Vì sao đỉnh Everest có biệt danh là “vùng đất chết”?
Được mệnh danh là nóc nhà của thế giới, đỉnh Everest là nơi nhiều nhà leo núi muốn chinh phục. Thế nhưng, nơi đây còn được biết đến với biệt danh là “ vùng đất chết” khi có khoảng 200 người bỏ mạng trong quá trình leo núi.
Đỉnh Everest thuộc dãy Himalaya ở châu Á cao hơn 8.800 m nên được mệnh danh là nóc nhà của thế giới. Ngọn núi hùng vĩ này nằm trên biên giới giữa Tây Tạng và Nepal, thuộc dãy Himalaya ở châu Á.
Với chiều cao “khủng” như trên, đỉnh Everest trở thành thử thách mà nhiều nhà leo núi muốn chinh phục.
Theo đó, mỗi năm có hàng trăm nhà leo núi thực hiện thử thách chinh phục đỉnh Everest.
Trong khi một số người thành công thì trong những năm qua, có khoảng 200 người bỏ mạng trong chuyến hành trình nguy hiểm và đầy thách thức đó.
Phần lớn những nhà leo núi tử nạn vẫn nằm yên nghỉ tại đỉnh Everest do việc tìm kiếm thi thể nạn nhân gặp nhiều khó khăn.
Nguyên do là bởi các thi thể bị đóng băng do nhiệt độ thấp. Kế đến, thi hài các nạn nhân tử nạn khi leo lên đỉnh Everest thường bám chặt vào nền đất phủ tuyết trắng xóa và dày.
Lực lượng cứu hộ mất rất nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm các nạn nhân bị tuyết phủ. Những cái chết thương tâm của các nhà leo núi trong những năm qua đã khiến đỉnh Everest được gọi với biệt danh là “vùng đất chết” hay “nghĩa địa” lớn nhất trong thế giới tự nhiên.
Bên cạnh địa hình phức tạp, khi ở độ cao từ hơn 7.000 m trở lên, nồng độ oxy ở đỉnh Everest bị loãng đi rất nhiều.
Theo các nhà khoa học, con người hay bất cứ loài động vật đều có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng ở điều kiện khắc nghiệt như vậy.
Nếu các nhà leo núi không có trang phục bảo hộ và các thiết bị cần thiết để duy trì lượng oxy cần thiết cho cơ thể thì có thể mất mạng một cách dễ dàng khi chinh phục “vùng đất chết” Everest.
Mời độc giả xem video: Lở tuyết trên đỉnh Everest. Nguồn: VTC14.
Bí ẩn đáng sợ về vùng đất được mệnh danh 'làng chim tự sát'
Cứ mỗi đợt gió mùa cuối năm, ngôi làng Jatinga phía Đông Bắc Ấn Độ lại xảy ra hiện tượng chim tự sát hàng loạt vô cùng bí ẩn.
Người dân làng tin rằng linh hồn của ma quỷ sống lưu lạc trên bầu trời chính là thủ phạm gây ra cái chết cho hàng ngàn con chim mỗi năm.
Jatinga là một ngôi làng nhỏ nằm ở Assam, thuộc vùng Đông Bắc Ấn Độ. Nơi đây cũng được mệnh danh là "vùng đất quỷ" bởi mỗi năm xảy ra hiện tượng hàng ngàn con chim đua nhau...tự sát.
Hiện tượng chim tự sát ở Jatinga được cho là xuất hiện lần đầu vào năm 1905. Cứ vào đợt gió mùa cuối năm, những đàn chim di cư lưu lạc đến đây, và thậm chí cả những con chim sống tại làng bỗng dưng chết hàng loạt không lý do.
Khi hoàng hôn xuống, hoặc lúc trời nhập nhoạng tối, nhiều con chim lao từ trên trời xuống với tốc độ cao để tự sát. Chúng bị đâm vào cây cối hoặc các ngôi nhà trong làng và chết.
Ban đầu, người ta cho rằng đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tuy nhiên, hiện tượng này xảy ra tại Jatinga đã hơn 100 năm, dấy lên những nghi vấn, bí ẩn về vùng đất này.
Từ rất lâu, nhiều người dân làng Jatinga tin rằng những linh hồn của ma quỷ sống lưu lạc trên bầu trời chính là thủ phạm gây ra cái chết cho hàng ngàn con chim mỗi năm. Do đó, dân làng bắt giữ chúng bằng cọc tre và đánh đến chết.
Một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết, có thể những con chim bị mất phương hướng trong điều kiện thời tiết nhiều sương mù do gió mùa gây ra khi di cư đến làng. Hành động vô thức lao xuống có thể do bị thu hút bởi ánh đèn khi trời nhập nhoạng tối.
Những chuyên gia nghiên cứu về chim thì tin rằng có sự liên kết nào đó giữa hiện tượng này và lực điện từ trong khu vực, do vị trí địa lý đặc biệt.
Salim Ali, nhà nghiên cứu chim hàng đầu Ấn Độ không khỏi xót xa khi nhiều năm chứng kiến cảnh tượng này. Ông cho biết: "Điều lạ kỳ nhất là đa phần loài chim có tập quán hoạt động vào ban ngày, nhưng tại sao những con chim tại đây lại tụ họp vào buổi đêm, thời gian đáng lẽ cũng đang chìm trong giấc ngủ?"
Cho đến nay những bí ẩn về vùng đất được mệnh danh "làng chim tự sát" vẫn chưa được giải đáp.
Australia: Dơi quạ chết hàng loạt do nắng nóng | VTC. Nguồn: Youtube
Mộc Nhiên
Những vùng đất tuyệt đẹp có nguy cơ bị "bốc hơi" trong 100 năm tới Theo các chuyên gia, do biến đổi khí hậu khiến mực biển tăng thêm mỗi năm nên một số hòn đảo có nguy cơ 'bốc hơi' khỏi Trái đất trong 100 năm tới. Vì vậy, con người sẽ không ghé thăm những nơi này nữa. Trong những thập kỷ gần đây, biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của nhà kính đã khiến băng...