Vì sao đèn xi-nhan lại có màu da cam?
Nhiều người sử dụng xe thường độ đèn báo rẽ thành các màu xanh, trắng… với mục đích trang trí, điều này vô tình lại gây nguy hiểm cho người lái và vi phạm pháp luật
Vào năm 1938, bằng sáng chế về đèn báo rẽ chính thức được cấp, ngay lập tức các nhà sản xuất ôtô, xe máy liền trang bị hệ thống này lên phương tiện của mình. Lúc ban đầu, đèn báo rẽ có màu trắng ở phía trước và màu đỏ ở phía sau.
Màu vàng hổ phách có bước sóng nhạy với não người hơn các màu khác, giúp dễ dàng nhận biết ở khoảng cách xa.
Mãi cho đến năm 1963, ôtô tại Mỹ bắt buộc dùng màu cam làm đèn báo rẽ tương tự ngày nay và dần dần các nước khác trên toàn cầu cũng làm giống nước Mỹ. Vậy tại sao màu cam lại được dùng làm màu của đèn báo rẽ mà không phải là màu khác, hãy cùng tìm câu trả lời cho vấn đề này.
Thực chất màu cam mà mọi người thường gọi có tên gọi đúng là màu vàng hổ phách (Amber colour). Nguyên nhân mà hầu hết đèn báo rẽ có màu sắc này là dựa vào các nguyên cứu của các chuyên gia Mỹ vào năm 1990. Các chuyên gia này cho rằng bước sóng của màu hổ phách (592 nm) nhạy với não người hơn bất kỳ màu sắc nào khác.
Đèn báo rẽ nằm trong cùng chóa đèn với đèn hậu thường có màu vàng hổ phách để tránh nhầm lẫn với đèn hậu.
Tại Việt Nam, Bộ giao thông vận tải có quy định đèn báo rẽ phải có ánh sáng màu hổ phách hoặc màu đỏ. Tuy nhiên, đối với những xe có đèn báo rẽ và đèn chiếu hậu đặt gần nhau thì người sử dụng không nên lắp đèn báo rẽ màu đỏ nhằm hạn chế tình trạng phương tiện phía sau bị nhầm lẫn đèn hậu và đèn báo rẽ.
Cũng theo quy định của Bộ GTVT, đèn báo rẽ phải có tần số chớp (nháy) trong khoảng 60-120 lần/phút, diện tích bề mặt chiếu sáng của mỗi đèn báo rẽ không nhỏ hơn 7 cm vuông. Vì thế việc độ, chế đèn báo rẽ dạng nút áo có thể vi phạm pháp luật.
Video đang HOT
Đèn xi nhan có bề mặt chiếu sáng nhỏ hơn 7 cm vuông không đủ tiêu chuẩn lưu hành tại Việt Nam.
Mức phạt của việc lắp đặt, sử dụng thiết bị không đúng với thiết kế của nhà sản xuất dựa theo Điểm c, Khoản 4, Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2 triệu đồng đối với chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.
Theo Zing
Chi tiết Yamaha MT-09, giá hơn 300 triệu đồng
Yamaha MT-09 được trang bị động cơ 3 xi lanh với dung tích 847cc, công suất 115 mã lực, giá bán là 399.000 Baht (301,89 triệu đồng).
Yamaha MT-09 sở hữu thiết kế góc cạnh và đậm chất thể thao.
Naked bike này có kích thước 2.075x815x1.120 mm, chiều dài cơ sở 1.440 mm, trọng lượng ước 193 kg. Khoảng sáng gầm 135 mm.
Sức mạnh của Yamaha MT-09 đến từ khối động cơ DOHC 3 xi lanh với dung tích 847cc, làm mát bằng dung dịch. Động cơ này sản sinh công suất tối đa 115 mã lực, mô-men xoắn cực đại 87,5 Nm. Hộp số 6 cấp côn tay.
Mức tiêu hao nhiên liệu trung bình 5,5 lít/100km.
Phuộc nhún trước dạng hành trình ngược với đường kính 41 mm. Giảm xóc sau lò xo trụ đơn.
Yamaha MT-09 được trang bị hệ thống kiểm soát lực kéo (TCS) giúp tài xế dễ dàng kiểm soát lực kéo của xe trong các điều kiện đường sá khác nhau.
Đèn pha đôi sử dụng bóng LED, thiết kế được lấy cảm hứng từ mẫu MT-10.
Cụm đồng hồ là màn hình LCD, hiển thị các thông tin cơ bản giúp tài xế dễ quan sát.
Bình xăng dung tích 14 lít được thiết kế nhô cao.
Chiều cao yên 820 mm.
Cặp vành đường kính 17 inch. Bánh trước dùng phanh đĩa thủy lực kép với đường kính 298 mm, 4 piston.
Bánh sau phanh đĩa thủy lực đơn 245 mm, 1 piston. Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) là trang bị tiêu chuẩn trên 2 kênh.
Theo VTC
Người dùng tranh cãi về đèn xi-nhan trên Honda Winner X Nhiều người cho rằng kiểu xi-nhan rời trên Honda Winner X dễ gãy khi va chạm. Có nhiều cách để thay thế cụm đèn này, nhưng hiệu quả cảnh báo giảm đáng kể. Honda Winner X đã chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam với giá bán 45,99 triệu đồng cho bản tiêu chuẩn không có ABS, bản camo ABS giá...