Vì sao điểm phóng tên lửa ở Triều Tiên khiến TQ lo?
Khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) thứ 2 tuần trước, lo lắng dấy lên về không chỉ tầm bắn của vũ khí này mà cả địa điểm phóng thử.
Tên lửa được phóng từ tỉnh Chagang. Các chuyên gia về địa lý nhanh chóng tìm ra tọa độ chính xác, theo đó điểm này sẽ khiến cả Mỹ và Trung Quốc lo lắng.
Ảnh: KCNA/EPA
Tính theo đường thẳng trên bản đồ, nơi này chỉ cách biên giới Trung Quốc khoảng 50km.
Với Bắc Kinh, đó là khoảng cách không mấy dễ chịu. Nhưng Triều Tiên không bận tâm bởi họ vốn đã không vui vẻ gì với Trung Quốc trong thời gian qua. Hồi đầu năm, Bình Nhưỡng đã chỉ trích nước láng giềng vì dừng nhập khẩu than từ Triều Tiên.
Tạp chí Quartz dẫn lời Kim Yong-hyun, giáo sư trường Đại học Dongguk ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc, cho rằng địa điểm Triều Tiên phóng tên lửa dường như là một thông điệp dành cho Trung Quốc.
Video đang HOT
Còn với Washington, khoảng cách gần gũi từ điểm phóng thử tên lửa tới Trung Quốc rõ ràng là một điều đáng lo ngại. Nó nằm “ở khu vực đồi núi giáp biên giới Trung Quốc nên Mỹ rất khó tiêu diệt bằng một cuộc tấn công phủ đầu”, Park Hwee-rhak, giáo sư trường Đại học Kookmin ở Seoul nói với tờ Nikkei Asian Review.
Với Triều Tiên , địa điểm phóng giúp phô trương khả năng nước này có thể bắn tên lửa từ những nơi khác ngoài các điểm thông thường.
Jeffrey Lewis – một chuyên gia về không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury ở Monterey, bình luận trên báo Daily Beast: “Họ phóng từ một địa điểm bất ngờ nằm sâu bên trong Triều Tiên, gần biên giới Trung Quốc, nơi rất khó tấn công. Và họ lại phóng vào ban đêm khi các vệ tinh dựa vào hình ảnh phải bó tay”.
Triều Tiên đang cải thiện năng lực gây bất ngờ cho kẻ thù theo nhiều cách khác nhau. Hồi tháng 2 (và một lần nữa vào tháng 5), nước này thử một tên lửa tầm trung dùng nhiên liệu rắn, một bước tiến vượt trội về tính linh hoạt và khó theo dõi.
Tuần này, quân đội Mỹ phát hiện “các cấp độ bất thường và chưa có tiền lệ” của các hoạt động tàu ngầm Triều Tiên.
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
Triều Tiên bất ngờ bị kéo vào khủng hoảng vùng Vịnh
Gần đây, cả 2 bên tranh chấp trong khủng hoảng vùng Vịnh đều bị cáo buộc có quan hệ kinh tế bất hợp pháp với Triều Tiên. Điều này giúp Triều Tiên kiếm tiền để tài trợ cho chương trình vũ khí hạt nhân.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Tuần trước, các báo cáo chi tiết hé lộ thương vụ vũ khí được cho là lên tới 100 triệu USD giữa Triều Tiên và một công ty ở Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) lan truyền trên mạng.
Sau đó, ngày 25.7, đối thủ UAE của Qatar bị buộc tội có quan hệ "nguy hiểm " với Triều Tiên trong một bài báo trên tạp chí Hill. Có ít nhất 1 số sự thật trong cả 2 cáo buộc.
Chi tiết về việc bán vũ khí của Triều Tiên cho một công ty UAE đã được tiết lộ trong các email chính phủ UAE bị rò rỉ năm 2015 và bị New York Times đăng tải đầu tiên. Các email chỉ ra rằng, Yousef al-Otaiba, đại sứ UAE ở Washington đã bị Bộ Ngoại giao Mỹ triệu tập vì vấn đề này.
Tương tự, Qatar được tin là một trong những quốc gia sử dụng lao động Triều Tiên. Ước tính có khoảng 3.000 lao động Triều Tiên đang làm việc ở Qatar và nhiều người đang tham gia xây dựng các cơ sở cho Thế vận hội 2020.
Nhưng cả 2 cáo buộc trên cũng phản ánh cuộc chiến tuyên truyền ở vùng Vịnh.
Mối quan hệ giữa UAE và Triều Tiên nổi lên nhờ Viện Các vấn đề vùng Vịnh có trụ sở ở Washington. Đây là một trung tâm nghiên cứu do Giáo sư Ali al-Ahmed, người phản đối chính quyền Saudi điều hành. Viện Các vấn đề vùng Vịnh cũng sáng lập một số ấn phẩm có khuynh hướng ủng hộ Qatar.
Trong khi đó, bài báo trên The Hill được viết bởi Salman Al-Ansari thuộc Ủy an Các vấn đề đối ngoại công chúng Mỹ-Saudi, một nhóm vận động cho Ả rập Saudi tại Mỹ. Các bên trong khủng hoảng vùng Vịnh đang nỗ lực ảnh hưởng đến quan điểm của các chính trị gia cũng như công chúng Mỹ, trong bối cảnh chính quyền Trump đang chia rẽ về cách đối phó với cuộc khủng hoảng.
"Tôi nghĩ mục tiêu quan trọng của chiến dịch truyền thông đối với tất cả các bên là nhằm chiinh phục "trái tim và khối óc" của các nhà làm luật và công chúng Mỹ. Đó là lý do tại sao chúng ta thấy sự bùng nổ các câu chuyện được đảm bảo để gây ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với các nhà làm luật", ông Kristian Ulrichsen, một chuyên gia vùng Vịnh tại Viện Chính sách Công Baker bình luận và phân tích một tài liệu gần đây cáo buộc Qatar có mối liên hệ với mạng lưới khủng bố Al-Qaeda.
Trong khi đó, Triều Tiên hiện là vấn đề đặc biệt nhạy cảm. Đầu tuần này, The Washington Post đưa tin, các quan chức Mỹ hiện cho rằng, Bình Nhưỡng có thể chế tạo một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng hạt nhân vào đầu năm tới, đặt ra mối đe dọa trực tiếp đối với lục địa Mỹ.
Theo đó, Theodore Karasik, cố vấn cao cấp của Trung tâm phân tích các nước vùng Vịnh có trụ sở ở Washington nhấn mạnh, việc đặt ra mối liên hệ giữa Triều Tiên và khủng hoảng ở vùng Vịnh không phải là tính toán tùy tiện. Chính quyền Trump đang thúc đẩy các nước hạn chế quan hệ kinh tế với Triều Tiên nhằm ngăn nước này phát triển vũ khí hạt nhân. Không riêng gì Trung Quốc, đối tác thương mại và đồng minh chính của Triều Tiên, Washington còn nhắm đến các mối quan hệ thấp hơn với Bình Nhưỡng.
Trong thông báo về các lệnh trừng phạt đối với Sudan gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ đã nêu rõ rằng, quốc gia Tây Phi đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc nhắm vào Triều Tiên và đề cập đến các thỏa thuận thương mại quốc phòng giữa Khartoum và Bình Nhưỡng.
Andrea Berger, một nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury nhấn mạnh, UAE hoặc Qatar có thể sẽ phải đối mặt với một phản ứng tương tự từ Washington nếu bị phát hiện "đi đêm" với Triều Tiên.
Theo Danviet
Khoảnh khắc xe buýt gây tai nạn liên hoàn tại Hàn Quốc Một xe buýt mất lái đã đâm liên tiếp vào một loạt ô tô trên đường cao tốc tại Hàn Quốc hôm 9/7 khiến hai người thiệt mạng và nhiều phương tiện bị hư hỏng nặng. Khoảnh khắc xe buýt gây tai nạn liên hoàn tại Hàn Quốc Xe buýt gây tai nạn trên đường cao tốc ở Seoul hôm 8/7 (Ảnh: The...