Vì sao đền bù dự án xây NVH tăng vọt lên 34 tỉ đồng?
Ngày 4.12, đoàn công tác liên ngành theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với Ban đền bù giải phóng mặt bằng Q.2 – TPHCM, làm rõ việc vì sao dự án (DA) xây dựng Nhà văn hóa Lao động (NVHLĐ) quận 2 có QĐ thu hồi đất đã 7 năm, đến nay vẫn chưa được giao đất, trong khi số tiền bồi thường nhảy vọt lên gần 34 tỉ đồng.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ TPHCM thị sát dự án xây dựng Nhà Văn hóa Lao động quận 2 – TPHCM (ảnh Người Lao Động)
Vậy, còn hàng ngàn trường hợp khác tính sao?
Trên Báo Lao Động (2 số trước) đã thông tin việc UBND TPHCM yêu cầu UBND Q.2 thực hiện văn bản số 3467/BTNMT-TTr ngày 31.8.2010 của Thứ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Mạnh Hiển kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo bồi thường ông Võ Văn Hội (người sử dụng tổng diện tích 9.591m2 khu đất xây dựng NVHLĐ Q.2).
Video đang HOT
Ttrong đó có: “Phần diện tích 2.635m2 đất rạch do ông Hội tự lấn chiếm đất rạch”, đẩy giá trị bồi thường và hỗ trợ từ 18,2 tỉ đồng lên gần 34 tỉ đồng, khiến DA theo Chương trình về “Xây dựng giai cấp CN” thành phố không thể thực hiện. Làm việc với đoàn công tác vào sáng 3.12 và làm việc với Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN ngày 28.11, cả Chủ tịch UBND P.Bình Trưng Tây Nguyễn Thị Thu Hằng và Phó Chủ tịch UBND Q.2 Nguyễn Cư đều khẳng định việc Thứ trưởng Hiển cho rằng ông Hội được “chính quyền cho phép khai hoang sử dụng phần diện tích 2.635m2 kênh rạch tự nhiên” là sai sự thật.
Tại buổi làm việc này, trả lời đoàn công tác về việc tính toán đền bù cụ thể ra sao, nhất là diện tích 2.635m2 rạch tự nhiên do ông Hội tự ý lấn chiếm, đại diện Ban đền bù giải phóng mặt bằng Q.2 cho biết: Căn cứ bản kiến nghị của Thứ trưởng Hiển, riêng giá trị đền bù và hỗ trợ thu hồi 2.635m2 đất rạch nói trên đã vượt hơn 15,1 tỉ đồng. Thế nhưng, khi luật gia Hoàng Đăng Khoa – thành viên đoàn công tác chất vấn: Giá trị này được tính toán theo quy định pháp luật nào? thì không ai trả lời! Điều hết sức oái oăm là, theo bản chiết tính ở đây thì ông Hội được đền bù theo mức giá “đất nông nghiệp xen kẽ đất ở”(?!).
Luật gia Hoàng Đăng Khoa phân tích, văn bản 3467/BTNMT-TTr của Thứ trưởng Hiển chỉ kiến nghị “đền bù theo quy định pháp luật” mà không đưa ra quy định cụ thể nào, là bởi: Đối với “kênh, rạch” và “đất biền ven kênh rạch”, không có bất cứ quy định nào về việc bồi thường, bởi lẽ: Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11.2.2000 của Chính phủ đã phân loại đất, trong đó nói rõ: Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; thuộc nhóm đất “phi nông nghiệp”, tiên quyết phải do Nhà nước quản lý. Nhà nước chỉ có thể cho tổ chức hoặc hộ cá nhân thuê loại đất này để nuôi trồng và khai thác thuỷ sản và thu tiền cho thuê đất hằng năm.
Phần diện tích 2.635m2 kênh rạch tự nhiên nói trên, cả ông Hội và chính quyền địa phương đều thừa nhận không có chuyện “cho thuê đất nuôi trồng thuỷ sản”, chỉ là ông Hội tự ý lấn chiếm. Trong khi Điều 85 Luật Đất đai năm 1993 (sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001) quy định rõ: “Người nào lấn chiếm đất, huỷ hoại đất, chuyển quyền sử dụng đất trái phép hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật đất đai, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Trường hợp này, Thứ trưởng Hiển đã không yêu cầu chính quyền địa phương xử lý ông Hội theo quy định pháp luật, lại kiến nghị đền bù, buộc địa phương phải “vận dụng pháp luật” áp giá đền bù đất nông nghiệp xen kẽ đất ở, để giá trị bồi thường vọt lên gần 34 tỉ đồng là không hề bình thường.
Cũng tại buổi làm việc này, luật gia Hoàng Đăng Khoa hỏi: “Toàn Q.2 có bao nhiêu trường hợp lấn chiếm rạch”? Đại diện Ban đền bù giải phóng mặt bằng Q.2 cho biết: “Rất nhiều, chỉ riêng DA Khu đô thị Thủ Thiêm đã có 863 trường hợp tương tự gia đình ông Võ Văn Hội”. Câu hỏi đặt ra là: “Nếu thực hiện đúng kiến nghị của Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển mà hàng ngàn trường hợp khác ào lên đòi giải quyết thì tính sao đây”?
Theo laodong
Đỏ mắt chờ tái định cư
Một số hộ dân ở P.6, Q.Gò Vấp (TP.HCM) gửi đơn đến Báo Thanh Niên phản ánh, cách đây 7 năm họ đã giao đất xây dựng công viên văn hóa Gò Vấp và được quận "hứa" trả lại nền tái định cư. Tuy nhiên, đến nay họ vẫn chưa nhận được nền.
Ông Nguyễn Văn Gắt (nhà 92/1002 Lê Đức Thọ) cho biết năm 2005, chấp hành chủ trương của UBND quận về việc xây dựng công viên văn hóa Gò Vấp tại P.6, gia đình ông cùng hơn 90 hộ dân khác đã giao đất cho chính quyền. Ban Quản lý dự án hạ tầng công viên văn hóa Gò Vấp "hứa" sẽ giao ngay nền tái định cư để người dân xây nhà ở. Ông Gắt đã giao hơn 2.000 m2 đất (trong đó có 200 m2 đất thổ cư) và được xác nhận sẽ giao 3 nền nhưng đến nay ông và nhiều người khác vẫn mỏi mòn chờ đợi. Từ năm 2005 đến 2008, nhiều lần chính quyền hứa sẽ giao nền nhưng rồi vẫn rơi vào im lặng. Quá chán nản, ông đề nghị phải cam kết bằng văn bản. Tuy nhiên, đã có nhiều công văn hứa giao nhưng đến nay cũng chưa thấy đâu. "Năm nào họ cũng làm văn bản hứa. Mới đây họ thông báo đến cuối quý 3/2012 sẽ giao nền, nhưng rồi khi hỏi, họ lại bảo chờ", ông Gắt bức xúc. "Cuối năm 2011, người dân thấy hạ tầng khu tái định cư đã làm xong liền liên hệ với quận để nhận nền nhưng không hiểu sao nơi đây vẫn yêu cầu tiếp tục chờ. Trong khi chờ, nhiều hộ dân phải đi thuê nhà ở rất khổ sở", một người dân khác cho biết.
Sau khi nhường đất cho dự án công viên, người dân chờ đợi suốt 7 năm vẫn chưa được
nhận nền tái định cư - Ảnh: Đình Sơn
Bà Lâm Thị Hồng Phúc, Phó phòng Tài nguyên - Môi trường Q.Gò Vấp, cho biết một số hộ chậm nhận nền là do phải bố trí tái định cư vào một dự án khác. Trong khi khu tái định cư đang thực hiện thì Nghị định 90 ra đời, không cho phân lô bán nền mà buộc phải lập dự án phát triển nhà ở, dù trước đó dự án đã được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương cho phân nền. Điều này dẫn đến việc phải thay đổi thủ tục đầu tư và mãi đến cuối năm 2009 mới giải quyết xong theo quy định mới.
Cũng theo bà Phúc, do trong quá trình thực hiện, dự án còn xảy ra chồng lấn quy hoạch với dự án nâng cấp đô thị thành phố và sau đó tiếp tục xảy ra chồng lấn với đất của người dân xung quanh. Đến nay việc chồng lấn quy hoạch với dự án nâng cấp đô thị đã giải quyết xong nhưng việc chồng lấn ranh với đất của dân vẫn chưa xong. Theo tìm hiểu của Thanh Niên, trong quá trình chỉnh sửa, chuyển đổi thủ tục dự án, các cơ quan chức năng làm các thủ tục pháp lý quá chậm khiến dự án kéo dài. Ngay việc chồng lấn với đất của dân được phát hiện cách nay 4 năm, nhưng hiện cũng chưa giải quyết được. Đây là lý do dự án đã hoàn thành và nghiệm thu cách nay hơn một năm nhưng chưa thể bàn giao nền.
Bà Phúc cho biết, hiện các thủ tục đã cơ bản hoàn thành, sẽ sớm giao nền cho người dân, nhưng "sớm" là bao giờ thì bà vẫn không nói rõ.
Theo TNO
Đê biển bị bão số 8 "xé tan", thiệt hại hơn 22 tỷ đồng Sáng nay 14/11, ông Hoàng Thanh Phong, Giám đốc Công ty bảo hiểm PJICO Quảng Bình cho biết, tổng mức thiệt hại công trình đường đê biển nối cảng Hòn La với đảo Hòn Cỏ do bão số 8 gây ra là hơn 22 tỷ đồng. Sau một thời gian giám định, Công ty Cổ phần Giám định Thái Dương (trụ sở tại...