Vì sao đi ô tô gây buồn ngủ?
Có một số lý do khiến chúng ta buồn ngủ khi đi ô tô. Một là cơ thể muốn ngủ bù vì đêm trước chuyến đi chúng ta bận chuẩn bị nên ngủ muộn hoặc dậy sớm, tình trạng này được gọi là cơ thể cần ngủ bù.
Cơ thể tự biết khi nào chúng ta mệt mỏi nên sẽ tìm ra thời gian và nơi chốn để ngủ bất cứ khi nào có thể.
Nhưng nếu vậy tại sao không phải ai cũng buồn ngủ khi đi ô tô?
Chúng ta thường buồn ngủ do đêm trước không ngủ đủ, hiện tượng này gọi là ngủ bù.
Một phần là vì không phải ai cũng cần ngủ nhiều như nhau. Các nhà khoa học cho biết một số trẻ em tầm 5-7 tuổi chỉ cần ngủ 9 tiếng mỗi ngày, nhưng những trẻ khác lại cần ngủ 11 tiếng. Điều này còn tùy cơ thể mỗi người.
Nếu trước ngày khởi hành, bạn đã ngủ đủ thì khả năng nhiều là bạn sẽ không buồn ngủ khi đi ô tô. Ngoài ra, một số người có thể kiểm soát tình trạng mệt mỏi của cơ thể tốt hơn, họ có thể thức dễ dàng hơn người khác. Điều này cũng là tùy cơ thể mỗi người bẩm sinh như thế nào.
Video đang HOT
Một lý do khác khiến bạn buồn ngủ khi đi ô tô là vì cảm giác ngồi trên xe khá giống với nằm trên giường. Một chiếc ghế thoải mái, trong khoang xe ấm áp vào mùa đông hoặc mát mẻ vào mùa hè, cảm giác thư giãn khi không phải hoạt động gì cũng tương tự như khi chúng ta ở trong phòng ngủ khiến bạn dễ chìm vào giấc ngủ khi đi xe.
Ngồi im trên ô tô cũng có thể làm bạn thấy nhàm chán. Thông thường vào ban ngày, chúng ta bận rộn làm việc này việc kia, nhưng trên một chiếc ô tô, bạn chẳng làm gì ngoài việc thư giãn, nhìn ngắm những thứ chạy qua cửa kính xe, chẳng nghĩ về điều gì cụ thể.
Điều này cũng giống như vào thời gian chúng ta ngủ trên giường. Trí não và cơ thể không làm gì nên hầu như không hoạt động và chỉ muốn đi ngủ. Tình trạng này đôi khi xảy ra với cả người lái xe và được gọi là hiện tượng thôi miên trên đường cái.
Chuyển động đung đưa nhè nhẹ đều đều của ô tô có thể làm chúng ta buồn ngủ. Các nhà khoa học nói rằng chuyển động này dễ làm chúng ta ngủ gật nếu chúng ta đang mệt mỏi, giống như khi còn nhỏ chúng ta được bố mẹ ru ngủ, hoặc khi còn nằm trong bụng mẹ.
Các nhà khoa học nói rằng chuyển động đung đưa nhè nhẹ, đều đều của ô tô sẽ làm chúng ta chìm vào giấc ngủ nếu chúng ta đang mệt mỏi, giống như khi còn bé chúng ta được bố mẹ ru ngủ.
Khi đi ô tô, chúng ta còn nghe thấy một âm thanh nhỏ và đều đều phát ra từ động cơ của xe. Các nhà khoa học gọi đây là tiếng ồn trắng. Đây là một loại âm thanh tẻ nhạt và liên tục dễ làm chúng ta ngủ thiếp đi. Nhiều cha mẹ sử dụng loại âm thanh này, ví dụ như tiếng quạt quay, để giúp em bé dễ ngủ, và một số người lớn cũng dùng tiếng ồn trắng để tự mình dễ ngủ hơn.
Các nhà khoa học không biết chính xác vì sao trẻ sơ sinh thường trật tự và dễ ngủ khi nghe thấy tiếng ồn trắng, nhưng tiếng động cơ xe chạy đều đều là một dạng tiếng ồn trắng.
Bí ẩn về cách di chuyển của rắn 'bay' đã có lời giải
Rắn có thể thay đổi cơ thể khi chúng lướt trong không khí và những chuyển động độc đáo đó cho phép chúng 'bay' được.
Bí ẩn về cách di chuyển của rắn 'bay' đã có lời giải
Rắn là động vật bò sát, máu lạnh, cùng lớp với các loài vật có vảy như thằn lằn, tắc kè nhưng lại có răng. Chúng có vũ khí sinh học rất lợi hại, đó là răng nanh và nọc độc..., nhưng có điều nhiều người vẫn chưa biết về loài động vật bò sát này chính là việc rắn có thể bay xa tới 15 mét.
Chrysopelea paradisi hay còn gọi là rắn bay thiên đường là loài rắn thường sinh sống ở khu vực châu Á. Chúng có thể cuộn chặt nửa thân mình ở phía đuôi rồi đột nhiên duỗi thẳng ra tạo một sức bật để phóng vào không trung như bay.
Đúng hơn thì trạng thái bay của rắn ở đây chính là trượt hoặc rơi từ độ cao xuống. Loài rắn này có thể bay trên 15 mét truyền từ cây nọ sang cây kia mà không phải bò xuống đất rồi lại leo lên.
Các nhà khoa học từ viện nghiên cứu Virginia Tech đã tiến hành nghiên cứu cho biết sở dĩ những con rắn bay có thể lướt trong không khí vì có cấu tạo cơ thể uốn lượn khi di chuyển.
Nhóm nghiên cứu đã gắn thẻ ghi hình chuyển động lên bảy con rắn và sử dụng máy quay tốc độ cao khi chúng bay qua tòa nhà cao 4 tầng.
Jack Socha, giáo sư khoa kỹ thuật y sinh và cơ học tại Virginia Tech, người từng nghiên cứu loài sinh vật này trong hơn 20 năm, đã làm việc với các đồng nghiệp của mình để xây dựng mô hình 3D lần đầu tiên về việc rắn bay.
Bí ẩn về cách di chuyển của rắn 'bay' đã có lời giải
Mô hình cung cấp chi tiết về hoạt động của rắn khi bay bao gồm tần số sóng uốn lượn, hướng di chuyển, lực tác động lên cơ thể và sự phân bố khối lượng.
Jack Socha chia sẻ: "Trong nhiều năm qua, tôi đã từng quan sát gần hàng ngàn lượt bay, nhưng mỗi lần nhìn tôi thấy thật tuyệt vời".
Con rắn nhấp nhô, uốn lượn trong không trung để di chuyển vì nếu không thể thực hiện hành vi này, cơ thể rắn sẽ rơi xuống đất.
Những cử động mà rắn thực hiện trong quá trình bay phức tạp, khi bay phần đầu của rắn dường như không cử động, cơ thể rắn dẹt đến mức tối đa, đồng thời uốn lượn, nhấp nhô như khi bò trên mặt đất. Tốc độ bay của rắn khá nhanh, dao động từ 8 tới 10 mét mỗi giây.
Cặp anh em bạch tạng hiếm hoi: Sự khác biệt chưa bao giờ là trở ngại Sinh ra vào năm 2000 trong một gia đình nghèo ở Hà Tĩnh, Xuân Huy - Xuân Hùng được chẩn đoán mắc chứng bạch tạng toàn phần bẩm sinh. Với nước da trắng hồng cùng màu tóc bạch kim đặc biệt, cặp song sinh Xuân Huy - Xuân Hùng lọt vào ống kính của nhiếp ảnh gia Đỗ Mạnh Cường, khi anh đi...