Vì sao Đài Loan dừng thử nghiệm siêu hạm Đà Giang
Tàu chiến Đà Giang được coi là sát thủ diệt tàu sân bay của Đài Loan đã buộc phải dừng thử nghiệm do lỗi kết cấu nghiêm trọng.
Tàu chiến Đà Giang được coi là “sát thủ diệt tàu sân bay” của Đài Loan đã buộc phải dừng thử nghiệm do lỗi kết cấu nghiêm trọng.
Tờ Taipei Times của Đài Loan cho hay, do xuất hiện những thiếu sót kết cấu nghiêm trọng dẫn đến tàu chiến của Hải quân Đài Loan không thích hợp cho việc sử dụng, hải quân nước này đã dừng việc thử nghiệm của tàu hộ vệ hạng nhẹ hai thân tốc độ cao lớp Đà Giang mang số hiệu Đà Giang PGG 618.
Trước đó, tờ Liberty Times của Đài Loan dẫn lời của cựu sĩ quan huấn luyện hải quân Lã Lễ Thi tiết lộ, tàu chiến lớp Đà Giang xuất hiện vài sai sót nghiêm trọng, chủ yếu là sau khi lắp đặt vũ khí và thiết bị đã khiến cho tàu quá tải nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính năng hành trình và tính ổn định.
Theo ông Lã Lễ Thi, người từng có kinh nghiệm chỉ huy tàu hộ vệ tên lửa nhỏ lớp Cẩm Giang cho hay, kết cấu cơ bản của tàu chiến Đà Giang là chế tạo tàu hộ vệ hạng nhẹ tàng hình tốc có tính năng cơ động cao, nhưng sau này dự án có sự thay đổi, với ý định biến nó thành tàu chiến uy lực mạnh được trang bị vũ khí phòng không và chống hạm, mà còn có cả khả năng chống ngầm, ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ tác chiến khác.
Tàu hộ vệ PGG 618 của Hải quân Đài Loan.
Ngoài 16 quả tên lửa chống hạm Hùng Phong và 2 ống phóng ngư lôi ra, Hải quân Đài Loan còn có kế hoạch trang bị tên lửa phòng không tầm trung Thiên Kiếm 2 cho tàu PGG 618. Tuy nhiên, ngay cả trong điều kiện không bố trí hết vũ khí trang bị và dự trữ nhiên liệu chưa đầy thì lượng giãn nước của tàu chiến Đà Giang cũng đã mức giới hạn mà vùng biển yên tĩnh của cảng biển có thể cho phép.
Nhưng theo tuyên bố của Tư lệnh hải quân Đài Loan, chiếc PGG 618 chỉ là tàu chiến lớp Đà Giang đầu tiên, cũng là tàu nguyên mẫu, chủ yếu dùng để thử nghiệm, nhằm xác định tính năng và giới hạn của tàu chiến.
Kết cấu của tàu lớp Đà Giang không giống như tàu chiến truyền thống, thiết kế của nó gắn với việc bảo đảm nó có khả năng sử dụng hệ thống vũ khí module hóa chống lại các loại mối đe dọa, tải trọng hiệu quả của nó có thể thay đổi tùy theo tình hình, vì vậy có người hiểu sai về khái niệm thiết kế và ý đồ chiến dịch của tàu này.
Video đang HOT
Đối với nguyên mẫu tàu PGG 618 của Hải quân Đài Loan, mục đích thử nghiệm là để nghiệm chứng khả năng và giới hạn của tàu chiến, đồng thời xác định tính năng kỹ chiến thuật cùng với độ lệch của nó so với thiết kế ban đầu, sau đó chỉnh sửa và cải tiến. Bất cứ vấn đề nào bộc lộ trong thử nghiệm đều có thể được khắc phục. Trong tương lai, khi chế tạo các tàu chiến khác của lớp Đà Giang thì có thể thay đổi phương án thiết kế.
Sau khi tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Đà Giang hoàn thành thử nghiệm, Hải quân Đài Loan sẽ căn cứ vào kế hoạch “nhanh trên biển” để đưa ra quyết sách đóng tàu hộ vệ kiểu sản xuất hàng loạt kích thước lớn, với số lượng đóng là 9-11 tàu. Chương trình này được kỳ vọng là sẽ đáp trả hiệu quả chương trình tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc.
Bằng Hữu
Theo_Kiến Thức
Khám phá sức mạnh tàu tên lửa tấn công nhanh tốt nhất thế giới
Tàu hộ vệ tên lửa tàng hình lớp Visby của Thụy Điển được đánh giá có sức mạnh vượt trội hoàn toàn so với những đối thủ khác trên thế giới.
Tàu hộ vệ tên lửa tàng hình (phân hạng corvette) lớp Visby của Hải quân Thụy Điển gồm tất cả 5 chiếc: K31 HSwMS Visby; K32 HSwMS Helsingborg; K33 HSwMS Hrnsand; K34 HSwMS Nykping và K35 HSwMS Karlstad. Ngay từ khi bắt đầu đi vào phục vụ thời điểm cuối năm 2009, chúng đã thu hút được sự quan tâm lớn của các chuyên gia quân sự thế giới
Các chiến hạm lớp Visby được thiết với khả năng tàng hình tối ưu, thân tàu chế tạo hoàn toàn từ sợi carbon có tính đàn hồi cực tốt và sơn phủ một lớp sơn hấp thụ sóng radar đặc biệt khiến chúng gần như vô hình trước các thiết bị trinh sát điện tử hay sóng âm của đối phương.
Tàu có lượng giãn nước đầy tải 650 tấn; dài 72,6 m; rộng 10, 4 m; mớn nước 2, 5m; thủy thủ đoàn 43 người trong đó có 27 sĩ quan và 16 lính nghĩa vụ.
Visby được trang bị hệ thống động lực hỗn hợp gồm 2 hệ thống đẩy phản lực nước 125SII; 4 động cơ turbine khí Honeywell TF 50 A có tổng công suất 16 MW; 2 động cơ diesel MTU Friedrichshafen 16V 2000 N90 cung cấp 2,6 MW và 3 máy phát điện công suất 270 KW/máy.
Visby có thể chạy với tốc độ tối đa trên 40 hải lý/h; tầm hoạt động 2.500 hải lý khi chạy ở tốc độ tiết kiệm nhiên liệu 15 hải lý/h.
Hệ thống điện tử của Visby gồm radar trinh sát Ericsson Sea Giraffe ABM 3D; radar điều khiển hỏa lực Ceros 200; radar giám sát chiến thuật Condor CS-370; các loại sonar gắn cố định, sonar kéo và sonar biến đổi tần số sâu. Bên cạnh là hệ thống tác chiến điện tử Rheinmetall TKWA/MASS.
Vũ khí trang bị gồm 1 pháo Bofors 57 mm Mk 3 được điều khiển tự động; pháo có nòng dài gấp 70 lần đường kính, bắn đi những viên đạn cỡ 57 x 438 mm trọng lượng 6,1 kg với đầu đạn nặng 2,4 kg.
Tốc độ bắn tối đa của pháo là 220 phát/phút; sơ tốc đạn 1.035 m/s; tầm bắn hiệu quả 8.500 m và lớn nhất lên tới 17.000 m.
Hỏa lực mạnh nhất của tàu là 8 tên lửa hành trình đối hạm tầm xa RBS-15 Mk2. Tên lửa có tầm bắn 250 km; bay bám biển ở tốc độ cận âm; trọng lượng 800 kg, mang theo đầu đạn bán xuyên giáp nặng 200 kg; sử dụng hệ dẫn đường quán tính thông qua GPS kết hợp với radar chủ động
Để chống lại tàu ngầm, Visby sử dụng ngư lôi cỡ 400 mm Type 45 với tất cả 4 ống phóng. Đã từng có dự định trang bị thêm 2 x 6 giàn phóng rocket chống ngầm ALECTO cỡ 127 mm cho tàu nhưng cuối cùng việc này đã bị hủy bỏ.
Một điểm đặc biệt khác của Visby là với lượng giãn nước chỉ 650 tấn nhưng tàu vẫn có sàn đáp đủ rộng để có thể tiếp nhận trực thăng.
Nhược điểm lớn nhất của Visby chính là chưa có hệ thống phòng không đủ mạnh cho nên Hải quân Thụy Điển đã có kế hoạch trang bị thêm 8 tên lửa Umkhonto cho tàu, tuy nhiên dự án này có vẻ như chưa được thông qua.
Khi so sánh với các tàu tên lửa tấn công nhanh có cùng lượng giãn nước của nhiều quốc gia khác thì Visby vượt trội hoàn toàn, đi kèm với đó cũng là một mức giá rất "khủng": lên tới 184 triệu USD cho mỗi tàu.
Theo Tri Thức
Ấn Độ quyết định sắm pháo cho chiến hạm tự đóng Bộ quốc phòng Ấn Độ đã phê chuẩn mua 13 khẩu pháo hạm 127/62 Mk45 Mod.4 để lắp đặt trên 13 chiến hạm do nước này tự đóng, trong đó 7 chiếc tàu hộ vệ Type 17A và 6 chiếc khu trục tên lửa 15B. Giá trị của gói mua sắm này dự tính rơi vào khoảng 1,5 tỷ rupee (243,5 triệu USD)....