Vì sao đề xuất của VPF bị các CLB V-League phản ứng mạnh?
VPF cho rằng những phương án về việc tiếp diễn V-League theo kiểu tập trung chỉ là… đề xuất. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ đề xuất ấy được nêu ra không đúng lúc, và đi ngược với xu thế toàn cầu.
Vì các phương án được đề xuất không đúng lúc, nên gần như ngay lập tức khi các phương án đấy được gửi đến các CLB, đại diện các đội bóng phản ứng rất mạnh.
Dù cụ thể lời văn trong cách phản ứng của các đội bóng không giống nhau, nhưng nội dung chính vẫn khi các CLB phản ứng đề xuất của VPF, về chuyện tổ chức tập trung các vòng còn lại của lượt đi LS V-League 2020, nằm ở quan điểm đây không phải là lúc bàn đến chuyện thi đấu hay không thi đấu tại V-League, mà thời điểm này cả thế giới quan tâm đến việc chống dịch Covid-19.
Hãy khoan bàn đến chuyện V-League khi nào diễn ra vào diễn ra ở đâu? Bởi tâm trí của không ít đội bóng bây giờ, giống như tâm trí chung của toàn xã hội, đó là tránh tập trung và tránh tiếp xúc với người bên ngoài, chứ không phải là việc gom quân rồi chờ ngày đá giải.
Đặt trường hợp đại diện các đội bóng không phản ứng mạnh đề xuất tổ chức lượt đi V-League theo phương án tập trung, chẳng biết đề xuất này có được đem vào áp dụng hay không? Và có thể gây ra những tác hại gì tiếp theo?
Thậm chí, với một số đội, họ còn không có điều kiện tập luyện trong giai đoạn hiện nay, như Than Quảng Ninh hay CLB TPHCM, theo quy định chung của địa phương. Trong bối cảnh đó, VPF và BTC V-League đặt ngay vấn đề về chuyện cho giải tiếp diễn, đúng là chẳng tâm lý chút nào.
Còn về diễn biến chung của bóng đá thế giới, giải Thai-League tiếp tục hoãn đến đầu tháng 5, giải J-League của Nhật Bản cũng hoãn tiếp, trong khi các giải bóng đá khắp châu Âu chưa hẹn ngày trở lại, bóng đá Việt Nam nói chung và V-League nói riêng vội vã ở thời điểm hiện tại cũng chẳng để làm gì.
Ở đây, đầu tiên là về mặt ý thức, làng cầu thế giới nhận thấy rằng việc vội vã trong giai đoạn hiện nay chỉ càng làm cho tình hình rối thêm. Chừng nào dịch Covid-19 còn chưa được khống chế hoàn toàn, những cuộc tranh tài thể thao có thể là nơi để dịch bệnh phát tán trở lại, và khi đó tình hình sẽ càng tệ hơn.
Video đang HOT
HLV Phan Thanh Hùng của CLB Than Quảng Ninh có phát biểu rất đáng để suy ngẫm: “Tôi nghĩ, trong thời điểm này tất cả chúng ta nên bình tĩnh chờ dịch bệnh được kiểm soát thật tốt, rồi sau đó hãy nghĩ đến việc tiếp tục tổ chức giải đấu. Trước mắt, mọi người hãy vì an toàn của chính bản thân và cộng đồng mà kiên nhẫn chờ đợi”.
Ngay đến Olympic Tokyo 2020 theo lịch cũ phải tận cuối tháng 7 mới bắt đầu, mà còn họ phải dời đến năm sau mới tổ chức, thì huống hồ là giải V-League. Bởi, đặt trường hợp dịch Covid-19 chưa được dập tắt, cho dù có giảm so với thời điểm cao trào hiện nay, nhưng nếu chúng ta làm tăng nguy cơ dịch tái bùng phát, bằng các cuộc thi đấu tập trung trong thể thao, thì há chẳng phải những nỗ lực trước đó trở nên vô nghĩa hay sao?
Đó cũng là xu thế chung. Nên khi VPF đặt ra những đề xuất về các phương án tiếp diễn giải V-League, đi ngược lại với xu thế của giới thể thao toàn cầu, họ càng dễ gây phản ứng nơi các đội, như phát biểu của bầu Đức: “Các đội bóng tập trung đá nếu có cầu thủ bị nhiễm Covid-19 thì sẽ ra sao? VPF không có ý thức và thiếu trách nhiệm”.
Vả lại, nhiệm vụ của những người tổ chức cuộc chơi là tạo ra một sân chơi công bằng cho các thành viên tham gia giải, đằng này, đề xuất của VPF về phương án tổ chức V-League tập trung chưa cho thấy sự công bằng đó, về mặt sân bãi, về mặt tài chính cho các đội, giữa đội được đá trên sân nhà và những đội phải chọn sân đối phương (hoặc sân trung lập) làm sân nhà.
HLV Nguyễn Thanh Sơn của B.Bình Dương nói về điều này: “Việc tổ chức V.League ở một khu vực rất bất hợp lý, các đội phía Nam sẽ tốn kém chi phí cực lớn cho việc ăn ở, di chuyển trong một thời gian dài. Chưa kể có đội được đá sân nhà, trong lúc chúng tôi lại phải đá sân trung lập”.
Quyền lợi của VPF, của BTC V-League va chạm với quyền lợi chính đáng của các đội bóng, nên chuyện đại diện các CLB phản ứng với VPF là điều khó tránh khỏi.
Và lẽ ra, VPF đã có thể tránh được tất cả những tranh cãi này, nếu như họ bình tĩnh chờ cho đến khi dịch Covid-19 được khống chế hoàn toàn, khi đó V-League được quay trở lại một cách an toàn, với những điều kiện tổ chức tốt nhất và công bằng nhất. Thay vì họ cứ vội vã đẩy các CLB vào thế khó xử, trước khi bị chính các CLB phản ứng mạnh!
Thiện Nhân
VFF và HLV Park Hang-seo bàn cách "đối phó" dịch Covid-19
Dự kiến trong tuần này, HLV Park Hang-seo cùng đại diện Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF), Công ty CP bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) bàn thảo kế hoạch mới đối phó với dịch Covid-19.
Những ngày qua, sự bùng phát của dịch Covid-19 tại Việt Nam và trên thế giới đã tác động tiêu cực tới mọi mặt của đời sống, trong đó có bóng đá.
Giải vô địch quốc gia (V-League) sau 2 vòng đấu đã phải hoãn lần thứ 2 và hiện chưa biết bao giờ mới trở lại. Tương tự, giải hạng Nhất tạm lùi ngày khai mạc vô thời hạn, trong khi Cúp quốc gia (dự kiến khởi tranh ngày 3-4) cũng chưa rõ tương lai.
Thầy trò HLV Park Hang-seo liên tục phải thay đổi kế hoạch trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19
Hoãn V-League tới tháng 4, U22 hủy tập huấn Pháp?
Chủ tịch VPF Trần Anh Tú cho biết hiện đơn vị này đang cân nhắc hai phương án, trong đó có khả năng phải hoãn tất cả các giải đấu tới hết tháng 4 nếu diễn biến dịch không đảm bảo.
"Thực sự chúng tôi rất lo lắng nhưng không còn cách nào khác, lúc này mọi kế hoạch đều phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh", ông Tú bày tỏ.
VFF cũng như "ngồi trên lửa" trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Kế hoạch giao hữu với Iraq bị hủy, rồi phương án "quân xanh" thế chỗ là Kyrgyzstan cũng không thành khi dịch bùng phát và FIFA chính thức báo hoãn ba trận đấu còn lại của đội tuyển Việt Nam tại vòng loại World Cup 2022.
Kế hoạch sang Pháp tập huấn vào nửa đầu tháng 6 tới của U22 Việt Nam nhằm chuẩn bị cho SEA Games Hà Nội 2021 nguy cơ cao phải hủy trước sự bùng phát Covid-19 tại châu Âu.
Vì vậy ở cuộc họp tới, HLV Park Hang-seo và VFF, VPF chắc chắn sẽ phải đưa ra rất nhiều phương án dự phòng, cân đối kế hoạch của một loạt đối tượng liên quan như 3 giải quốc nội, đội tuyển quốc gia, đội tuyển U22 cũng như lịch thi đấu của CLB Than Quảng Ninh và CLB TP.HCM tại AFC Cup 2020 vốn cũng đang lệ thuộc vào diễn biến dịch.
Bóng đá Việt Nam đang chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh
Chủ động trong mọi tình huống
Phó Chủ tịch thường trực VFF đồng thời là Chủ tịch Ủy ban thi đấu Liên đoàn bóng đá châu Á - ông Trần Quốc Tuấn đối với các đội tuyển quốc gia, VFF sẽ có sự điều chỉnh về chương trình hoạt động cho phù hợp với điều kiện thực tế, căn cứ vào lịch thi đấu mới của FIFA và AFC.
Năm nay, khung thời gian thi đấu của FIFA là cuối tháng 3, đầu tháng 6, đầu tháng 9, đầu tháng 10 và giữa tháng 11. Do vậy, các trận đấu vòng loại World Cup bị hoãn của tháng 3 và tháng 6 sẽ chuyển sang tổ chức vào các khung thời gian thi đấu của tháng 9, tháng 10 và tháng 11.
Theo ông Tuấn, đây là điều kiện quan trọng và cần thiết bởi chỉ khi các trận đấu được tổ chức trong lịch FIFA thì các cầu thủ mới được CLB giải phóng để trở về phục vụ cho đội tuyển quốc gia. Tuy vậy, điều này cũng kéo theo mật độ thi đấu tăng lên trong giai đoạn cuối năm.
"Song đây là điều bất khả kháng và là khó khăn chung không phải của riêng nền bóng đá nào. Điều cần làm là chúng ta luôn phải có sự chủ động trong mọi tình huống, làm sao để công tác chuẩn bị đạt được kết quả tốt nhất trong khả năng của mình", Phó Chủ tịch thường trực VFF nhấn mạnh.
Theo ANTĐ
Chốt lịch VPF giúp V-League "giải bài toán khó" trong mùa dịch Covid-19 Những lãnh đạo cấp cao của VFF, VPF và Ban tổ chức V-League 2020 sẽ tiến hành họp bàn để quyết định phương án hợp lý nhất để tổ chức các trận đấu tiếp theo của mùa giải này sau khi đại dịch Covid-19 có thể được đẩy lui trong thời gian sắp tới. Theo kế hoạch, vào ngày 31/3 tới, đại diện...