Vì sao đặt vòng mà vẫn mang thai?
Bất kể biện pháp tránh thai an toàn nào cũng không thể đạt kết quả tuyệt đối 100%, kể cả đặt vòng. Vậy, vì sao đặt vòng mà vẫn mang thai? Sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm nguyên nhân đặt vòng mà vẫn mang thai.
Vì sao đặt vòng mà vẫn mang thai?
Nguyên nhân mang thai dù đã đặt vòng
Đặt vòng là phương pháp tránh thai an toàn và khá hiệu quả đối với tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Tỷ lệ thành công là khoảng từ 80 – 90%. Để hiểu hơn về phương pháp này các bạn hãy đọc hướng dẫn cách đặt vòng an toàn và hiệu quả.
Sau đây là những nguyên nhân vì sao đặt vòng mà vẫn mang thai:
Video đang HOT
Vòng bị tụt, rơi mà chị em phụ nữ không biết. Những lý do khiến vòng tránh thai bị tụt, rơi ra:Đối với tử cung, vòng tránh thai là một dị vật, cho nên khi tử cung co thắt mạnh nó có thể đẩy vòng ra ngoài. Trong trường hợp này nếu thấy đau lưng, đau bụng, ra nhiều khí hư, xuất huyết bất thường hoặc rong kinh,….thì cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra lại vòng.Thời gian đặt vòng quá lâu.Tử cung quá to hoặc quá nhỏ.Sa tử cung hoặc cổ tử cung bị tổn thương.Chất lượng vòng kém.Kỹ thuật đặt vòng không tốt.Nội mạc tử cung không thích ứng với vòng tránh thai.Tử cung thấp hoặc vòng đặt quá gần cổ tử cung.Vòng bị biến dạng.
Những điều cần làm sau khi đặt vòng
Sau khi đặt vòng, chị em phụ nữ cần nghỉ ngơi hoàn toàn trong vòng 2 ngày và tránh làm việc nặng, bê vật nặng, ngồi xổm hoặc quan hệ tình dục trong 1 tuần sau đó.Sau khi đặt vòng được 1 tháng, nhất là sau khi hết kinh nguyệt phải đến bệnh viện kiểm tra và 3 tháng sau tái khám một lần nữa. Sau đó, cách 1 năm tái khám 1 lần.Trong 3 tháng đầu, vòng rất dễ bị tuột, nhất là trong những lần hành kinh. Vì vậy, luôn phải chú ý đến những biểu hiện tuột vòng đã nêu ở trên.
Trên đây là những lý do tại sao đặt vòng mà vẫn mang thai? Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp chị em cẩn thận hơn để tránh được sự cố ngoài ý muốn. Tham khảo một số biện pháp tránh thai khác:
Theo Kienthucgioitinh
Rắc rối do đặt vòng tránh thai
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi đặt vòng tránh thai là có những biểu hiện lượng kinh nguyệt quá nhiều, kỳ kinh kéo dài, kỳ kinh nguyệt không theo quy luật.
Chào bác sĩ, em năm nay 30 tuổi, đã có một em bé 3 tuổi. Sau khi sinh được 1 năm, em đã đặt vòng tránh thai. Nhưng từ sau khi đặt vòng, mỗi khi đến kì kinh nguyệt, em bị ra máu rất nhiều, giờ đã 2 năm rồi. Cách đây 3 tháng em đã gỡ vòng tránh thai và giờ thì đến kì kinh nguyệt em lại rất ít máu. Em rất lo lắng liệu có ảnh hưởng đến việc sinh con nữa không. Xin bác sĩ cho em lời khuyên. Em xin cảm ơn! (N. Dinh)
Bạn N. Dinh thân mến!
Vòng tránh thai vốn là một dụng cụ nhỏ bằng nhựa được đặt vào tử cung. Gọi là "vòng" vì mấy chục năm trước ta dùng loại có hình tròn như cái nhẫn hay hình bánh xe, nhưng thật ra đó là một mảnh nhựa nhỏ, có nhiều loại như hình chữ T, hình chữ S...
Thông thường tất cả những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã kết hôn, sức khỏe tốt, lại có yêu cầu tránh thai, kinh nguyệt điều hòa, bộ máy sinh dục bình thường, đã qua kiểm tra sản khoa không có vấn đề gì đều có thể đặt vòng tránh thai. Tuy nhiên, cũng giống như các biện pháp tránh thai khác, vòng tránh thai cũng có thể gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng.
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi đặt vòng tránh thai là có những biểu hiện lượng kinh nguyệt quá nhiều, kỳ kinh kéo dài, kỳ kinh nguyệt không theo quy luật... Ảnh minh họa
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi đặt vòng tránh thai là có những biểu hiện lượng kinh nguyệt quá nhiều, kỳ kinh kéo dài, kỳ kinh nguyệt không theo quy luật, cá biệt có trường hợp kỳ kinh nguyệt rút ngắn. Đặt vòng tránh thai tuần đầu tiên trong âm đạo có thể có một lượng máu nhỏ tiết ra (ngoài thời gian hành kinh) hoặc có kèm theo bụng dưới trướng tức, xệ xuống, đau âm ỷ và mỏi vùng thắt lưng... nói chung không cần xử lý gì, có thể tự khỏi. Thỉnh thoảng có chút niêm dịch hoặc lượng máu chảy ra, có thể dùng thuốc cầm máu để điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mặc dù là biện pháp tránh thai phổ biến nhưng đặt vòng tránh thai không thích hợp trong một số trường hợp như: Bạn bị mắc chứng viêm vòi trứng dù đã khỏi; Có những dị ứng của các tế bào ở cổ tử cung; Bị thiếu máu hoặc bị xuất huyết, viêm nhiễm hay đông máu trong một thời gian dài hoặc các tình trạng rối loạn về máu khác; Nghi ngờ bị ung thư phụ khoa, bị u xơ bên trong tử cung hoặc những polyp (phải cắt bỏ); Xuất huyết ở bộ phận sinh dục mà không tìm được nguyên nhân...
Nếu tình trạng chảy máu hoặc bất thường trong kinh nguyệt kéo dài, tốt nhất bạn nên đi khám phụ khoa để biết có nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản hay không. Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn biện pháp tránh thai nào là phù hợp với bạn nhất.
Chúc bạn vui khỏe!
Theo Màn ảnh sân khấu
Khi nào được tháo vòng tránh thai an toàn? Hầu hết trường hợp đặt vòng tránh thai không gây ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng, chẳng gây "vướng víu". Thưa bác sĩ, Vợ em tự ý đi đặt vòng tránh thai mà không bàn với em. Nếu muốn tháo ra ngay thì có bị gì không hoặc khi nào thì tháo là an toàn nhất? Đặt vòng như vậy quan hệ...