Vì sao ‘đại hiệp’ Lý Á Bằng giải nghệ?
Đã ngưng đóng phim từ năm 2011 nhưng mãi đến sáng 18/11, chàng Quách Tĩnh của “Anh hùng xạ điêu 2002″ mới chính thức tuyên bố chia tay nghệ thuật.
Năm lên 8, Lý Á Bằng bắt đầu tỏ ra hứng thú với những cái máy hát, những chiếc ti vi. Cậu lén cha tháo tung chúng và ôm một mớ hỗn độn giấu dưới gầm giường. Cậu thích đọc những cuốn sách về vô tuyến dù chẳng hiểu gì cả.
Năm 14 tuổi, Lý Á Bằng được gia đình gửi lên Bắc Kinh học, nhờ vậy mà cậu sớm biết tự lập. Tính tình đa sầu đa cảm, mê xem phim, khoái ca hát nhưng chưa bao giờ Lý Á Bằng nghĩ rằng sau này mình sẽ trở thành diễn viên, hay một công việc nào đó liên quan đến nghệ thuật. Ước mơ của cậu là làm một kỹ sư điện giống như cha.Năm 1989, Lý Á Bằng trở về Tân Cương, thi vào trường Đại học Cáp Nhĩ Tân. Cùng năm đó, Học viện Hí kịch Trung ương (Trung Quốc) đến quê anh tuyển sinh lớp diễn viên. Mặc dù không thích nhưng vì cô bạn gái thân thiết, Lý Á Bằng đã đóng 5 đồng lệ phí để tham gia dự tuyển với mục đích… hỗ trợ tinh thần người yêu, kết quả cả 2 đều đậu. Vì đã trúng tuyển nên theo quy định, dù không theo học thì Lý Á Bằng vẫn không thể thi bất cứ trường đại học nào khác 2 năm sau đó. Thôi đành “phóng lao phải theo lao”, Lý Á Bằng bước vào Học viện hí kịch Trung ương.Năm 1994, Lý Á Bằng tốt nghiệp Học viện Hí kịch Trung ương và… trở về quê vì không thích làm diễn viên, dù trước đó đã từng đóng vai chính bộ phim điện ảnh Bằng chứng tuổi thanh xuân. Sợ cha mẹ chất vấn, anh đã nói dối rằng về nhà ôn thi nghiên cứu sinh. 3 tháng “ăn không ngồi rồi” khiến anh cảm thấy bức bối. Mẹ lại đang nằm viện, gia đình trở nên khó khăn. Đúng lúc ấy, đạo diễn Đằng Văn Ký gọi điện mời Lý Á Bằng đóng bộ phim truyền hình Câu chuyện mùa thu Bắc Kinh. Không còn sự chọn lựa nào khác, anh quyết định khăn gói trở lại Bắc Kinh, tham gia bộ phim Câu chuyện mùa thu Bắc Kinh. Và cứ thế, những vai diễn cuốn anh đi hết phim này sang phim khác.
Năm 1992, khi vẫn đang là sinh viên của Học viện Hí kịch Trung ương, Lý Á Bằng đã được đạo diễn Từ Cảnh mời đảm nhận vai nam chính trong bộ phim điện ảnh Bằng chứng tuổi thanh xuân. Vai diễn do anh thể hiện là một thanh niên bị tàn tật đã dũng cảm vượt qua nghịch cảnh, làm chủ cuộc đời mình.
Không thuộc tuýp tài tử sở hữu khuôn mặt đẹp ngời ngời nhưng Lý Á Bằng vẫn chinh phục khán giả, khiến nhiều fan nữ thổn thức nhờ diễn xuất chân thực khi hóa thân vào vai những thanh niên chung tình, sẵn sàng hy sinh cho người mình yêu trong Chuyện tình HongKong-Bắc Kinh, Tình vấn vương, Yêu đến tận cùng, Bí mật lá thư tình…
Năm 2000, Lý Á Bằng may mắn được nhà sản xuất Trương Kỷ Trung giao vai Lệnh Hồ Xung trong bộ phim truyền hình võ hiệp đầu tiên do Trung Quốc sản xuất, chuyển thể từ tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ của nhà văn Kim Dung. Với nhân vật này, tên tuổi của Lý Á Bằng đã vượt ra khỏi biên giới Đại lục, được khán giả Hong Kong, Đài Loan và các nước Đông Nam Á biết đến.
Ngay sau Tiếu ngạo giang hồ, Lý Á Bằng tiếp tục hóa thân vào một nhân vật nổi tiếng khác của Kim Dung – Quách Tĩnh trong bản dựng Anh hùng xạ điêu 2001, cũng do Trương Kỷ Trung thực hiện. Anh đã cùng với Châu Tấn tái hiện mối tình lãng mạn của chàng Quách Tĩnh thật thà với nàng Hoàng Dung lém lỉnh, lắm mưu kế.
Video đang HOT
Chọn thời điểm này để tuyên bố giải nghệ, chắc hẳn Lý Á Bằng muốn khép lại cuộc hành trình nghệ thuật với con số 20 năm kể từ ngày rời khỏi Học viện hí kịch Trung ương. Tuy nhiên, anh sẽ không đoạt tuyệt với phim ảnh vì từ năm 2001, Lý Á Bằng cùng anh trai đã thành lập Hãng phim Xuân Thiên Bắc Kinh nên vẫn tiếp tục những công việc phía sau máy quay, đảm nhận vai trò nhà sản xuất.
Lý Á Bằng và con gái Lý Yên, năm nay 7 tuổi.
Một lý do quan trọng hơn khiến Lý Á Bằng quyết định dừng công việc diễn viên là anh muốn có nhiều thời gian để đẩy mạnh hoạt động của Quỹ từ thiện Yên Nhiên thiên sứ giúp những trẻ em bị hở hàm ếch tìm lại nụ cười hồn nhiên. Sự ra đời của quỹ xuất phát từ cô con gái Lý Yên (với Vương Phi) khi sinh ra đã chẳng may mang dị tật này nên anh hiểu nỗi lòng của những bậc làm cha mẹ và đồng cảm với các em nhỏ bị hở hàm ếch. Tính đến cuối tháng 10, Quỹ từ thiện Yên Nhiên thiên sứ đã mổ thành công cho 10.215 trường hợp.
Theo Zing
Trương Trung Kỷ bỏ tiền túi làm 'Hiệp khách hành'
Nhà sản xuất nổi tiếng vừa công bố thực hiện lại tác phẩm của nhà văn Kim Dung dù những bô phim võ hiệp của ông luôn gây tranh cãi bởi không trung thành với nguyên tác.
Sau 6 năm tạm xa thế giới võ hiệp để thử thách tay nghề qua bộ phim thần thoại Tây du ký 2011, Trương Kỷ Trung quyết định tái dựng Hiệp khách hành. Đây là tác phẩm thứ 8 của nhà văn võ Kim Dung mà ông thực hiện.
Nhà sản xuất 63 tuổi bắt đầu vai trò nhà sản xuất phim tại Trung tâm chế tác kịch truyền hình trực thuộc Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc. Ông đã từng đứng tên trong những siêu phẩm của đơn vị này như Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử truyện... Song mãi đến năm 2001, cái tên Trương Kỷ Trung mới thật sự đình đám khi thực hiện bộ phim Tiếu ngạo giang hồ. Đình đám vì đó là tác phẩm võ hiệp "chính thống" đầu tiên của truyền hình Trung Quốc và đình đám bởi lời hứa "trung thành với nguyên tác" của ông không được thể hiện trên phim.
Trương Kỷ Trung Quốc luôn nổi bật giữa đám đông nhờ hàm râu bờm xờm và phong thái tự tin đến mức tự đại.
Với bộ phim Tiếu ngạo giang hồ, sự nghiệp của Trương Kỷ Trung đã rẽ sang một ngã mới, được nhiều người khen ngợi nhưng cũng không ít lời chỉ trích. Ông tâm sự: "Tôi say mê Kim Dung chỉ đơn giản vì tôi ít đọc tác phẩm của các nhà văn võ hiệp khác. Vả lại, tôi yêu Kim Dung vì tìm thấy giá trị nhân văn trong những trang viết của ông".
Năm 2002, kế hoạch thực hiện Anh hùng xạ điêu của Trung tâm chế tác kịch truyền hình Trung Quốc bị phá sản sau khi bộ phim Tiếu ngạo giang hồ ra mắt gây tranh luận xôn xao. Không nản lòng, Trương Kỷ Trung quyết định "ra riêng", mang kịch bản đi tìm nhà đầu tư. Bằng khả năng thuyết phục của mình, nhiều công ty tư nhân đã sẵn sàng đổ tiền cho ông. Thế là một loạt phim chuyển thể từ tiểu thuyết của Kim Dung do Trương Kỷ Trung đứng tên sản xuất ra đời: Anh hùng xạ điêu (2003), Thiên long bát bộ (2004),Thần điêu đại hiệp (2006), Bích huyết kiếm (2007), Lộc đỉnh ký (2008) và Ỷ thiên đồ long ký (2009).
Trong nghệ thuật, muốn thành công thì "cái tôi" của người nghệ sĩ phải được đặt lên hàng đầu. Trương Kỷ Trung có được điều đó nên những tác phẩm của ông luôn mang màu sắc riêng, trở thành đề tài cho những cuộc tranh luận gay gắt bùng nổ trên mặt báo và Internet. Ví dụ như việc chọn diễn viên, Trương Kỷ Trung không thích đi theo khuôn mẫu định sẵn qua các tác phẩm của Hong Kong hay Đài Loan. Ngoại hình của nam diễn viên Lý Á Bằng chẳng có chút "dấu tích" nào của những đại hiệp thời xưa, vậy mà dưới mắt ông, anh không chỉ là Lệnh Hồ Xung trong phim Tiếu ngạo giang hồ mà còn là Quách Tĩnh trong phim Anh hùng xạ điêu. Qua miêu tả của nhà văn Kim Dung, "Tiểu đông tà" Hoàng Dung là một thiếu nữ hoạt bát, thông minh, nhí nhảnh nhưng Trương Kỷ Trung lại giao vai diễn đó cho Châu Tấn, một nữ diễn viên có gương mặt buồn buồn và giọng nói... ồ ồ như đàn ông.
Hay như trong Thần điêu đại hiệp, những ai từng đọc truyện, đã xem phim đều biết Tiểu Long Nữ lớn tuổi hơn và được Dương Qua gọi bằng "cô cô". Vậy mà chỉ vì quyết tâm chọn Lưu Diệc Phi - nữ diễn viên lúc ấy mới 18 tuổi đảm nhận vai Tiểu Long Nữ, Trương Kỷ Trung đã mạnh dạn sửa đổi kịch bản, tạo nên một cặp Dương Quá-Tiểu Long Nữ "xứng lứa vừa đôi". Hoặc như nam diễn viên Huỳnh Hiểu Minh, anh có hình thức "quá đẹp", lại thư sinh nhưng sau thành công của vai Dương Quá trong phim Thần điêu đại hiệp, Trương Kỷ Trung giao tiếp vai Vi Tiểu Bảo-một nhân vật "rất tầm thường" trên những trang sách của Kim Dung trong Lộc đỉnh ký...
Mặc dù luôn bị phê bình, chỉ trích nhưng có một điều không thể phủ nhận là hầu hết những bộ phim Kim Dung của Trương Kỷ Trung đều ăn khách. Tuy lời hứa "trung thành với nguyên tác" chẳng bao giờ được đảm bảo, song nhà văn Kim Dung vẫn đồng ý cho Trương Kỷ Trung thực hiện tiếp những tác phẩm của mình. Nhiều diễn viên đã thành danh từ những tác phẩm do Trương Kỷ Trung sản xuất như Lưu Diệc Phi, Hồ Quân, Trần Hảo, Lý Á Bằng, Huỳnh Hiểu Minh, Cao Hổ, Đặng Siêu...
Trương Kỷ Trung trong lễ khởi công dự án phim truyền hình Hiệp khách hành 2015.
Bộ phim Hiệp khách hành (1989) do TVB sản xuất gắn liền với tên tuổi của Lương Triều Vỹ khi anh cùng lúc đóng 2 vai Thạch Phá Thiên và Thạch Trung Ngọc.
Việc Trương Kỷ Trung trở lại bộ phim Hiệp khách hành, ngoài việc yêu thích, còn một lý do quan trọng là ông muốn "lấy lại uy tín" cho dòng phim võ hiệp Kim Dung trên màn ảnh nhỏ Trung Quốc sau những tác phẩm được xem là "thảm họa" như Thiên long bát bộ 2013 hay Thần điêu đại hiệp 2014 của Vu Chính.
Với Hiệp khách hành, Trương Kỷ Trung muốn thử thách niềm đam mê vì đây là tiểu thuyết khó chuyển thể nhất trong số những tác phẩm của Kim Dung. Không muốn phụ thuộc vào những đối tác đầu tư, ông quyết định tự bỏ tiền túi 60 triệu nhân dân tệ (khoảng 9,8 triệu USD) thực hiện bộ phim này. Trong buổi công bố dự án Hiệp khách hành 2015, ông thú nhận: "Do muốn dành nhiều kinh phí cho những đại cảnh nên tôi không dám mời những ngôi sao như những tác phẩm trước. Tuy nhiên, tôi tin tưởng vào sự lựa chọn của mình, các diễn viên tham gia trong Hiệp khách hành đều có thực tài".
Thái Nghi Đạt đóng 2 vai Thạch Phá Thiên và Thạch Trung Ngọc.
Trương Gia Nghê thể hiện vai Đinh Đang.
Lý Tịnh Dương vào vai A Tú.
Đảm nhận vai anh em song sinh Thạch Phá Thiên và Thạch Trung Ngọc là Thái Nghi Đạt - gương mặt trẻ sinh năm 1989 vừa tốt nghiệp Học viện điện ảnh Bắc Kinh, từng tham gia bộ phim truyền hình Hán Sở truyền kỳ. 2 nhân vật nữ chính do Trương Gia Nghê - mỹ nhân xuất thân từ phim Quỳnh Dao (vai Đinh Đang) và Lý Tịnh Dương (vai A Tú) thể hiện. Ngoài ra, phim còn có mặt dàn diễn viên giỏi nghề như Lưu Tích Minh, Lý Tử Hùng, Cao Hổ, Từ Thiếu Cường...
Theo Tri thức
Mỹ nam làm xiêu lòng khán giả trong phim võ hiệp Kim Dung Từ sách bước lên màn ảnh, những vị đại hiệp trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung luôn là tiêu điểm nóng thu hút sự quan tâm của nhiều thế hệ độc giả và khán giả. Dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Kim Dung, các nhân vật nam chính trong những cuốn tiểu thuyết võ hiệp hiện lên với hình ảnh...