Vì sao cứ chuyển mùa, nhất là trong tiết trời hanh khô là da mặt lại tróc đầy vảy trắng vào mỗi sáng?
Lại đến mùa hanh khô nên việc chăm sóc và bảo vệ da là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, bạn đã biết cách chăm da như thế nào trong mùa này chưa?
Mùa thu là thời điểm lượng bã nhờn bài tiết trên da giảm đi nên khiến bề mặt da bị mất nhiều nước, từ đó làm cho da trở nên thô ráp, tróc vảy vào mỗi sáng. Đặc biệt, nếu bạn không biết cách chăm sóc và thay đổi các sản phẩm dưỡng da cho phù hợp thì làn da sẽ ngày càng khô căng, nứt nẻ, gây đau rát và mất thẩm mỹ trên gương mặt trong mùa này.
Tại sao cứ chuyển mùa hanh khô là da mặt lại tróc đầy vảy trắng?
Da tróc vảy trắng là do sự xuất hiện của những lớp tế bào mỏng li ti trên mặt, từ đó khiến làn da không còn mịn màng vào mỗi sáng thức dậy. Trường hợp này thường xảy ra trong những ngày thời tiết chuyển mùa đột ngột, khô hanh, nắng rát da. Lúc này, độ ẩm bình thường trên da biến mất nhanh hơn nên khiến làn da cũng trở nên khô và dễ nứt nẻ.
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn không dưỡng ẩm đủ cho da trong mùa hanh khô
- Da bong tróc: Nếu làn da không được cung cấp đủ độ ẩm thì nó cũng sẽ có khuynh hướng bị nứt nẻ, bong tróc. Để ngăn ngừa vấn đề này thì chỉ có cách tốt nhất là bạn nên hình thành thói quen dưỡng ẩm cho da thường xuyên.
- Da xuất hiện nếp nhăn: Khi bạn không dưỡng ẩm cho da thường xuyên thì làn da sẽ có nguy cơ lão hóa sớm và xuất hiện nếp nhăn. Vì vậy, bạn cần ngăn chặn điều này bằng cách giữ ẩm cho da mỗi tối trước khi đi ngủ để ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa sớm.
- Da khô xỉn, tái sạm: Da khô là một trong những triệu chứng điển hình cảnh báo làn da của bạn đang bị thiếu độ ẩm. Việc bỏ qua bước chăm sóc da hàng ngày khiến cho làn da không những bị khô xỉn trong mùa hanh khô mà còn trở nên tái sạm, thiếu sức sống. Vậy nên, bạn cần chú ý bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên để không gặp phải vấn đề da khó chịu này.
Video đang HOT
- Da nổi mụn trứng cá : Làn da thiếu độ ẩm cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn trứng cá chi chít trên khuôn mặt. Do khi thiếu độ ẩm, da của bạn sẽ không thể tiết ra bã nhờn để làm sạch dầu và lỗ chân lông, từ đó gây mụn trứng cá nghiêm trọng hơn.
Theo trí thức trẻ
Một số tips đơn giản giúp tăng cường độ ẩm để ngăn ngừa tình trạng da khô tróc vảy xuất hiện vào mỗi sáng:
- Uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
- Tằm và rửa mặt bằng nước ấm (hoặc mát) chứ không nên dùng nước quá nóng.
- Tẩy da chết định kỳ 1 – 2 lần/tuần.
- Bổ sung nhiều rau củ quả mỗi ngày.
- Tẩy trang sạch trước khi đi ngủ.
- Dùng thêm kem chống nắng khi ra đường (dù trời không nắng).
- Che chắn khuôn mặt cẩn thận trước khi ra đường.
- Bôi thêm kem dưỡng ẩm.
Cách điều trị á sừng mùa hanh khô
Điều trị bệnh á sừng không tốn nhiều tiền, nhưng mất rất nhiều thời gian nên người bệnh cần kiên trì và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Chân nứt nẻ, tróc da, đau và ra máu, nhất là vào mùa hanh khô... có thể là bệnh á sừng.
Thưa bác sĩ, 2 năm nay, bàn chân cháu bị nứt nẻ, tróc da, đau và ra máu, nhất là vào mùa hanh khô. Cháu đã chữa nhiều cách nhưng không khỏi. Có cách nào chữa khỏi bệnh này không, có tốn kém không và bao lâu thì khỏi, thưa bác sĩ? - Võ Thị Trịnh (Nghệ An).
Bác sĩ trả lời: Chân nứt nẻ, tróc da, đau và ra máu, nhất là vào mùa hanh khô... có thể cháu bị bệnh á sừng. Đây là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng.
Á sừng có thể gặp trong nhiều bệnh ngoài da và là bệnh điển hình ở lòng bàn tay, chân. Vùng bàn tay, chân bị á sừng thường khô ráp, róc da, nứt nẻ ở ria, gót chân và đầu các ngón. Nếu không giữ gìn vệ sinh, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát gây sưng tấy, nổi hạch, phát sốt.
Nguyên nhân gây á sừng đến nay vẫn chưa xác định, song nhiều nhà khoa học cho rằng đó là do yếu tố di truyền trong gia đình hoặc thói quen dinh dưỡng thiếu cân đối từ bé dẫn đến thiếu vitamin, nhất là A, C, D, E...
Đối với bệnh á sừng, bôi kem dưỡng da không thể làm bệnh khỏi được mà phải dùng các thuốc bôi bạt sừng, tạo sừng như axit salixilic, diprosalic, betnoval... kết hợp với thuốc kháng sinh tác động ngay tại vùng da bệnh hoặc toàn thân nếu bị nhiễm khuẩn phụ, dùng các thuốc chống nấm nếu có nhiễm nấm như mỡ nizoral, dẫn xuất imidazol, griseofulvin.
Trường hợp nặng có thể phải dùng corticoid, kháng histamin. Cháu nên đi khám da liễu để được hướng dẫn điều trị cụ thể hơn.
Nói chung, điều trị bệnh á sừng không tốn nhiều tiền, nhưng mất rất nhiều thời gian nên người bệnh cần kiên trì và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Để giảm các khó chịu của bệnh, cháu nên tránh làm xây xước lớp sừng; không nên ngâm rửa tay chân nhiều và giữ khô các kẽ; hạn chế tiếp xúc với xà phòng và chất rửa tẩy; mùa đông nên đi tất, đi găng tay để bảo vệ lớp sừng ở lòng bàn tay, chân.
Cháu nên ăn nhiều cá và các loại hạt, vì đây là nguồn cung cấp acid béo dồi dào, giúp da mềm mại hơn. Tăng cường ăn rau quả tươi để có đủ vitamin cho cơ thể nói chung và lớp sừng nói riêng.
Cháu cũng nên ăn uống đủ dưỡng chất, đặc biệt chú ý việc bổ sung các loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B, C, E, kẽm.
Uống nhiều nước, khoảng 2 lít mỗi ngày để da ẩm hơn. Hạn chế dùng các thực phẩm cay, nóng và có tính kích thích.
BS. Vũ Thu Dung
Theo suckhoedoisong.vn
Súng bắn keo sinh học chữa lành vết thương Keo dính đông cứng miệng vết thương giảm nguy cơ viêm nhiễm, nhanh lành, giảm sẹo. Lấy ý tưởng từ súng bắn keo nóng dán bìa cứng, đồ trang trí, đồ chơi... các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Technionot, Israel, phát triển thành khẩu súng keo nóng giúp bám dính các mô của con người khi bị thương nặng. Theo giáo...