Vì sao đảo chính xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ?
Ngày 27-7 (giờ địa phương), Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã bày tỏ quan tâm đến tình hình Thổ Nhĩ Kỳ sau đảo chính hụt ngày 15-7.
Ông ghi nhận dù Thổ Nhĩ Kỳ đang trong bối cảnh đặc biệt sau đảo chính, tuy nhiên Thổ Nhĩ Kỳ cần phải tôn trọng các nguyên tắc quốc tế về nhân quyền, tôn trọng các quyền cơ bản và các nguyên tắc phổ quát bao gồm tự do ngôn luận, tự do đi lại và tập hợp hòa bình, quyền độc lập của cơ quan tư pháp, quyền có phiên tòa công bằng và tôn trọng chặt chẽ tố tụng.
Ông nhắc lại trong nhà nước pháp quyền, các chứng cứ liên quan đến những người bị truy tố phải được chuyển giao nhanh chóng cho bộ máy tư pháp.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 28-7, Thủ tướng Binali Yildirim đã làm việc với Hội đồng Quân sự tối cao nhằm tổ chức lại bộ máy quân đội sau đảo chính. Cuộc họp diễn ra tại dinh thủ tướng thay vì tại tổng hành dinh.
Video đang HOT
Sau đảo chính có gần 50% tướng lĩnh bị thanh trừng. Bộ Nội vụ cho biết có 178 sĩ quan cấp tướng bị tạm giữ. AFP đưa tin có 149 sĩ quan cấp tướng và đô đốc bị tước quân hàm gồm 87 sĩ quan bộ binh, 30 sĩ quan không quân và 32 sĩ quan hải quân. 45 tờ báo, 16 kênh truyền hình, ba hãng tin, 23 trạm phát thanh, 15 tạp chí và 29 nhà xuất bản đã bị đóng cửa.
Bộ trưởng Năng lượng Berat Albayrak (con rể Tổng thống Erdogan) tiết lộ trước đảo chính, Hội đồng Quân sự tối cao định tổ chức cuộc họp nhằm loại ngũ tất cả sĩ quan bị nghi ngờ có quan hệ với giáo sĩ Gulen, kẻ thù không đội trời chung với Tổng thống Erdogan đang sống lưu vong ở Mỹ. Vì lý do đó, nhóm tướng ủng hộ giáo sĩ Gulen quyết định ra tay đảo chính.
TNL
Theo PLO
Sắp tới IS sẽ bị tấn công ở đâu?
Quân đội Iraq thông báo đã tái chiếm hoàn toàn TP Fallujah (ảnh). Đây là thất bại mới nhất trên chiến trường đối với IS ở ba mặt trận Iraq, Syria và Libya.
Tại Iraq, AFP ghi nhận sau Fallujah, mục tiêu sắp tới của quân đội Iraq là tái chiếm TP Mosul, thành phố lớn thứ hai ở Iraq được xem như thủ phủ của IS tại Iraq. Nếu Mosul thất thủ, ngày cáo chung của IS đã đến.
Dự kiến trận chiến Mosul sẽ khác với trận đánh ở Fallujah, Ramadi hay Tikrit. Trận chiến này sẽ thu hút nhiều tác nhân đang tìm kiếm lợi ích ở Iraq sau khi xóa sạch IS khỏi Iraq. Các chiến dịch đã bắt đầu từ nhiều tháng nay trên hai mặt trận. Mặt trận đầu tiên ở hướng nam dọc sông Tigris do quân đội chính phủ thực hiện. Mặt trận thứ hai ở hướng đông do lực lượng người Kurd thực hiện.
Sau khi mất Fallujah, IS chỉ còn kiểm soát các vùng "da beo". IS đã để mất các đô thị chính và các thành phố thuộc tỉnh Al Anbar nhưng vẫn còn kiểm soát ở khu vực cực tây Iraq, đặc biệt là TP Al Qaim gần biên giới Syria. IS cũng còn kiểm soát các vị trí trên núi Hamrin ở phía bắc Baghdad và xung quanh Hawija. Ở hướng tây Mosul, IS còn giữ Tal Afar, một trong các thành phố đầu tiên rơi vào tay IS năm 2014.
Tại Syria, từ cuối tháng 5, tổ chức Các lực lượng dân chủ Syria (liên quân Ả Rập-người Kurd) được Mỹ yểm trợ đã mở chiến dịch hành quân ở miền Bắc để đánh chiếm TP Minbej. Đây là trục bản lề quan trọng của IS vì chúng sử dụng tuyến đường này để qua lại Thổ Nhĩ Kỳ. Minbej hiện đang bị bao vây. Đường vận chuyển từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Raqqa (căn cứ địa của IS ở Syria) đã bị cắt. Cho dù IS sử dụng bọn đánh bom tự sát và xe chất nổ để cầm chân nhưng liên quân vẫn vào được thành phố.
Tỉnh Raqqa đã trở thành mục tiêu của hai chiến dịch tấn công từ cuối tháng 5. Chiến dịch của liên quân Ả Rập-người Kurd không phát triển vì lực lượng tập trung về Minbej. Chiến dịch thứ hai do quân đội chính phủ Syria thực hiện. Dự báo chiến sự tại Raqqa sẽ rất khốc liệt.
Tại Libya, quân của chính phủ đoàn kết dân tộc đã mở chiến dịch tấn công IS từ ngày 12-5 để tái chiếm TP Sirte. Ngày 9-6, lực lượng này đã vào được thành phố.
D.THẢO
Theo PLO
Hãng thông tấn AFP sắp mở văn phòng thường trú ở Triều Tiên Hãng thông tấn AFP của Pháp sẽ mở văn phòng đại diện tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên. Triều Tiên cho hãng thông tấn AFP của Pháp vào mở văn phòng thường trú - Ảnh: AFP AFP ngày 19.1 thông báo hãng thông tấn này sẽ mở văn phòng đại diện tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên. AFP đã...