàn bộ tỉnh Arunachal Pradesh nằm ở cực Đông Ấn Độ là “Nam Tây Tạng”, theo The Diplomat.
Video đang HOT
Vị thế quan trọng này của Bhutan cùng các kết nối truyền thống về chính trị lẫn văn hóa và tôn giáo khiến New Dehli quyết cứng rắn. Theo tờ The Indian Express, Ấn Độ đã cử thêm 100 quân đến khu vực đối đầu, cắm lều tại khu vực để sẵn sàng hành động. Phía TQ cũng có các điều động tương tự.
Ông Seshadri Chari, Tổng Thư ký Diễn đàn Tổng hòa an ninh quốc gia (FINS) của Ấn Độ, cho rằng New Dehli sẽ thực hiện mọi biện pháp khả dĩ để củng cố quân đội tại biên giới và sẵn sàng đáp trả mọi nỗ lực chiếm thêm lãnh thổ từ phía TQ gây bất lợi chiến lược cho Ấn Độ và Bhutan. Sự kiện G20 lần này cũng khó mở ra cơ hội để ông Modi và ông Tập tìm cách mở đường hạ nhiệt căng thẳng tại Doklam. New Dehli có vẻ vẫn chưa muốn lùi bước và không yêu cầu một cuộc gặp mặt trực tiếp giữa hai nhà lãnh đạo bên lề thượng đỉnh G20, theo tờ India Today.
Ấn Độ đã điều động đội tàu chiến có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tham gia cuộc tập trận hải quân ba bên Mỹ-Nhật-Ấn “Malabar” tại vịnh Bengan. Cuộc tập trận kéo dài 11 ngày và sẽ chính thức khởi động vào ngày 9-7. Đội tàu chiến Ấn Độ gồm tàu sân bay duy nhất của nước này INS Vikramaditya. Tháp tùng tàu này còn có sáu tàu chiến các loại, một tàu hậu cần và một tàu ngầm hạt nhân.
120 m là khoảng cách giữa binh sĩ Ấn Độ và TQ đang chốt tại vùng Doklam. Hai bên duy trì “khoảng cách dân sự” để tránh những rủi ro gây leo thang quân sự.
Theo Trung Nhân
Pháp luật T.P Hồ Chí Minh
Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp đến Việt Nam
Ngày 8/7, tiếp tục các hoạt động tiếp xúc song phương bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Donald Trump.
Tổng thống Donal Trump khẳng định sẽ đến Việt Nam
Tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Donald Trump, Tổng thống Donald Trump khẳng định sẽ thăm Việt Nam và tham dự Hội nghị Cấp cao APEC tại Đà Nẵng tháng 11/2017.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump bên lề Hội nghị G20. Tổng thống Donald Trump khẳng định sẽ đến thăm Việt Nam và dự Hội nghị cấp cao APEC vào tháng 11/2017 (ảnh: VGP)
Hồi cuối tháng 5 vừa qua, trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Hoa Kỳ, hai nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh có nhiều cơ hội đang mở ra trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, trong đó quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại đang ngày càng được tăng cường. Hai bên đã ra Tuyên bố chung về tăng cường Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình, hai nhà lãnh đạo khẳng định xu thế hòa bình và hợp tác là dòng chảy chủ đạo trong quan hệ quốc tế cũng như quan hệ hai nước; cùng nhất trí duy trì quan hệ hữu nghị và hợp tác, ổn định.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc thành công tốt đẹp; khẳng định Việt Nam đánh giá cao vai trò lãnh đạo hạt nhân của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và hết sức coi trọng thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước.
Người đứng đầu Chính phủ và các nhà lãnh đạo Việt Nam mong muốn được đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam và tham dự Hội nghị Cấp cao APEC tại Đà Nẵng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp ngỡ ngày 8/7 (ảnh: VGP)
Việt Nam với Indonesia, Ấn Độ
Trong ngày 8/7, thay mặt Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trân trọng mời Tổng thống Indonesia Joko Widodo tham dự Hội nghị Cấp cao APEC tại Đà Nẵng tháng 11/2017.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Indonesia vừa qua đã thả và cho hồi hương 695 ngư dân Việt Nam và đề nghị Indonesia xử lý vấn đề nghề cá trên tinh thần nhân đạo, đoàn kết ASEAN và Đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia. Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng hai bên cần tiếp tục thúc đẩy sớm kết thúc đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước.
Về phía Indonesia, Tổng thống Joko Widodo cảm ơn lời mời dự Hội nghị cấp cao APEC, khẳng định sẽ tham dự Hội nghị quan trọng này và cam kết ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công Năm APEC 2017; bày tỏ mong muốn hai hên thúc đẩy để sớm hoàn tất đàm phán phân dịnh Vùng đặc quyền kinh tế; nhất trí với đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về đối xử nhân đạo với ngư dân Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Indonesia Joko Widodo (ảnh: VGP)
Gặp lại Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vui mừng và hoan nghênh các nhà lãnh đạo của Ấn Độ và lãnh đạo Đảng BJP sang thăm Việt Nam theo "Chương trình khách quý" trong năm 2017 nhân dịp hai nước kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm thiết lập Đối tác Chiến lược.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Ấn Độ hạn chế và từng bước xóa bỏ các rào cản thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 15 tỷ USD vào năm 2020; đồng thời khẳng định Chính phủ Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các công ty, tập đoàn lớn của Ấn Độ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam khẳng định, Việt Nam ủng hộ chính sách "Hành động hướng Đông" của Ấn Độ và nhấn mạnh Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp vào việc tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bày tỏ việc rất coi trọng thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Ấn Độ - Việt Nam; nhất trí cần tăng cường trao đổi đoàn các cấp nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước; đánh giá cao vai trò điều phối quan hệ ASEAN - Ấn Độ của Việt Nam; khẳng định Việt Nam là trụ cột quan trọng trong chính sách "Hành động hướng Đông" của Ấn Độ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (ảnh: VGP)
Hợp tác toàn diện Việt Nam - EU
Tại cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban châu Âu và Chủ tịch Hội đồng châu Âu, hai bên nhất trí thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam-EU, duy trì thường xuyên trao đổi đoàn nhất là các đoàn cấp cao. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị EU sớm hoàn thành việc rà soát pháp lý và ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), đồng thời hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để triển khai hiệu quả EVFTA.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn EU đã hỗ trợ Việt Nam hiệu quả trong khắc phục hậu quả hạn hán, thiên tai; đề nghị EU tiếp tục có những chương trình, dự án cụ thể giúp Việt Nam thực hiện các cam kết của Thỏa thuận Paris 2015 về biến đổi khí hậu.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhấn mạnh EU rất coi trọng thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam là đối tác có trách nhiệm trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay có nhiều nhân tố khó lường; đánh giá cao vai trò của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á và trong ASEAN; nhất trí cùng Việt Nam đẩy nhanh quá trình rà soát pháp lý để sớm ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu và Chủ tịch Hội đồng châu Âu (ảnh: VGP)
Cùng ngày, tại cuộc gặp với Tổng Giám đốc WHO, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng ông Tedros Adhanom Ghebreyesus được bầu làm Tổng Giám đốc WHO với số phiếu cao; nhấn mạnh những thành tựu của Việt Nam về y tế và mong muốn thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa Việt Nam và WHO để phục vụ tốt hơn mục tiêu chăm sóc sức khỏe người dân và đạt các SDGs.
Cảm ơn sự hợp tác tích cực của Chính phủ và hệ thống y tế Việt Nam, Tổng Giám đốc WHO đề cao những nỗ lực và thành tựu quan trọng của Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng nền y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng; khẳng định Việt Nam là một trong những tấm gương thành công trong lĩnh vực y tế.
Lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế cũng đánh giá cao vai trò của Việt Nam ở khu vực, bày tỏ sự tin tưởng Năm APEC Việt Nam 2017 sẽ thành công tốt đẹp. Về vấn đề Biển Đông, các nhà lãnh đạo Indonesia, Ấn Độ và EU chia sẻ quan điểm với Việt Nam về tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Ông Tập kêu gọi Nhật học quá khứ để 'có tương lai tốt hơn' Chủ tịch Trung Quốc mong muốn Nhật Bản bỏ qua những vướng mắc trong quá khứ để cải thiện quan hệ hai nước. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20. Ảnh: Reuters. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 8/7 có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên lề hội nghị thượng đỉnh...