Vì sao đàn ông trung niên thường không có bạn bè và điều này ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Đàn ông trung niên: Có tiền, có thời gian và có nhiều khủng hoảng
Tâm sự của Mark Gaisford, cây viết lâu năm của tờ Daily Mail*
Đi mua vé triển lãm, xem phim và xem nhiều thứ nữa khiến tôi rất lo lắng.
“Hai vé đúng không anh?” - Tôi thường được nhân viên quầy vé hỏi như vậy.
Tôi chỉ khẽ khàng “không, một vé thôi, anh cảm ơn” rồi lủi thật nhanh để người khác không nghe thấy.
Mùa hè năm ngoái, tôi quyết định đặt vé sang Anh xem vòng loại Rugby World Cup (môn thể thao tranh chấp tương tự bóng bầu dục). Tôi tràn trề hi vọng và đặt luôn hai vé.
Tôi cho rằng mình sẽ kéo được ông bạn nào đó cũng mê rugby đi cùng mình, mùa giải lớn nhất năm cơ mà? Tôi bèn đi khắp các khu văn phòng, trò chuyện với hàng xóm và thậm chí kể với cả mấy ông cùng dắt chó gần nhà.
Thế quái nào, họ đều bận và ngày bóng lăn đã tới gần – phải một mình đi xem môn thể thao yêu thích mà không có anh em hò hét bên cạnh, chịu, tôi không làm thế được.
Cuối cùng, tôi ngồi nhà xem trận đấu đó trên TV các bạn ạ.
Thế nhưng, tôi không cần các bạn thương cảm đâu. Tôi không phải kẻ lập dị, không phải kẻ tứ cố vô thân và cũng không phải là một ông già ốm yếu.
Trên thực tế tôi đã 52 tuổi, có vợ và hai đứa con lớn đùng, Jack 23 tuổi và Jemma 20 tuổi.
Hơn nữa, tôi có thể liên hệ với khoảng 40.000 người trên “mạng xã hội việc làm và doanh nghiệp” LinkedIn nhưng không hề có bạn bè chí cốt ngoài đời…
Tôi nói ra rả về những bản kế hoạch, con số và cả mục tiêu với cương vị Giá đốc điều hành (CEO) của một doanh nghiệp tuyển dụng. Ở công ty, tôi là kẻ hướng ngoại và năng nổ nhất, lắm lúc còn cảm thấy mình như một thằng hề cực giỏi diễn xuất, cho đến khi…
Video đang HOT
Chuông đồng hồ điểm 5 giờ, tôi – sếp to nhất của hàng nghìn người – lại lủi thủi về nhà một mình hoặc ra quán bar uống gì đó.
Có thể bạn sẽ hỏi tôi “bà xã đâu rồi?”
Vợ tôi làm việc kín vào cuối tuần, còn lũ nhỏ đã ở riêng từ lâu rồi.
Và những việc tôi có thể làm vào lúc rảnh rỗi là dắt chó đi dạo, tập gym, làm vườn.
Tối Chủ nhật, tôi phát điên với những suy nghĩ và ý định trong đầu mình. Tại sao không gọi cho ông bạn nào đó đi uống bia? Ồ không, thật sự thì chuyện này không dễ với những gã trung niên giống như tôi.
Theo số liệu khảo sát của YouGov 2019, cứ 5 anh đàn ông thì 1 anh không có bạn thân.
Còn theo Age UK, vấn đề này bắt đầu trầm trọng trong cả thập kỷ qua: Với 50% đàn ông ở Anh cảm thấy mình rất cô đơn. Nhưng đó mới chỉ là vấn đề cảm giác, nó thật sự gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Việc thiếu vắng những mối quan hệ thân thiết được cho là thủ phạm khiến tỷ lệ tự tử ở đàn ông trung niên (Anh) cao gấp 3 lần phụ nữ cùng độ tuổi.
Còn theo nghiên cứu của Đan Mạch, đàn ông cô đơn có tỷ lệ tử vong cao gấp đôi bình thường.
Trong khi đó, các bà vợ còn muôn vàn thứ để giải trí hoặc lúc nào cũng có bạn bè để tỉ tê. Vậy thì, thứ gì đã khiến đàn ông trung niên khổ sở đến vậy?
Đàn ông trung niên: Có tiền, có thời gian và có nhiều khủng hoảng
Tôi chính là một trong những thứ gây cười nhất với lũ trẻ.
“Bố không có bạn bè, bố không có bạn bè…”
Cả trai cả gái, hai đứa chúng nó thường cười ngặt nghẽo khi lải nhải câu đó từ bàn ăn tới giường ngủ. Khi đó, tôi thường nhún vai và đáp: “Đồ quỷ, tưởng bố buồn chắc?”
Rõ ràng, tôi ở cái tuổi này có quá nhiều vấn đề trong khi vợ lại rất ổn. Tại sao tôi không thể giống như cô ấy?
Vì số phận sắp đặt chăng?
Hồi thanh niên tôi không vào Đại học, đã thế còn chuyển khẩu từ Surrey về gần gia đình vợ ở Kent. Khi lũ trẻ ra đời, tôi thường tự lấy lý do: Tôi không cần bạn bè, công việc và chuyện đưa đón, dạy con đã chiếm hết quỹ thời gian trong ngày rồi!
Sâu thẳm trong trái tim tôi là những vấn đề thực khó nói thành lời.
Không ít đàn ông sợ nhiều tuổi sợ… kết bạn. Tôi có thể dõng dạc phản biện lại các Giám đốc hội đồng quản trị không chút nao núng, nhưng lại sợ cảnh đơn côi trong quán bar với những người chắc chỉ 30 tuổi là cùng.
Tháng trước, tôi quyết định cải thiện tình hình bằng cách tham gia nhóm những người muốn kết bạn. Tôi được đặt lịch hẹn với một gã cùng tuổi. Nhưng vấn đề là, tôi lại lo lắng đến mệt mỏi vì câu hỏi: Gặp rồi thì nói chuyện gì?
Tôi sẽ đề cập chuyện mình cô đơn? Nói thế liệu có thành thật thà quá?
Cuối cùng, tôi vẫn gặp tay đó và nói chuyện về thời tiết trong khoảng 20 phút thì… giải tán. Cả tôi và ông bạn lạ mặt này đều muốn bảo vệ sự nam tính đến cứng nhắc của mình.
“Cứ suy nghĩ như thế bảo sao chẳng cô đơn”
Tiêu đề phía trên chính là ý kiến từ Robin Hemmings, Giám đốc của Campaign to End Loneliness, chiến dịch giúp con người chấm dứt sự cô đơn.
Trên thực tế, các chuẩn mực xã hội về một người đàn ông đã phần nào ngăn anh ta xây dựng các mối quan hệ mới. Đàn ông cho rằng họ phải độc lập, không cần sự hỗ trợ của xã hội hay gia đình.
Bản thân tôi đồng ý với Robin, nhưng việc thành đạt ở tuổi ngoài 50 không ngăn đàn ông khỏi cảm giác tan vỡ vì cô đơn. Đặc biệt là lúc căng thẳng khi đứng ra kinh doanh riêng, giá mà có một đôi tai thân thiện nghe tôi kể lể sẽ tốt biết mấy.
Tầm quan trọng của những thú vui đời thường
Vậy, làm thế nào để những gã đàn ông như tôi không cảm thấy buồn bã và cô đơn nữa?
Hầu hết những hội nhóm, cộng đồng mà tôi tham gia đều gây lãng phí thời gian – chỗ thì già, chỗ lại trẻ quá; họ thích nghệ thuật và âm nhạc trong khi tôi chỉ thích xem rugby và uống bia thôi.
Trước tình cảnh này, Robin Hemmings gợi ý:
“Đàn ông cần làm những điều khiến họ cảm thấy hứng thú, tự nhiên sẽ có thêm bạn bè thôi”.
Ở Anh, có một tổ chức tên là Men’s Sheds – đang cho 10.000 người đàn ông cơ hội được tham gia vào những gì họ thích, từ nhiếp ảnh cho đến nghề mộc.
Người tham gia có thể thử tay nghề và làm gì đó mới mẻ bên cạnh những lão làng. Tôi đã đăng kí thử sức làm gỗ để xem mình khéo tay đến đâu.
Trong khi đó, tôi dần chế ngự con quỷ tiêu cực trong lòng mình bằng cách nhắn tin hỏi han những ông bạn cũng năm-mươi-gì-đó về cuộc sống và công việc. Có một gã mới ly hôn, chắc sẽ có nhiều thời gian rảnh lắm.
Theo Daily Mail/Helino
Ra mắt sách về cách vượt qua bệnh trầm cảm
NXB Kim Đồng vừa giới thiệu ra mắt phụ huynh, học sinh cuốn sách "Trầm cảm-sát thủ thầm lặng". Sách do hai tác giả Nguyễn Đỗ Khả Tú và Nguyễn Thanh Hà đồng tác giả.
Cuốn sách về trầm cảm.
Với 5 chương, 140 trang sách, "Trầm cảm - Sát thủ thầm lặng sẽ" giúp người đọc có cái nhìn vừa tổng quan vừa cụ thể về trầm cảm, một trong những căn bệnh phổ biến nhưng chưa được nghiên cứu nhiều, nhất là với các bạn nhỏ cũng như cách để giải quyết, vượt qua căn bệnh tưởng như đơn giản nhưng lại rất phức tạp này.
Cuốn sách cũng chỉ ra rằng, tình yêu thương của gia đình, bạn bè, người thân hay xã hội là phương thức đầu tiên và tốt nhất để vượt qua trầm cảm.
Ngoài ra, nhân dịp ra mắt sách, NXB Kim Đồng sẽ tổ chức giao lưu với hai tác giả cùng một số bác sỹ, chuyên gia về bệnh trầm cảm vào lúc 9h sáng ngày 10/11 tới tại Đường sách TP HCM (quận 1, TP HCM).
Đoàn Xá
Theo daidoanket
Bệnh trầm cảm - mối lo ngại sức khỏe không của riêng ai Trầm cảm là đang "vấn nạn" lớn trong xã hội hiện đại và đe dọa sức khỏe của con người trên toàn cầu. Căn bệnh trầm cảm gây ra tổn thất nghiêm trọng về con người cũng như làm thất thoát hàng tỉ USD đối với nền kinh tế thế giới. Có khoảng 350 triệu người ở mọi lứa tuổi, từ tất cả...